Nội dung của chức năng kiểm tra

Một phần của tài liệu tiểu luận quản lý chất lượng giáo dục (Trang 29)

Kiểm tra cần thực hiện các nội dung sau:

- Xác định tiêu chuẩn (chuẩn mực) và phương pháp đo lường thành tựu Một cách lý tưởng, mục tiêu và mục đích đã được hình thành, xây dựng trong quá trình kế hoạch hóa một cách rõ ràng và có thể “ đo lường được” bao gồm cả thời hạn chót. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì nhiều lý do. Trước hết, nếu mục tiêu được biểu đạt bằng những lời lẽ không tường minh , chẳng hạn “nâng cao năng lực/kỹ năng của các thành viên” thì sẽ chỉ là một khẩu hiệu trống rỗng, cho đến chừng nào người quản lý xác định được rằng: “nâng cao” có nghĩa là gì, và họ dự định làm gì để đạt mục tiêu đó và khi nào họ đạt được nó. Thứ hai, những mục tiêu được diễn đạt bằng lời đủ rõ ràng sẽ dễ dàng hơn khi đánh giá tính hữu ích và tính chính xác của các hành vi/ hoạt động hơn so với những mục tiêu, khẩu hiệu nêu trên. Cuối cùng, những mục tiêu bằng lời lẽ rõ ràng và có thể đo lường được sẽ dễ dàng truyền đạt và chuyển dịch thành những chuẩn mực và phương pháp để đo lường thành tựu.

Các tiêu chuẩn/chuẩn mực và phương pháp đo lường thành tựu là “dẫn xuất” của việc xác định mục tiêu một cách tường minh và khả lượng (đo lường được). Các tiêu chuẩn thành tựu phải đủ tường minh để các thành viên liên quan phải lĩnh hội được một cách thống nhất. Còn phương pháp đo lường chuẩn mực phải đảm bảo so sánh chính xác và công bằng giữa thành tựu với chuẩn mực đặt ra.

- Đo lường thành tựu

Tiến hành thu thập thông tin về đối tượng được kiểm tra. Công việc này cần đảm bảo tính chính xác, kịp thời và khách quan. Đo lường thành tựu là một quá trình tiếp diễn liên tục và lặp đi lặp lại với tần suất hiện thực phụ thuộc vào các dạng hoạt động và cấp độ quản lý khác nhau

- Xác định mức độ đáp ứng/phù hợp của thành tựu so với tiêu chuẩn/chuẩn mực

Người quản lý so sánh kết quả đo đạc thực tế với chuẩn để phát hiện mức độ thực hiện của đối tượng quản lý. Công việc so sánh này cần chính xác và công tâm.

- Tiến hành những hoạt động uốn nắn, sửa chữa

Hành động này được tiến hành nếu phát hiện thấy những sai lệch của thành tựu so với chuẩn mực/tiêu chuẩn. bước cuối cùng này có thể dẫn đến sự thay đổi hoặc các hoạt động của cá nhân thành viên hay các “công đoạn” hoạt động của một bộ phận trong tổ chức, hoặc thay đổi các chuẩn mực thành tựu nếu chúng không hiện thực.

Một phần của tài liệu tiểu luận quản lý chất lượng giáo dục (Trang 29)

w