Sự thay đổi trong đời sống vật chất

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách xóa đói giảm nghèo đối với hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ” (Nghiên cứu tại xã Định Tăng và Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) (Trang 72)

9. Kết cấu của khóa luận

3.1.2. Sự thay đổi trong đời sống vật chất

3.1.2.1. Thu nhập

Chính sách xóa đói giảm nghèo được thực hiện đã giúp cho các hộ gia đình nghèo có những thay đổi trong thu nhập. Số liệu khảo sát cho thấy sự thay đổi trong thu nhập bình quân theo đầu người của hộ nghèo do phụ nữ là chủ hộ.

Bảng 3.1: Thu nhập bình quân theo đầu ngƣời trong một tháng Mức thu nhập Trƣớc năm 2006 Từ năm 2006 đến nay Dưới 400.000đ 83,3 5,7 Từ 401.000đ – 520.000đ 15,7 63,7 520.000đ – 1.000.000đ 1,0 30,7 Tổng cộng 100,0 100,0

Nếu như trước năm 2006, thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình chủ yếu dưới 400.000đ/người/tháng (chiếm 83.3%), thu nhập từ 401.000đ – 520.000đ chiếm 15,7% và mức thu nhập từ 520.000đ – 1.000.000đ là 1% thì đến nay thu nhập của các hộ gia đình đã có những chuyển biến rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người chủ yếu ở mức từ

401.000đ – 520.000đ (63,7%) và thu nhập từ 520.000đ – 1.000.000đ là 30,7%, chỉ còn 5,7% hộ có thu nhập ở mức dưới 400.000đ. Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ đã tăng lên đáng kể so với trước.

Yếu tố nghề nghiệp có tác động khá lớn đến thu nhập của người dân. Phân tích tương quan giữa yếu tố nghề nghiệp và thu nhập của người dân cho thấy, các hộ làm nghề buôn bán có tỷ lệ người có thu nhập bình quân đầu người cao hơn so với người dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Nông nghiệp là nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ, tuy nhiên qua phân tích cho thấy thu nhập từ hoạt động này là không cao. Có 5,5% số hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 400.000 nghìn đồng/ tháng, số hộ có thu nhập từ 401.000đ - 519.000đ chiếm 65,3% và chỉ có 29,2% số hộ trồng lúa có thu nhập bình quân đầu người từ 520.000 đ - 1.000.000 đồng/tháng.

Bảng 3.2: Tƣơng quan giữa nghề nghiệp và thu nhập(%)

Thu nhập bình quân đầu ngƣời sau năm 2006 Total Dƣới 400.000đ Từ 401.000đ- 519.000đ Từ 520.000đ- 1.000.000đ Nghề nghiệp Làm ruộng 16 190 85 291 5,5% 65,3% 29,2% 100,0%

Buôn bán kinh doanh 1 1 2 4

25,0% 25,0% 50,0% 100,0%

Đi làm thuê 0 0 5 5

0% 0% 100,0% 100,0%

Thu nhập bình quân đầu ngƣời sau năm 2006 Total Dƣới 400.000đ Từ 401.000đ- 519.000đ Từ 520.000đ- 1.000.000đ Nghề nghiệp Làm ruộng 16 190 85 291 5,5% 65,3% 29,2% 100,0%

Buôn bán kinh doanh 1 1 2 4

25,0% 25,0% 50,0% 100,0%

Đi làm thuê 0 0 5 5

0% 0% 100,0% 100,0%

Total 17 191 92 300

5,7% 63,7% 30,7% 100,0%

Trình độ học vấn ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của các hộ dân, qua phân tích tương quan giữa trình độ học vấn và mức thu nhập bình quân đầu người của gia đình cho thấy, người trả lời có trình độ học vấn thấp thì ít có cơ hội có mức thu nhập cao: Số phụ nữ nghèo ở nông thôn chủ yếu có trình độ học vấn THCS, một số ít có trình độ THPT và trên THPT. Trong số phụ nữ nghèo làm chủ hộ theo điều tra thì nhóm có trình độ học vấn THCS có 57,6% có mức thu nhập đầu người từ 520.000 đồng - 1 triệu đồng/người/tháng; tỷ lệ này đối với trình độ học vấn là Tiểu học là 23,9%, chỉ có 1,1% số người mù chữ có mức thu nhập từ 520.000 đồng - 1 triệu đồng/người/tháng

Bảng 3.3: Tƣơng quan giữa trình độ học vấn và thu nhập (%)

Thu nhập bình quân đầu ngƣời hàng tháng sau năm 2006 Total Dƣới 400.000đ Từ 401.000đ- 519.000đ Từ 520.000đ- 1.000.000đ Trình độ học vấn Trung cấp 0 4 2 6 0% 2,1% 2,2% 2,0% THPT 1 30 14 45 5,9% 15,7% 15,2% 15,0% THCS 7 89 53 149 41,2% 46,6% 57,6% 49,7% Tiểu học 7 65 22 94 41,2% 34,0% 23,9% 31,3% Không biết chữ 2 3 1 6 11,8% 1,6% 1,1% 2,0% Total 17 191 92 300 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%

Khi được hỏi về “Tình trạng thiếu thức ăn của gia đình các hộ dân trong 12 tháng qua” có tới 89,7% số hộ dân cho rằng gia đình họ không còn tình trạng thiếu thức ăn thường xuyên nữa, như vậy tình trạng thiếu đói của người dân đã không còn xảy ra nhiều như trước đây nữa, chỉ có 10,3% số hộ cho biết họ thường xuyên thiếu thức ăn.

“Trước đây điều kiện gia đình tôi khó khăn, hai vợ chồng cố gắng làm ăn để kiếm tiền cho các con ăn học nhưng cũng chỉ đủ ăn và cho các cháu đi học. từ ngày được hỗ trợ từ các chính sách, gia đình tôi có điều

kiện để mua thêm trâu bò, gà, lớn để chăn nuôi. Nhờ thế mà thu nhập của gia đình cũng có được tăng lên. Nhưng cũng không đán kể đâu chị ạ. Vì các cháu càng lớn thì càng có nhiều thứ phải chi phải tiêu lắm.” (PVS Nữ, 46 tuổi, TH, Thôn Bái Trại - Định Tăng)

“Thu nhập thì hiện nay cũng khá hơn trước đấy,nhưng có đáng kể đâu, thu ít mà chi nhiều. Nhà chỉ có mình tôi là lao động chính, làm ruộng, chăn nuôi, thu nhập có đáng kể đâu, vất vả lắm. Người ta có chồng có vợ đỡ hơn, chứ một mình nuôi con, tiền đâu cho lại hả chị. Tôi cũng muốn đi làm ăn xa kiếm tiền,nhưng con còn đang tuổi ăn học, ai chăm, nên chả làm gì được chị ạ.” (PVS Nữ, 38 tuổi, TH, Thôn Phác Thôn 2 - Yên Lạc).

“Chả thể đủ sống được chị ạ, con cái ăn học, mỗi tháng chi bao nhiêu, mình thì làm ruộng là chính,có chăn nuôi thêm, nhưng chỉ cải thiện được ít thôi. Nếu trước đây là đói thì bây giờ không đói nữa,nhưng vẫn còn nghèo lắm...”(PVS Nữ, 38 tuổi, TH, Thôn Phác Thôn 2 - Yên Lạc)

Như vậy cùng với việc thu nhập tăng lên, đời sống của người dân cũng có những thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn, tuy nhiên vấn đề thiếu ăn đối với hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ vẫn còn tồn tại, đời sống của người nghèo vẫn đang còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với đối tượng là phụ nữ làm chủ hộ. Bản thân họ với thu nhập cải thiện không đáng kể so với sự thay đổi của thị trường, vấn đề thiếu ăn vẫn tồn tại. Mặc dù có sự chuyển biến tích cực trong mức thu nhập của các hộ do phụ nữ làm chủ hộ, tuy nhiên có thể thấy rằng sự chuyển biến này vẫn còn khá chậm và so với mức thu nhập bình quân như hiện nay thì mức thu nhập của những hộ này vẫn còn khá thấp so với mặt bằng chung về mức lương tối thiểu hiện nay.

3.1.2.2. Chi tiêu

Đi đôi với thu nhập là chi tiêu của các hộ gia đình. Phân tích về chi tiêu còn là một phương thức khám phá sự bố trí ngân sách gia đình cho những vấn đề ưu tiên hay không ưu tiên, đặc biệt là ở các hộ nghèo.

Do điều kiện sống của người dân nông thôn có nhiều thay đổi nên trong cơ cấu chi tiêu của các hộ dân cũng có nhiều thay đổi.

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn làm chuyển đổi toàn bộ đời sống kinh tế - văn hóa, xã hội của nông thôn, tác động mạnh đến cuộc sống của những người dân nông thôn. Sự sôi động của nền kinh tế thị trường trong thời kỳ mới đồng thời với những biến động giá cả thị trường làm cho mức chi tiêu trong hộ gia đình thay đổi, cơ cấu các khoản chi tiêu trong gia đình ngày càng đa dạng hơn.

Chi tiêu có sự thay đổi theo xu hướng tăng lên đối với các hộ gia đình nghèo do phụ nữ làm chủ hộ cũng có xu hướng thay đổi trong cơ cấu chi tiêu.

Biểu 3.1. Cơ cấu chi tiêu trong hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ

33%

21% 19%

10%

5%5% 5% 2%

Chi cho ăn uống Chi cho sản xuất Chi mua sắm tiện nghi Chi cho học hành Chi ma chay cưới xin Chi phí cho điện, nước sinh hoạt

Chi cho khám chữa bệnh Chi phí cho đi lại Du lịch,lễ hội

Ta có thể nhóm các khoản chi tiêu trong gia đình thành các nhóm bao gồm: chi cho ăn uống (33%), chi cho sản xuất (20,6%), mua sắm tiện nghi (19,3%), chi cho học hành (9,6%), ma chay cưới xin (5,3%), Chi phí cho điện, nước sinh hoạt (5,3%), chi cho khám chữa bệnh (4,6%), chi phí cho đi lại Du lịch,lễ hội (2,3%). Theo số liệu điều tra cho thấy số tiền dành cho ăn uống chiếm tỷ lệ lớn nhất (33%) trong cơ cấu chi tiêu trong gia đình.

Bảng 3.4: Chi cho ăn uống, nhu yếu phẩm

Mức chi tiêu Năm 2006 Năm 2012

Từ 100.000đ - 300.000đ 5 6,7 Từ 300.000đ - 450.000đ 62,7 35,7 Từ 450.000đ - 600.000đ 25,3 21,0 Từ 600.000đ - 900.000đ 6 13,0 Từ 750.000đ- 900.000đ 1 13,7 Trên 900.000đ 0 10,0 Total 100,0 100,0

Đối với hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ ở nông thôn, chi phí cho ăn uống, nhu yếu phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hộ gia đình. Đây là nhóm chi phí thường xuyên và có nhiều thay đổi theo xu hướng của kinh tế thị trường. Năm 2006, chi cho ăn uống, nhu yếu phẩm của các hộ gia đình thường tập trung nhiều nhất ở mức từ 300.000đ - 450.000đ/tháng (chiếm tỷ lệ 62,7%), tiếp đó là đến mức chi tiêu từ 450.000đ - 600.000đ/tháng (25,3%). Nhóm chi phí cho ăn uống ở mức 600.000đ - 900.000đ/tháng chiếm tỷ lệ thấp (6%), mức chi phí từ 100.000đ - 300.000đ chiếm tỷ lệ 5% và thấp nhất là mức chi phí từ 750.000đ- 900.000đ (chỉ chiếm 1%).

Đến năm 2012, mức chi tiêu cho nhu yếu phẩm, ăn uống có xu hướng gia tăng ở các nhóm có mức chi cao hơn. Mức chi cho ăn uống từ 300.000đ - 450.000đ/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất là 35,7%, tiếp đó đến mức 450.000đ - 600.000đ (21%), đáng chú ý là chi tiêu trung bình cho ăn uống từ 750.000đ- 900.000đ/tháng tăng lên so với trước là 13,7%, tiếp đó là mức chi từ 600.000đ - 900.000đ/tháng (13%), trên 900.000đ/tháng chiếm 10%. Mức chi cho ăn uống từ 100.000đ - 300.000 đ chiếm 6,7%.

Phân tích về mối liên hệ giữa thu nhập và chi tiêu cho thấy một cách thức chi tiêu tương ứng với sự khá giả hay nghèo khó của các hộ gia đình. Sự gia tăng chi tiêu phản ánh trên bình diện chung một mức sống khá hơn nhưng điều này không hoàn toàn là sự nâng cao mức sống vì chi tiêu mang tính ổn định nhưng dễ bị đột biến theo những biến cố của gia đình. Nhìn chung, mức chi cho ăn uống chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi tiêu thường xuyên của các hộ gia đình nghèo, trung bình từ 300.000đ - 450.000 đồng trở lên. Các hộ có thu nhập cao hơn có xu hướng chi cho ăn uống nhiều hơn.

Bảng 3.5: Tƣơng quan giữa thu nhập và chi tiêu cho ăn uống, nhu yếu phẩm sau năm 2006 (%)

Chi phí cho ăn uống, nhu yếu phẩm sau năm 2006

Total Từ 100.000đ - 300.000đ Từ 300.000- 450.000đ Từ 450.000- 600.000đ Từ 600.000- 750.000đ Từ 750.000đ - 900.000 đ Trên 900.000đ Thu nhập bình quân đầu người sau năm 2006 Dưới 400.000đ 3 0 0 3 11 0 17 15,0% 0% 0% 7,7% 26,8% 0% 5,7% Từ 401.000đ- 520.000đ 17 73 45 26 24 6 191 85,0% 68,2% 71,4% 66,7% 58,5% 20,0% 63,7% Từ 520.000đ- 1.000.000đ 0 34 18 10 6 24 92 0% 31,8% 28,6% 25,6% 14,6% 80,0% 30,7% Total 20 107 63 39 41 30 300 100,0% 100,0% 100,0% 100.,% 100,0% 100,0% 100,0%

Mức chi những khoản không thường xuyên cũng khá lớn, bình quân hàng tháng các hộ gia đình có mức không dưới 100.000 đồng. Tổng chi tiêu của các hộ gia đình nghèo chủ yếu dưới 1 triệu đồng/tháng.

Các nhóm thu nhập thấp thường có khuynh hướng chi vượt khỏi thu. Lương thực thực phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của những gia đình nghèo, còn lại để chi cho chi cho sản xuất (20,6%), mua sắm tiện nghi (19,3%), chi cho học hành (9,6%), ma chay cưới xin (5,3%), chi phí cho điện, nước sinh hoạt (5,3%), chi cho khám chữa bệnh (4,6%), chi phí cho đi lại Du lịch, lễ hội...

Riêng về học hành, điều đặc biệt là các nhóm hộ gia đình thấp hay cao đều không ảnh hưởng gì mấy đến việc chi cho học hành, chi cho học hành của con cái chiếm một tỷ lệ nhất định trong ngân sách gia đình. Chi phí cho học hành của con cái chiếm (9,6%) cơ cấu chi tiêu trong hộ gia đình hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ. So sánh mức chi tiêu so với trước năm 2006 thì có 65,3% đánh giá là tăng lên, 20,4% cho rằng số tiền chi cho học hành của con cái vẫn như cũ, số người cho rằng có giám đi là 1,3%. Số không trả lời là 14,3%.

“So với trước đây thì cái gì cũng tăng, chi tiêu tăng lên cả, nếu trước có mua bó rau có 200 thì giờ phải cả 1.000 đồng một bó, đấy là ví dụ nhé, ăn uống tăng, con lớn, nhiều khoản lo, nói chung là chi tiêu cái gì cũng tăng lên. Nên vất vả lắm.” (PVS Nữ, 38 tuổi, TH, Thôn Phác Thôn 2 - Yên Lạc)

“Thu nhập thì ít mà các khoản chi thì nhiều nên cứ cố gắng tiết kiệm được đến đâu tốt đến đấy thôi chị ạ.” (PVS Nữ, 43 tuổi, THPT, Thôn Thạch Đài - Định Tăng)

“Chi tiêu cho ăn uống hằng ngày cũng phải gấp 3 - 4 lần trước đây ấy. Trước 500 đồng còn mua được mớ rau, giờ 500 đồng thì chả mua được cái gì. Giá cả càng ngày càng đắt mà” (PVS Nữ, 43 tuổi, THPT, Thôn Thạch Đài - Định Tăng).

Như vậy, với mức chi tiêu trong gia đình có xu hướng tăng lên khiến cho đời sống gia đình hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ gặp nhiều khó khăn hơn. Việc

xoay xở chi tiêu cho phù hợp là một vấn đề đang tồn tại trong nhiều gia đình hộ nghèo, việc cân bằng thu chi là một gánh nặng cần được giải quyết với họ.

3.1.2.3. Tiết kiệm và vay vốn

Do thu nhập của hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ chủ yếu là khá thấp nên tỷ lệ hộ gia đình có tiết kiệm chiếm tỷ lệ rất thấp (4,6%). Đây là kết quả tất yếu khi mức chi tiêu của hộ gia đình có xu hướng chi nhiều hơn thu. Thực tế, tại địa bàn khảo sát, hộ nghèo có tỷ lệ tiết kiệm rất thấp do thu nhập không đủ bù chi tiêu. Tiết kiệm tỷ lệ thuận với thu nhập, thu nhập càng cao thì tiết kiệm càng cao, thu nhập càng thấp thì tiết kiệm càng thấp thậm chí không hề có mà hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ còn có xu hướng phải vay mượn nhiều hơn.

“Lấy đâu ra mà tiết kiệm chị. Chi tiêu nhiều lúc còn thiếu chứ nói gì tiết kiệm. Nhưng cũng lo chị ạ, cũng lo những lúc đau ốm, rồi con đi học, không có khoản nào thì không biết sẽ xoay sở ra sao, nghèo chị ạ!”( PVS Nữ, 38 tuổi, TH, Thôn Phác Thôn 2 - Yên Lạc)

Nguồn vay vốn của các hộ gia đình nghèo do phụ nữ làm chủ hộ ở địa bàn nghiên cứu là khá đa dạng. Có nhiều nguồn vay trong đó chủ yếu là từ nguồn vay của Ngân hàng chính sách xã hội huyện, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, vay qua các tổ chức xã hội, vay qua bạn bè, người thân và nguồn vay khác.

Dưới tác động của chính sách xóa đói giảm nghèo cụ thể là chính sách hỗ trợ phát triển vay vốn ở địa phương đã giúp cho người nghèo ở nông thôn có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn vốn vay hơn và phục vụ tốt hơn cho việc sản xuất kinh doanh cũng như cho các nhu cầu đời sống hàng ngày của hộ dân. Đánh giá về mức cho vay hiện nay từ các nguồn vốn vay, đa số hộ dân đều cho rằng tác dụng việc phục vụ sản xuất kinh doanh là vừa phải. Bên cạnh đó cũng có những đánh giá cho rằng nguồn vốn vay phục vụ sản xuất kinh doanh là ít, do nhu cầu vay vốn còn nhiều, mặt khác mục đích vay vốn của các hộ dân cũng khá đa dạng.

“Thực ra thì cũng có rất nhiều người đi vay vốn. Một số hộ thì dùng vào các công việc sản xuất kinh doanh còn một số hộ thì vay để cho con đi học, xây dựng nhà cửa và còn lại một số hộ thì vay về mua sắm đồ đạc. Ngoài ra còn có hộ là vay để về trả nợ tiền vay trước và dùng làm vốn

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách xóa đói giảm nghèo đối với hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ” (Nghiên cứu tại xã Định Tăng và Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) (Trang 72)