9. Kết cấu của khóa luận
2.2.3. Tình hình triển khai các chính sách xóa đói giảm nghèo
2.2.3.1. Nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ công tác giảm nghèo
Việc hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng cho các xã là một trong những mục tiêu quan trọng và sử dụng nhiều nguồn lực nhất của chính sách xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Trọng tâm xây dựng cơ sở hạ tầng là xây dựng nâng cấp đường xá, trường học, trạm y tế, điện, nước sinh hoạt và hệ thống thủy lợi. Qua số liệu điều tra thu thập được do địa phương cung cấp cho thấy đã có những sự đổi thay đáng kể trong đời sống vật chất và cơ sở hạ tầng của địa phương.
* Điện sinh hoạt
Điện sinh hoạt có vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất - kinh doanh, phục vụ sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân. Trước năm 2006, trong các hộ gia đình hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ vẫn diễn ra tình trạng thiếu điện, sử dụng nguồn thắp sáng chủ yếu phục vụ sinh hoạt là bằng đèn dầu.
Hiện nay hệ thống điện lưới đã được sử dụng 100% trong các hộ gia đình. Điện lưới quốc gia trở thành nguồn thắp sắng chính trong các hộ gia đình. Với hệ thống điện lưới rộng khắp đã đảm bảo được nhu cầu điện sinh hoạt và sản xuất cho người dân trên địa bàn.
Đánh giá của người dân đối với hệ thống điện sinh hoạt so với trước đây cho thấy 96% số người được hỏi đánh giá“tốt hơn” so với trước đây, chỉ có 4% cho rằng “vẫn thế” và không có người dân nào đánh giá rằng hệ
thống điện “kém đi” so với trước đây.
Khi được hỏi “Trong 12 tháng qua, gia đình ông/bà có thường xuyên xảy ra hiện tượng thiếu điện không?” thì có tới 92,3% số người được hỏi trả lời là « không xảy ra », có 7,7% trả lời “không thường xuyên” xảy ra hiện tượng này nữa, không có hộ nào cho rằng họ thường xuyên thiếu điện.
* Đƣờng giao thông
Thực hiện tốt chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” ; đẩy mạnh xã hội hoá trong huy đô ̣ng vốn và ngày công để tổ chức thực hiê ̣n , sự kích cầu của huyện đã khuyến khích nhân dân đóng góp tiền , ngày công, vật liệu, tạo ra các phong trào thi đua làm đường giao thông, cải tạo hệ thống kênh mương trong toàn huyện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tưới tiêu, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hoá và đi lại của nhân dân.
Tổng nguồn vốn huy động trong 10 năm 2000 - 2010 đạt 2.543 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách địa phương và nhân dân đóng góp chiếm 66%, vốn củ a Tỉnh và Trung ương chiếm 34%. Đến nay, các tuyến đường liên xã được rải nhựa 100%; Toàn huyện đã hoàn thành chương trình bê tông hóa 650 km đường giao thông thôn, xóm. Một số công trình giao thông trọng điểm đang được thực hiện như: cầu Yên Hoành qua sông Mã; mở đường nối Quốc lộ 45 với Quốc lộ 217, nâng cấp Quốc lộ 45 đoạn qua thị trấn Quán Lào...
Qua kết quả phân tích điều tra hộ cho thấy, 99,3% số người trả lời cho rằng điều kiện giao thông hiện nay đã tốt hơn so với trước, chỉ có 0,7% cho rằng hệ thống giao thông vẫn không thay đổi. Điều này cho thấy sự thay đổi rất tích cực của hệ thống giao thông của địa phương, góp phần thay đổi diện mạo của nông thôn và phục vụ tốt hơn trong việc đi lại của nhân dân.
* Hệ thống trƣờng học
Từ nhận thức về tầm quan trọng của việc đầu tư cho phát triển giáo dục. Trong những năm qua, huyện đã quan tâm xây dựng, nâng cấp các công trình phúc lợi xã hội như: xây dựng mới 61 trường tầng (nâng tổng số lên 91/95 trường); các trang thiết bị học tập tại các trường học được trang bị mới và tương đối đầy đủ phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của học sinh. Với hệ thống trường học được kiên cố hóa, các lớp học đảm bảo diện tích đã thúc đẩy sự phát triển giáo dục địa phương.
Có 96% người đánh giá hệ thống trường học hiện nay đã thay đổi theo chiều hướng tốt hơn trước, có 4% đánh giá không có sự thay đổi. Sự thay đổi theo chiều hướng tích cực này giúp cho con em nông thôn nói chung và con em các hộ nghèo nói riêng được học tập đảm bảo trong điều kiện tốt hơn.
* Hệ thống thủy lợi
Hiện nay các công trình thuỷ lợi của huyện Yên Định đã góp phần giải quyết cơ bản yêu cầu tưới tiêu, thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo các nguồn vốn được huy động rộng rãi, ngoài vốn của Trung ương, còn huy động vốn từ cộng đồng để xây dựng, nâng cấp các công trình, hệ thống thủy lợi phục vụ cho tưới tiêu và sản xuất. Như: Kiên cố hoá 500 km kênh mương; hoàn thành 3 trạm bơm tiêu úng: Tường Vân, Yên Thôn, Cầu Khải; nâng cấp các tuyến đê và xây dựng kè sông Mã tại những nơi xung yếu; lưới điện được củng cố. Với sự đầu tư lớn đối với hệ thống thủy lợi tại xã, việc sản xuất nông nghiệp của người dân đã có đủ nước để tưới tiêu.
Có 99% người được hỏi cho rằng hệ thống thủy lợi đã tốt hơn trước, chỉ có 1% đánh giá hệ thống thủy lợi vẫn như cũ.
Hệ thống thủy lợi ở nông thôn đã góp phần phục vụ cơ bản cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp của người dân nói chung và hộ nghèo do
phụ nữ làm chủ hộ nói riêng, giải quyết vấn đề tưới tiêu giúp cho sản xuất phát triển thuận lợi hơn.
* Hệ thống y tế: Tác động của chính sách xóa đói giảm nghèo đã đạt
được những thành quả quan trọng trong việc tạo cơ hội cho tiếp cận dịch vụ y tế của các hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ:
Xã Định Tăng và xã Yên Lạc hiện đều đã xây dựng được 1 trạm xá với quy mô trên 100m2/ công trình cùng với các trang thiết bị y tế, đội ngũ cán bộ làm y tế được đào tạo bài bản phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân địa phương, đặc biệt là đối với những hộ nghèo.
Với sự phát triển về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trạm y tế do chính sách giảm nghèo mang lại, có tới 96% hộ dân ở đây đánh giá điều kiện cơ sở vật chất về y tế hiện nay đã tốt hơn so với trước khi có chính sách, 4% người trả lời cho rằng hệ thống y tế vẫn không có thay đổi so với trước.
Những trạm y tế này được trang bị những thiết bị cơ bản nhất và thuốc men tối thiểu cho những loại bệnh đơn giản và phổ biến. Bệnh viện tuyến tỉnh và huyện được xem là điều trị những loại bệnh phức tạp hơn.
Tiếp cận các dịch vụ y tế cũng có ý nghĩa quan trọng quyết định đối với đời sống của hộ gia đình giống như tiếp cận với giáo dục. Số liệu điều tra thực địa chỉ ra rằng các trạm y tế xã là nguồn cung cấp dịch vụ y tế chủ yếu cho các hộ gia đình nghèo do phụ nữ làm chủ hộ. Chất lượng dịch vụ y tế tại trạm y tế thôn, xã có ý nghĩa quyết định đối với sức khỏe của cộng đồng.
Bảng 2.1: Đánh giá của ngƣời dân về cơ sở hạ tầng so với trƣớc năm 2006 (Đơn vị: %)
STT Đánh giá Tốt hơn Vẫn thế
1 Về hệ thống giao thông 99,3 0,7
2 Hệ thống điện lực 96,0 4,0
4 Hệ thống chợ 96,0 4,0
5 Hệ thống trường học 96,0 4,0
6 Hệ thống y tế 96,0 4,0
7 Nhà ở 99,3 0,7
Như vậy bằng việc thực hiện các chính sách XĐGN tại địa phương, các cơ sở hạ tầng đã được cải thiện với hàng loạt các công trình thiết yếu được xây dựng như nâng cấp đường giao thông, trường học, trạm y tế, điện, nước sạch và hệ thống thủy lợi. Các công trình cơ bản đã được hoàn thành phát huy tác dụng, làm thay đổi diện mạo nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống cho nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong việc phát triển sản xuất, phát triển văn hoá xã hội, được các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu XĐGN của các địa phương.
Nhờ có những thay đổi tích cực trong cơ sở vật chất hạ tầng mà người nghèo nông thôn có nhiều cơ hội để tiếp cận và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Hệ thống các công trình điện, đường, trường, trạm được xây dựng, nâng cấp và cải tạo giúp cho quá trình sản xuất và sinh hoạt của người dân tiện lợi hơn. Điều này góp phần vào việc đổi thay trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Người nghèo có cơ hội nâng cao mức sống, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, là động lực giúp họ vươn lên thoát nghèo.
2.2.3.2. Thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ
Huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa hiện nay có tới 1.725 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ (chiếm 30,07% tổng số hộ nghèo), trong đó xã Định Tăng và xã Yên Lạc là những xã có số lượng phụ nữ nghèo làm chủ hộ
chiếm số lượng đông đảo nhất. Đây là hai xã nghèo của huyện, tỷ lệ hộ nghèo đang còn khá cao so với mặt bằng chung của toàn huyện.
Công tác xóa đói giảm nghèo đối với đối tượng phụ nữ nghèo ở nông thôn được triển khai thực hiện khá đồng bộ và hiệu quả. Việc thực hiện các chính sách giảm nghèo đã và đang tạo điều kiện cho phụ nữ nghèo trong huyện Yên Định nói chung và xã Định Tăng, Yên Lạc nói riêng có điều kiện vươn lên thoát nghèo, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống.
* Chính sách hỗ trợ về y tế
Nhận thức được sức khỏe con người là vốn quý giá nhất, có sức khỏe thì con người mới có thể lao động và cống hiến. Do đó, chăm sóc sức khỏe cho người dân luôn là một nhiệm vụ rất được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Các gia đình hiện nay đã quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Tuổi thọ bình quân của người dân và của phụ nữ được tăng dần.
Về bản chất, người nghèo ít được tiếp xúc với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe. Người nghèo ăn uống không đầy đủ, ăn uống kém, dễ bị ốm đau. Ốm đau, không có tiền mua thuốc, bệnh càng nặng và không có chi phí để khám chữa bệnh. Nhất là đối với phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo, họ rất ít khi được tiếp xúc với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Người phụ nữ là người có vai trò rất lớn trong việc duy trì và phát triển nòi giống. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe, tuyên truyền phổ biến về sức khỏe sinh sản là một nhiệm vụ quan trọng.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói là do đông con. Theo số liệu điều tra, có 39% số hộ có từ 3 – 6 con trở lên, họ muốn có nhiều con để có nhiều lao động nên đẻ nhiều, đẻ dày, không có điều kiện chăm sóc con cái, ốm đau dẫn đến tình trạng chi phí khám chữa bệnh tăng, đời sống khó khăn, thiếu thốn.
Tính đến đầu năm 2008, Yên Định là huyện thứ 3 trong tỉnh có 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em, dân số, kế hoạch hoá gia đình, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh được quan tâm.
Nhờ có sự quan tâm của các cấp chính quyền, trong những năm qua, hệ thống y tế cơ sở được tăng cường, công tác phụ vụ, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, đặc biệt là phụ nữ ngày càng được nâng cao. 29/29 xã, thị trấn được công nhận chuẩn quốc gia về y tế, bệnh viện đa khoa huyện thực hiện tốt công tác chăm sóc và chữa trị cho người dân.
Tỷ lệ phụ nữ khám và điều trị bệnh phụ khoa định kỳ, tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ trước khi sinh, phụ nữ có thai đến các trạm y tế đạt 98% hằng năm. Việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ trước, trong và sau khi sinh được quan tâm thực hiện tốt tại bệnh viện đa khoa huyện và các trạm y tế xã. 100% thôn, xóm có nhân viên y tế hoạt động. Đây là một trong những kết quả quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương.
Nếu như trước đây việc các hộ gia đình nghèo tham gia các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe còn khó khăn, nhiều gia đình nghèo không có tiền đi khám bệnh hoặc không có tiền trả viện phí. Gánh nặng về chi phí cho khám chữa bệnh khiến người nghèo càng gặp nhiều khó khăn hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, với chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận với dịch vụ bảo hiểm y tế đã giúp cho người nghèo giảm bớt gánh nặng về tài chính và nâng cao sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Hiện nay, chính sách cấp thẻ BHYT miễn phí đang được áp dụng đối với người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. Tổng số thẻ BHYT cho đối tượng hộ nghèo trên địa bàn huyện Yên Định tính đến năm 2013 là: 11.667 người, trong đó người nghèo được thụ hưởng chính sách bảo hiểm y tế tại xã Định Tăng là 802 người, xã Yên Lạc là 396 người.
Số trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ Bảo hiểm y tế miễn phí tính đến cuối năm 2012 của toàn huyện là 15.689 trẻ, trong đó xã Định Tăng là 849 trẻ, xã Yên Lạc là 410 trẻ.
Đánh giá về việc tiếp cận với các dịch vụ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo theo điều tra cho thấy có 100 % hộ nghèo do phụ nữ là chủ hộ được tiếp cận với chính sách bảo hiểm y tế.
“Hiện nay, khi ốm đau người dân đã biết đến cơ sở y tế khám bệnh và điều trị rồi, người dân bây giờ cũng biết nhiều rồi, trước đây nhiều hộ nghèo có thói quen là khám chữa bệnh ở nhà, tự mua thuốc chữa hoặc đi bốc thuốc bắc, thuốc nam cho rẻ, thì giờ tất cả hộ nghèo đã được cấp thẻ BHYT miễn phí rồi, họ đến bệnh viện, trạm xá khám bệnh thường xuyên hơn.” (PVS CT UBND xã Định Tăng)
“Các bệnh thông thường thì cứ đến trạm xá xã thì cũng được cấp thuốc cho uống. còn bệnh nặng hơn thì chuyển lên BV huyện, giờ phương tiện đi lại cũng thuận tiện nên cũng đỡ hơn nhiều” (PVS Nữ, 43 tuổi, THPT, Thôn Thạch Đài - Định Tăng)
Như vậy có thể thấy rằng việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho các đối tượng hộ nghèo tại địa bàn nghiên cứu đã đạt được kết quả cao, người nghèo có cơ hội thụ hưởng các dịch vụ y tế khá đồng đều. Điều này giúp hỗ trợ phần nào việc giảm bớt gánh nặng về chi phí cho chăm sóc sức khỏe của người nghèo.
* Chính sách hỗ trợ về giáo dục
Việc hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo được thực hiện cho mọi đối tượng thuộc diện nghèo. Theo đó, những người không có việc làm sẽ được hỗ trợ để học nghề, những người đang theo học ở các trường đại học, cao đẳng trên cả nước sẽ được hỗ trợ tiền để chi trả học phí.
Chính sách hỗ trợ giá dục cho người nghèo được thực hiện với các nội dung chính là: miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường lớp, hỗ trợ sách vở cho học sinh nghèo, khuyến khích học sinh vượt khó học giỏi bằng các giải thưởng và cấp học bổng; tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường dân tộc nội trú để đào tạo cho các cán bộ địa phương; khuyến khích các tổ chức cá nhân tình nguyện tham gia giúp người nghèo nâng cao trình độ học vấn, tổ chức các hình thức đào tạo để xóa mù chữ và ngăn tái mù chữ ở các vùng nông thôn nghèo.