Vấn đề thoát nghèo và giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách xóa đói giảm nghèo đối với hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ” (Nghiên cứu tại xã Định Tăng và Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) (Trang 101)

9. Kết cấu của khóa luận

3.2. Vấn đề thoát nghèo và giảm nghèo bền vững

Mặc dù chính sách xóa đói giảm nghèo đã phát huy được những hiệu quả tích cực đối với đời sống vật chất và tinh thần của hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề khó khăn đặt ra trong vấn đề thoát nghèo của những hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ ở nông thôn.

Chúng ta có thể thấy qua các phân tích trên đã cho thấy trong đời sống hàng ngày hiện nay hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Đánh giá những vấn đề khó khăn mà hộ nghèo đang gặp phải trong vòng 12 tháng qua thì tình trạng thiếu tiền cho chi tiêu thiết yếu về giáo dục chiếm tỷ lệ cao nhất (không thường xuyên xảy ra là 52,3% và thường xuyên diễn ra là 15,7%). Tình trạng thiếu ăn, thiếu nước sạch, thiếu thuốc men và điện sinh hoạt vẫn còn xảy ra tuy nhiên không thường xuyên.

Bảng 3.15: Đánh giá về những vấn đề mà hộ gia đình gặp phải trong 12 tháng qua. (Đơn vị: %) Vấn đề Không xảy ra Không thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Tình trạng thiếu ăn 89,7 10,3 Tình trạng thiếu nước sạch 89,3 6 4,7

Tình trạng thiếu thuốc men 79 21

Tình trạng thiếu điện sinh hoạt 92,3 7,7 Tình trạng thiếu tiền cho chi tiêu thiết yếu

Sức khỏe yếu, thu nhập thấp, thiếu vắng trụ cột gia đình, đông con.... là những khó khăn đang còn hiện hữu thường xuyên tại các gia đình hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ. Việc thoát nghèo đối với hộ nghèo đã khó khăn, nhưng còn khó khăn hơn nhiều đối với những người phụ nữ nghèo làm chủ hộ.

“Chính sách xóa đói giảm nghèo giúp cho chị em phụ nữ được hỗ trợ nhiều, ví dụ như vay vốn giải quyết việc làm, như là bảo hiểm y tế, rồi con em đi học được hỗ trợ... Nói chung là cũng giúp cải thiện được phần nào. Đời sống khá hơn, nhưng mà thoát nghèo còn khó lắm. Hộ nghèo ở đây thoát đã khó, đối với phụ nữ còn khó khăn hơn nhiều.” (PVS Cán bộ chính sách xã hội xã Yên Lạc, nữ, 26 tuổi, ĐH.)

Đánh giá về tình trạng thoát nghèo, có tới 80,7% người trả lời chưa thoát nghèo, 9% đã thoát nghèo và chuyển sang cận nghèo, chỉ có 10,3% người trả lời đã thoát nghèo và cận nghèo. Như vậy là vẫn tồn tại nguy cơ tái nghèo và thoát nghèo không bền vững đối với những hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ. Thoát nghèo đối với hộ nghèo do phụ nữ là chủ hộ là cả một quá trình mà trong đó những rủi ro tái nghèo là hoàn toàn rất cao

Nguyên nhân của việc chưa thoát nghèo đối với hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ chủ yếu là do thiếu vốn để phát triển sản xuất (38,4%), rủi ro, ốm đau (32,2%), neo đơn, thiếu lao động (21,3%), ngoài ra còn có nguyên nhân đông con (5,8%) và thiếu kinh nghiệm làm ăn (2,3%).

Các yếu tố này có thể có sự tương tác lẫn nhau và tác động đến nghèo đói. Vòng luần quẩn: nghèo đói dẫn tới thu nhập thấp, thu nhập thấp dẫn tới đầu tư cho sản xuất, cho học hành của con cái những người nghèo thấp, vì đầu tư thấp dẫn tới kết quả sản xuất thấp và học tập thấp. Vì kết quả sản xuất thấp sẽ không đủ để trang trải các khoản chi phí cho đời sống, quá trình đầu tư tái sản xuất thấp, đầu tư thấp làm cho thu nhập thấp và học

hành yếu kém làm cho chất lượng nguồn nhân lực thấp, dẫn tới đói nghèo. Công việc xóa đói, giảm nghèo đã được các địa phương quan tâm, tuy nhiên, thực trạng xuất hiện: vừa xóa nghèo, nhưng cũng xuất hiện thêm người nghèo. Do đó, việc xoá nghèo phải làm thế nào để vừa đảm bảo giảm tỷ lệ hộ nghèo, vừa hạn chế mức thấp nhất số hộ nghèo tái xuất hiện. Trong thực tế, một số hộ gia đình đã thoát nghèo, nhưng theo thời gian, với những nguyên nhân thuộc về bên trong hộ gia đình (biến động nguồn lực lao động, tài sản, các quan hệ mâu thuẫn trong gia đình,…) hoặc những do nguyên nhân từ bên ngoài (rủi ro tự nhiên: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…hay những biến động môi trường sản xuất kinh doanh: biến động giá nông sản theo hướng giảm, chi phí đầu vào tăng cao,…v.v). những nguyên nhân này đã làm cho các hộ đã thoát nghèo lại trở lại tình cảnh đói nghèo. Do vậy cần phải chính sách xóa đói giảm nghèo cần phải được thực hiện và phát huy hơn nữa tính ưu việt của chính sách nhằm hướng tới đối tượng nghèo do phụ nữ làm chủ hộ, để có thể nâng cao tỷ lệ thoát nghèo và giảm nghèo bền vững.

Tiểu kết chƣơng 3:

Có thể thấy rằng về cơ bản chính sách xóa đói giảm nghèo đã có tác động tích cực đến đời sống vật chất và tinh thần của hộ nghèo nói chung và hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ nói riêng ở nông thôn. Với các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đã giúp cho đời sống được cải thiện theo xu hướng tích cực. Đời sống vật chất tăng lên, điều kiện nhà ở, nước uống, điện sáng, vệ sinh môi trường thay đổi so với trước đây. Cơ cấu thu nhập và chi tiêu cũng thay đổi theo xu hướng hợp lý hơn và có sự điều chỉnh phù hợp hơn mang tính bền vững hơn khi các khoản đầu tư hiện nay đã dần tập trung cho nhóm chi tiêu về giáo dục, nghĩa là tập trung cho việc học hành, hướng nghiệp của con cái nhiều hơn. Ngoài ra tập trung cho đầu tư sản xuất

cũng có thay đổi và mức đầu tư cho sản xuất cũng có xu hướng tăng lên. Điều này phần nào minh chứng cho việc hộ nghèo ở nông thôn đặc biệt là hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ đã có những thay đổi tích cực trong lối sống và trong suy nghĩ của họ, đã có xu hướng đi sâu hơn vào vấn đề nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và vươn lên thoát nghèo.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có một nhóm đối tượng hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc vươn lên thoát nghèo. Có thể thấy qua nghiên cứu đây là nhóm hộ có Vốn xã hội thấp. Đây là nhóm phụ nữ đơn thân cao tuổi hoặc nhóm già cô đơn, có rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nhóm phụ nữ nghèo làm chủ hộ này bản thân họ với sức khỏe yếu, tuổi cao, thu nhập thấp, thiếu lao động phục vụ sản xuất, thường là nhóm khó có khả năng vươn lên thoát nghèo nhất. Nhóm phụ nữ này chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ từ các chính sách an sinh xã hội của nhà nước như chính sách bảo trợ xã hội, chính sách đối với người cao tuổi và các chính sách giảm nghèo như tiền điện, bảo hiểm y tế...

Một điều bất cập nữa ở đây là chính sách về vay vốn đối với hộ nghèo nói chung. Theo như quy định hiện nay thì đối tượng hộ nghèo được vay vốn hỗ trợ của nhà nước tuy nhiên việc người nghèo nông thôn, đặc biệt là hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ muốn được vay vốn lại không phải vấn đề đơn giản. Đối vơi những hộ chủ hộ là nữ già cả, không có người thừa kế trong việc làm thủ tục vay vốn thì không được phép vay vốn. Vì những hộ này không chứng minh được khả năng trả nợ, do vậy không được phép vay vốn cho dù có nhu cầu. Như vậy càng khó khăn cho các hộ gia đình nghèo do phụ nữ làm chủ hộ trong quá trình vươn lên thoát nghèo.

Chính sách xóa đói giảm nghèo tác động trực tiếp đến hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ. Tuy nhiên trong nhóm hộ này cũng có những sự phân hóa khác nhau khi thụ hưởng chính sách. Đối với những nhóm đối tượng có nguồn vốn xã hội cao hơn như vẫn có sức lao động, có con cái trong độ

tuổi lao động... thì sự tác động mạnh mẽ hơn và tích cực hơn. Việc tiếp cận và thụ hưởng các chính sách xóa đói giảm nghèo thường dễ dàng hơn và phát huy hiệu quả hơn.

Còn với nhóm đối tượng đặc biệt tổn thương hơn là nhóm phụ nữ làm chủ hộ già yếu, đơn thân. Chính sách xóa đói giảm nghèo giúp cải thiện đời sống của họ, tuy nhiên khả năng để giúp họ thay đổi hoàn toàn cuộc sống, thoát nghèo lại vô cùng khó khăn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Xoá đói giảm nghèo từ lâu là vấn đề mà Đảng và Nhà Nước ta rất quan tâm và coi đó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu ưu tiên thực hiện. Thông qua việc đánh giá tác động của chính sách xóa đói giảm nghèo đối với hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ tại xã Định Tăng và Yên Lạc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương đã được thực hiện khá đồng bộ và hiệu quả. Đối tượng phụ nữ nghèo ở nông thôn đã được tiếp cận và thụ hưởng các chính sách xóa đói giảm nghèo một cách rộng rãi. Các chính sách thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với việc nâng cao đời sống hộ nghèo ở nông thôn, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững ở nông thôn. Thông qua các chính sách xóa đói giảm nghèo đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn, đặc biệt là đối với phụ nữ nghèo là chủ hộ. Đây là nhóm đối tượng có tính dễ tổn thương nhất và có nguy cơ nghèo đói và tái nghèo nhất ở nông thôn. Hiệu quả của việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo mang lại một diện mạo mới cho nông thôn, cho đời sống các hộ gia đình và giảm bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống của họ.

Dưới tác động của các chính sách XĐGN tại địa phương, các cơ sở hạ tầng đã được cải thiện với hàng loạt các công trình thiết yếu được xây dựng như xây dựng nâng cấp đường giao thông, trường học, trạm y tế, hệ thống điện, nước sạch và hệ thống thủy lợi. Các công trình cơ bản đã được hoàn thành và phát huy tác dụng, làm thay đổi diện mạo nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống cho nhân dân, được các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu XĐGN của địa phương.

Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh qua các năm, thu nhập của các hộ nghèo được tăng lên đáng kể thông qua việc áp dụng các giống mới cho năng suất cao, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng lao động trong các ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Bên cạnh đó người dân đã biết sử dụng vốn vay hiệu quả, phục vụ cho việc đầu tư sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo ở địa phương vẫn còn có một số khó khăn, bất cập cần phải khắc phục để công tác giảm nghèo có thể đạt được kết quả cao hơn và mang tính bền vững hơn.

Chính sách xóa đói giảm nghèo được thực hiện đã giúp cho các hộ gia đình nghèo có những thay đổi trong thu nhập. Cùng với việc thu nhập tăng lên, đời sống của người dân cũng có những thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn, tuy nhiên vấn đề thiếu ăn đối với hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ vẫn còn tồn tại, đời sống của người nghèo vẫn đang còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với đối tượng là phụ nữ làm chủ hộ. Bản thân họ với thu nhập cải thiện không đáng kể so với sự thay đổi của thị trường, vấn đề thiếu ăn vẫn tồn tại. Mặc dù có sự chuyển biến tích cực trong mức thu nhập của các hộ do phụ nữ làm chủ hộ, tuy nhiên có thể thấy rằng sự chuyển biến này vẫn còn khá chậm và so với mức thu nhập bình quân như hiện nay thì mức thu nhập của những hộ này vẫn còn khá thấp so với mặt bằng chung về mức lương tối thiểu hiện nay.

Đi đôi với thu nhập là chi tiêu của các hộ gia đình. Do điều kiện sống của người dân nông thôn có nhiều thay đổi nên trong cơ cấu chi tiêu của các hộ dân cũng có nhiều thay đổi.

Do thu nhập của hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ chủ yếu là khá thấp nên tỷ lệ hộ gia đình có tiết kiệm chiếm tỷ lệ rất thấp. Tiết kiệm tỷ lệ thuận

với thu nhập, thu nhập càng cao thì tiết kiệm càng cao, thu nhập càng thấp thì tiết kiệm càng thấp thậm chí không hề có mà hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ còn có xu hướng phải vay mượn nhiều hơn.

Cùng với mức sống của người dân tăng lên, việc sử dụng tiện nghi sinh hoạt của người dân cũng đã thay đổi theo. Việc sử dụng các tiện nghi sinh hoạt cơ bản như xe máy, tivi, điện thoại đã khá thông dụng và có xu hướng tăng lên, phục vụ nhu cầu thiết yếu của hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ

Điều kiện nhà ở của hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ đã có sự thay đổi lớn theo hướng hiện đại và kiên cố hóa hơn sau khi có chính sách hỗ trợ Dưới tác động của chính sách xóa đói giảm nghèo, cụ thể là chính sách hỗ trợ vay vốn để xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường đã giúp cho người nghèo có khả năng sử dụng các công trình nước sạch và nhà vệ sinh đảm bảo chất lượng, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường sống xung quanh.

Đối với người dân nông thôn, tính cộng đồng luôn được hiện hữu thường xuyên trong các mối quan hệ xung quanh. Tính cố kết cộng đồng cũng được thể hiện rõ nét khi người dân gặp khó khăn hoạn nạn. Điều tra cho thấy sự giúp đỡ khi gặp khó khăn hoạn nạn có xu hướng ngày càng tăng lên. Hầu hết theo đánh giá của người dân thì hiện nay sự giúp đỡ này là khá thường xuyên. Khi gặp khó khăn hoạn nạn, người nghèo nhận được nhiều sự sẻ chia, giúp đỡ từ nhiều người, từ bà con ruột thịt, đến dòng họ, và đặc biệt là nhận được sự giúp đỡ, quan tâm của chính quyền, hội phụ nữ.

Mặc dù chính sách xóa đói giảm nghèo đã phát huy được những hiệu quả tích cực đối với đời sống vật chất và tinh thần của hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề khó khăn đặt ra trong vấn đề thoát nghèo của những hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ ở nông thôn như:

Tuy tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm nhanh, nhưng thiếu bền vững, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn khá lớn. Nếu thực hiện theo chuẩn nghèo mới hoặc bị ảnh hưởng thiên tai, mất mùa thì tỷ lệ hộ tái nghèo sẽ trở lại rất cao.

Đời sống vật chất và tinh thần của hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ đã có nhiều thay đổi tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hiện tai. Những khó khăn về thu nhập chậm cải thiện, chi phí cho sinh hoạt thiết yếu thì ngày một cao, đời sống hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, khả năng thoát nghèo của đối tượng này thấp, nguy cơ quay lại nghèo đói luôn tồn tại đối với những hộ đã thoát nghèo.

Còn có một bộ phận hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ còn có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh, huyện, chưa thực sự cố gắng tự vươn lên thoát nghèo. Đa số hộ nghèo đều có vài nguyên nhân dẫn đến nghèo, vì vậy cần lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế xã hội đối với chương trình xóa đói giảm nghèo của huyện.

Vẫn còn nhiều phụ nữ ít có cơ hội được tham gia học tập, nâng cao trình độ, những ngành nghề, lĩnh vực đòi hỏi có trình độ cao và thường xuyên thì lao động nữ còn chiếm tỷ lệ thấp. Bên cạnh đó, chất lượng lao

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách xóa đói giảm nghèo đối với hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ” (Nghiên cứu tại xã Định Tăng và Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)