Ưu, nhược điểm của biện pháp hành chính

Một phần của tài liệu tiểu luận quản lý chất lượng giáo dục (Trang 33)

- Ưu điểm của biện pháp hành chính

+ Xác lập trật tự, kỷ cương và chế độ hoạt động trong tổ chức. + Giúp giải quyết các vấn đề nhanh chóng.

+ Giải quyết những tình huống phức tạp - Nhược điểm

+ Làm đối tượng quản lý dễ rơi vào trạng thái bị động.

+ Nếu quá lạm dụng sẽ dẫn đến quan liêu lạm quyền, chủ quan, đặc quyền.

Biện pháp hành chính là vô cùng cần thiết trong quản lý, nó được coi là biện pháp cơ bản nhất để tạo nề nếp, kỷ cương, duy trì kỷ luật trong toàn bộ tổ chức, buộc đối tượng quản lý làm tốt nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên không nên tuyệt đối hóa nó vì có thể dẫn đến hành chính quan liêu gây ra hậu quả xấu. Khi sử dụng biện pháp này, nhà quản lý cần lưu ý:

+ Có bản lĩnh vững vàng.

+ Có niềm tin với đối tượng quản lý. + Tránh quan liêu, nóng vội.

1.2.2. Biện pháp kinh tếa. Khái niệm a. Khái niệm

Là biện pháp tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế để kích thích tạo động lực cho đối tượng quản lý tích cực, tự giác hành động. Ví dụ như nếu đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi thì được nhà trường thưởng tiền…

Cơ sở khách quan của biện pháp kinh tế là sự vận dụng các quy luật kinh tế trong quản lý. Mọi hoạt động của con người đều chịu sự chi phối của các quy luật khách quan và sự chi phối của các quy luật này thông qua các lợi ích kinh tế. Thực chất của biện pháp kinh tế chính là sử dụng đòn bẩy kinh tế trong quản lý nhằm kích thích sự hoạt động độc lập, sáng tạo có định hướng đối với mỗi người, nó thúc đẩy họ chủ động làm việc mà không cần đến sự giám sát, bắt buộc.

Biện pháp kinh tế sử dụng lợi ích kinh tế để tác động lên đối tượng quản lý, thường được sử dụng vì nó mang lại hiệu quả cao gắn liền với lợi ích con người, tạo động lực làm việc cho đối tượng quản lý.

Một phần của tài liệu tiểu luận quản lý chất lượng giáo dục (Trang 33)

w