*Trường hợp mua sắm TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh:
Ví dụ 6: Ngày 31/12/2013 theo hóa đơn số ST/13P0001580, Công ty mua 1 máy photocopy RICOH MP4002 số máy 523MB40017 (“Purchase photocopy machine for Vaccine”) dùng để sản xuất Vaccine với giá 91,184,721 VND (Chưa bao gồm thuế GTGT 10%) và kèm theo các bộ phận khác là 1 bột từ giá 2,749,369 VND, 1 mực 4500S giá 1,610,577 VND, 1 bộ nạp bản gốc tự động 3070 giá 24,077,321 VND, 1 chân máy 103545 giá 650,739 VND (Chưa bao gồm thuế 10%) của công ty Cổ Phần Siêu Thanh (Xem phụ lục 2.7).
Thông thường tại công ty thì TSCĐ mua trong năm tài chính hiện tại đã được lập và phê duyệt e-AED trong năm tài chính trước đó. Máy Photocopy RICOH MP4002 được bộ phận yêu cầu lập e-AED và theo quy trình “Thủ tục xét duyệt và cấp ngân sách” thông qua mạng nội bộ từ ngày 22/11/2013 và kết thúc các thủ tục vào ngày 01/02/2014. Trong
SVTH: Nguyễn Thị Trà Mi 45
e-AED của máy này cũng ghi rõ ngày tháng và thời gian phê duyệt của từng người. Khi e-AED của máy này được duyệt thì Bộ phận yêu cầu lập Đơn đặt hàng. Sau đó chuyển Bản sao e-AED và Bản sao Đơn đặt hàng cho Kế toán TSCĐ tạo mã số TS trên hệ thống. Vì máy Photocopy thuộc vào nhóm máy móc thiết bị nên có mã tài sản là 210393. Kế toán TSCĐ cung cấp cho phòng mua hàng mã TSCĐ (210393) và số lượng đã ghi trong Bản sao Đơn đặt hàng và Bản sao e-AED. Đồng thời, khi phòng mua hàng nhận được Bản gốc e-AED và Đơn đặt hàng được duyệt thì tiến hành mua hàng theo “Quy trình mua hàng không tồn trữ”.
Đến ngày 31/12/2013, khi nhận được máy Photocopy và các bộ phận đính kèm. Trong vòng 3 ngày, Bộ phận yêu cầu gửi cho Kế toán TSCĐ “Biên bản bàn giao nghiệm thu”. Phòng mua hàng có nhiệm vụ gửi Kế toán thanh toán Bản gốc Hóa đơn GTGT ngay sau khi nhận được máy Photocopy và Bản gốc Đơn đặt hàng. Sau khi Kế toán thanh toán thanh toán các khoản và ghi nhận các khoản chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng. Đến ngày 17/01/2014, Kế toán TSCĐ mới nhận được thông báo của Kiểm soát viên tài chính của khối nhà máy về việc hình thành chi phí hình thành nên TSCĐ và Kế toán thanh toán thông báo đã thanh toán các khoản chi liên quan. Kế toán TSCĐ bắt đầu tính nguyên giá của máy Photocopy và ghi tăng TSCĐ, lập thẻ TSCĐ (Record of New Fixed Asset).
(1)Máy photocopy RICOH MP4002 91,184,721
(2)Một bột từ 2,749,369
(3)Một mực 4500S 1,610,577
(4)Một bộ nạp bản gốc tự động 3070 24,077,321
(5)Một chân máy 103545 650,739
Nguyên giá TSCĐ = (1)+(2)+(3)+(4)+(5) = 120,272,727
Định khoản nghiệp vụ tăng TSCĐ có mã số tài sản là 210393, Kế toán TSCĐ ghi: Nợ TK 211 (10200000): 120,272,727
Nợ TK 133: 12,027,273
Có TK 111: 132,300,000
Khi kế toán nhập nguyên giá TSCĐ vào phần mềm. Phần mềm sẽ tự trích khấu hao cho các bộ phận theo mã trung tâm chi phí theo phương pháp đường thẳng.
SVTH: Nguyễn Thị Trà Mi 46
Ví dụ 7: Ngày 14/06/2013, Công ty ký hợp đồng với Công ty CP thiết bị và hóa chất Thăng Long để nâng cấp phần mềm Empover Water Software Basic Plan Personal, phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực dược phẩm (Xem phụ lục 2.8).
Quy trình luân chuyển chứng từ giống như các trường hợp mua máy móc thiết bị.
Khi nhận được Biên bản bàn giao thiết bị, Kế toán TSCĐ ghi tăng TSCĐ vô hình và theo dõi bằng một mã tài sản 330020 như sau:
Nợ TK 213 (13100000): 76,272,727
Nợ TK 133: 7,627,273
Có TK 111: 83,900,000
* Trường hợp TSCĐ mua sắm phải trải qua một quá trình lắp đặt (Đối với TSCĐ dở dang) có phát sinh thêm chi phí thì trước hết chi phí mua sắm TSCĐ và các khoản chi phí khác phát sinh phải được tập hợp.
Ví dụ 8: Đối với máy “Máy quang phổ màng co – dán nhãn SLEEVE” muốn hoạt động phải lắp ráp thêm “04 Cảm biến quang E3X-DA-S-2M cho đầu đọc Barcode”.
Ngày 10/01/2013 Công ty nhập khẩu máy “Máy quang phổ màng co – dán nhãn SLEEVE” sử dụng đóng gói sản phẩm. Căn cứ vào hóa đơn SEA 12-081 của Công ty Fuji Seal Southeast (Nhật Bản) với giá CIF là 9,450 JPY (Đổi ra tiền Việt Nam là 2,200,356,837 VND). Thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%. Ngày 02/02/2013 Công ty mua “04 Cảm biến quang E3X-DA-S-2M cho đầu đọc Barcode”. Căn cứ vào hóa đơn GTGT AA/11P0000061 của công ty TNHH Hệ thống nhà IQ với giá 3,225,000 VND/cái. Thuế GTGT là 10%. Vì máy đóng gói gồm 2 phần mua ở 2 nơi khác nhau. Nên sau khi nhận được Bản sao e-AED và Bản sao Đơn đặt hàng của cả hai phần thì kế toán TSCĐ tạo mã TS là 210348 (Nhóm 210 gồm các loại máy móc) và 610011 (Nhóm 610 là máy móc thiết bị dở dang) vào hệ thống SAP. Sau khi nhận được Hóa đơn GTGT cùng với Phiếu kiểm định TSCĐ phần thứ 1 của TSCĐ 610011 tại Việt Nam, Kế toán TSCĐ ghi nhận tăng nguyên giá TSCĐ dở dang. Hệ thống SAP sẽ không tự trích khấu hao hàng tháng vì thuộc nhóm TS 610(Xem phụ lục 2.9):
Nợ TK 2411(10550901): 12,900,000
Nợ TK 133: 1,290,000
SVTH: Nguyễn Thị Trà Mi 47
Sau khi nhận Hóa đơn của nhà cung cấp tại Nhật Bản và Phiếu kiểm định TSCĐ của tài sản 210348. Kế toán ghi tăng TSCĐ cho tài sản 210348 như sau:
Nợ TK 211(10200000): 2,200,356,837 Có TK 331: 2,200,356,837 Nợ TK 133: 20,035,683
Có TK 33312: 20,035,683
Đến ngày 01/06/2013, khi kiểm soát viên tài chính và các nhân viên kỹ thuật xác nhận máy này đã hoàn thành việc lắp ráp. Kế toán TSCĐ kết chuyển tài sản mã 610011 (Và xóa mã tài sản 610011 khỏi hệ thống) sang mã tài sản 210348. Kế toán TSCĐ ghi tăng nguyên giá như sau:
Nợ TK 211(10200000): 12,900,000
Có TK 241(10550901): 12,900,000 Vậy nguyên giá của mã tài sản 210348 là:
2,200,356,837 + 12,900,000 = 2,213,256,837 VND.
*Trường hợp TSCĐ hữu hình tăng do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng:
Ví dụ 9: Sử dụng tiếp ví dụ 2 (Xem phụ lục 2.3). Các quy trình luân chuyển chứng từ tuân theo các thủ tục công ty quy định. Ban đầu Kế toán TSCĐ theo dõi công trình qua mã tài sản 610040. Nhưng khi nhận được Bản nghiệm thu công trình và thông báo công trình hoàn thành thì công trình được chuyển qua mã tài sản 100055 để theo dõi và tính khấu hao. Kế toán ghi tăng TSCĐ như sau:
Nợ TK 211 (10100000): 98,106,000.
Có TK 241(10550000): 98,106,000.
Ngoài việc lưu trữ các chứng từ và bộ hồ riêng của mỗi TSCĐ, Kế toán TSCĐ còn có nhiệm vụ lập Bảng kê chi tiết tăng TSCĐ trên Excel và gửi thông báo cho Kế toán tổng hợp qua thư điện tử nội bộ theo dõi trên Sổ chi tiết TK 211 qua hệ thống SAP.
Bảng 2.3. Bảng kê chi tiết tăng tài sản cố định (SAV) năm 2014 (Trích bảng) xem phụ lục 2.10.
SVTH: Nguyễn Thị Trà Mi 48
Đối với một TSCĐ có giá trị lớn được Kế toán TSCĐ theo dõi trong một thẻ TSCĐ riêng. Nhưng đối với những tài sản cùng loại, có giá trị nhỏ, số lượng nhiều, có công dụng và giá trị khác nhau, cùng nhận trong cùng một thời gian và cùng xuất cho một đơn vị sử dụng, Kế toán TSCĐ sẽ tạo mã số tài sản là tổng nguyên giá của các tài sản có chung mã TS.
Bảng 2.5: Bảng một số mã tài sản gồm nhiều tài sản cùng loại, giá trị thấp.
Mã TS Mô tả Mã trung tâm chi phí Số năm khấu hao
Ngày ghi tăng nguyên giá
Nguyên giá TSCĐ
500001
2 bộ khuôn viên vỉ TELFAST60
& 180 2815 10 12/08/2011 340,312,500
500045 21 bộ cửa đôi và 8 cửa cuốn 2816 10 01/10/2011 819,432,425
500049 06 thùng Inox 200 lít 2815 5 01/03/2011 156,000,000
500050 02 thùng Inox 120 LIT 2815 5 01/03/2011 103,213,500
500051 09 thanh chắn Inox 2815 5 01/05/2011 30,780,000
2.2.3. Kế toán khấu hao TSCĐ: 2.2.3.1. Các thủ tục quy định: 2.2.3.1. Các thủ tục quy định:
Những TSCĐ được ghi nhận tăng và được đưa vào sử dụng trong tháng thì được trích khấu hao kể từ tháng tiếp theo. Những TSCĐ được ghi nhận giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động SXKD trong tháng thì thôi trích khấu hao kể từ tháng tiếp theo. Những TSCĐ đã được ghi nhận tăng TSCĐ nhưng chưa đưa vào sử dụng thì chưa tính khấu hao.
Riêng đối với TSCĐ là máy tính do đặc thù thời gian khấu hao bằng đúng thời gian bảo hành, nên Kế toán TSCĐ áp dụng khấu hao ngay khi tăng TSCĐ.
Đối với các TSCĐ (Không phải là máy vi tính) tăng trong năm thì theo quy định của công ty thì sẽ bắt đầu trích khấu hao từ tháng tiếp theo sau tháng mà Kế toán TSCĐ ghi nhận tăng và sử dụng TSCĐ được hệ thống SAP hỗ trợ xử lý tự động trích khấu hao. Việc trích khấu hao căn cứ vào ngày mà Kế toán TSCĐ hoàn thành việc nhập nguyên giá vào hệ thống SAP.
SVTH: Nguyễn Thị Trà Mi 49
2.2.3.2. Xác định thời gian sử dụng TSCĐ:
Thời gian sử dụng của TSCĐ sẽ được Kiểm soát viên tài chính ghi lên e-AED khi ký thẩm định duyệt ngân sách cho đầu tư TSCĐ và được Kế toán TSCĐ kiểm tra lại khi ghi tăng TSCĐ vào hệ thống SAP, đảm bảo thời gian sử dụng TSCĐ phù hợp với yêu cầu của tập đoàn và tuân thủ theo luật kế toán (Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính) của Việt Nam.
2.2.3.3. Phương pháp tính khấu hao:
Công ty sử dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Sử dụng tiếp ví dụ 6 để tính mức khấu hao trung bình hàng tháng.
2.2.3.4. Phương pháp kế toán:
2.2.3.4.1. Các chứng từ được sử dụng: Bảng tổng hợp khấu hao TSCĐ. 2.2.3.4.2. Tài khoản sử dụng:
TK 214 là TK điều chỉnh giảm giá trị TSCĐ nên có kết cấu ngược với TK 211. TK 214 có 4 TK cấp 2, nhưng trong công ty chỉ sử dụng các TK cấp 2 sau:
- TK 2141 “Hao mòn TSCĐ hữu hình”; TK 2143 “Hao mòn TSCĐ vô hình”. - TK 6274, TK 6414, TK 6424, TK 811.
2.2.3.4.3. Phương pháp hạch toán cụ thể tại công ty:
Vào cuối mỗi tháng, hệ thống SAP sẽ tự động trích khấu hao hàng tháng vào các tài khoản có liên quan khi Kế toán TSCĐ ghi tăng TSCĐ. Tuy hệ thống SAP giảm bớt công việc của Kế toán, nhưng vào cuối mỗi tháng và cuối năm tài chính Kế toán TSCĐ phải lập các báo cáo về tình hình khấu hao dựa trên các số liệu đã nhập từ trước và các số liệu do hệ thống SAP tự động tính. Vì các báo cáo trực tiếp trên hệ thống SAP không đáp ứng được yêu cầu thông tin ở mỗi bộ phận khác nhau nên Kế toán TSCĐ phải thực hiện trên Excel.
Mức khấu hao trung bình hàng tháng của mã 210393 = 120,272,727 5 x 12 = 2,004,546 VND.
Mức khấu hao trung bình hàng tháng =
12 x Thời gian sử dụng TSCĐ Nguyên giá TSCĐ
SVTH: Nguyễn Thị Trà Mi 50
Sử dụng tiếp Mã TS 210393 Máy Photocopy với nguyên giá là 120,272,727 VND đồng. Máy Photocopy được Kế toán TSCĐ ghi nhận tăng vào ngày 17/01/2014 vào hệ thống SAP. Thời điểm bắt đầu trích khấu hao được hệ thống SAP tự động xử lý là từ ngày 01/02/2014, điều này được thể hiện trong thẻ TSCĐ của mã TS 210393, ở phần “ODep start”. Ngoài ra, trong thẻ TSCĐ ghi nhận mã trung tâm chi phí là 2365. Đây là mã số của một bộ phận trong công ty mà bộ phận đó trực tiếp sử dụng “Máy Photocopy” để hàng tháng khi hệ thống SAP tự động trích khấu hao sẽ ghi tăng chi phí khấu khao cho bộ phận này. Công ty thực hiện trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng và trích khấu hao theo hàng tháng. Mức khấu hao trung bình hàng tháng là 2,004,546 VND.
Định khoản nghiệp vụ trích khấu hao hàng tháng của máy Photocopy mã 210393 được sử dụng cho một bộ phận sản xuất trong công ty. Kế toán chi phí thực hiện tổng hợp chi chí cho bộ phận đó để thực hiện tính giá thành của sản phẩm cụ thể qua mã trung tâm chi phí:
Nợ TK 627: 2,004,546
Có TK 2141 (11200000): 2,004,546
*Thời điểm bắt đầu trích khấu hao mã tài sản 210393 (Xem phụ lục 2.12).
Hàng tháng, Kế toán TSCĐ lập bảng tổng hợp khấu hao cho Kế toán tổng hợp theo dõi cùng với các sổ trên hệ thống SAP.
Bảng 2.6. Bảng tổng hợp khấu hao TSCĐ SAV tháng 6/2014 (Trích bảng) xem phụ lục 2.13.
2.2.4. Kế toán sửa chữa, nâng cấp TSCĐ: 2.2.4.1. Các chứng từ được sử dụng: 2.2.4.1. Các chứng từ được sử dụng:
- Bản sao e-AED.
- Bản sao Yêu cầu nâng cấp (hoặc sửa chữa). - Bảng chi tiết tiến độ thi công.
- Hợp đồng sửa chữa nhà xưởng. - Phiếu kiểm định TSCĐ, thiết bị. - Bản nghiệm thu.
2.2.4.2. Các thủ tục quy định:
*Đối với sửa chữa nhỏ thường xuyên, định kỳ Bộ phận kỹ thuật nếu TSCĐ thuộc khối nhà máy hoặc phòng hành chính nếu TSCĐ thuộc khối văn phòng cùng Bộ phận trực tiếp sử dụng TSCĐ sẽ tiến hành kiểm tra, bảo trì và thay thế những chi tiết nhỏ không đảm bảo yêu cầu sử dụng, xuống cấp. Riêng với TSCĐ thuộc khối nhà máy đã có kế hoạch
SVTH: Nguyễn Thị Trà Mi 51
sửa chữa định kỳ từ khi bắt đầu đưa TSCĐ vào sử dụng, nếu không có sửa chữa bất thường thì cứ vào ngày 24 và 25 tháng 12 khối nhà máy tiến hành kiểm tra và sửa chữa. Các chi phí sửa chữa nhỏ định kỳ được tính hết vào chi phí SXKD trong kỳ mà không phân bổ nhiều kì.
*Đối với nâng cấp và sửa chữa lớn TSCĐ: Các thủ tục được công ty quy định cũng giống như các thủ tục tăng TSCĐ, Bộ phận trực tiếp sử dụng TSCĐ cần nâng cấp sửa chữa bắt buộc phải lập e-AED để được phê duyệt, tuân thủ theo quy trình “Thủ tục xét duyệt và cấp ngân sách” và quy trình “Mua hàng không tồn trữ” (Nếu cần phải thay thế các chi tiết nhỏ đã hư hỏng hoặc xuống cấp của TSCĐ).
Phần mềm trên hệ thống SAP đã được nhập số liệu là không thể thay đổi được giá trị. Nên khi nâng cấp TSCĐ, các chi phí này không thể nhập thêm vào phần mềm để ghi tăng nguyên giá TSCĐ và thay đổi trích khấu hao được. Chính vì vậy, trong trường hợp này Kế toán TSCĐ tạo một mã TS mới và thực hiện các phương pháp hạch toán ghi tăng TSCĐ. Lúc này, Kế toán TSCĐ nhập các chi phí đó vào phần nguyên giá trong hệ thống SAP và hệ thống hiểu các chi phí này như một TS của công ty và tự động trích khấu hao vào tháng tiếp theo. Các quy trình theo dõi giống với TSCĐ tăng. Định khoản nâng cấp, sửa chữa TSCĐ:
Nợ TK 211: Nợ TK 133:
Có TK 111, TK 112, TK 331:
2.2.4.3. Ví dụ minh họa:
Đối với TSCĐ là tòa nhà văn phòng số 10 Hàm Nghi (Ngày 03/03/1994) đã được ghi nhận tăng, và tính nguyên giá, trích khấu hao. Nhưng các chi phí nâng cấp, sửa chữa lớn tòa nhà có làm tăng thời gian sử dụng của tòa nhà hay không thì Kế toán TSCĐ cũng không thể chỉnh sửa nguyên giá và thay đổi trích khấu hao hàng tháng. Vì TSCĐ này đã được tạo mã TS và trích khấu hao hàng tháng nên không thể thay đổi những giá trị được nhập ban đầu. Kế toán TSCĐ sẽ tạo một số mã TS cho mỗi đợt nâng cấp, sửa chữa lớn tòa nhà. Chi phí này được nhập vào nguyên giá trong hệ thống như một TS mới, và trích khấu hao.
SVTH: Nguyễn Thị Trà Mi 52
Bảng 2.7. Một số chi phí nâng cấp, sửa chữa lớn tòa nhà văn phòng số 10 Hàm Nghi khi đưa vào hệ thống SAP.
Mã TS Mô tả Mã trung tâm chi phí Thời gian sử dụng Capitalized on Nguyên giá 100000 10 Hàm Nghi Q.1 2365 20 03/03/1994 2,115,042,384
100015 Cải tạo kiến trúc VP 10 Hàm Nghi 2365 10 01/05/2007 6,344,610,302
100016 CC&LD cửa nhôm VP 10 Hàm Nghi 2365 5 01/05/2007 558,331,624
100017 Hệ thống điện và hệ thống kiểm soát VP