Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách xóa đói giảm nghèo đối với hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ” (Nghiên cứu tại xã Định Tăng và Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) (Trang 34)

9. Kết cấu của khóa luận

1.2.3.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

* Huyện Yên Định

Yên Định là huyện thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Mã, tiếp giáp với vùng trung du, miền núi của tỉnh, cách thành phố Thanh Hóa 28 km về phía Tây Bắc; diện tích tự nhiên 22.807 ha, trong đó đất nông nghiệp 14.414 ha; tài nguyên khoáng sản chỉ có núi đá vôi, cát sỏi, đất sét v.v..

Dân số của huyện 170.000 người, sinh sống tại 27 xã và 2 thị trấn (có một xã miền núi); có hơn 7.500 đồng bào theo đạo thiên chúa đang sinh sống ở địa bàn 14 xã. Tổng số lao động trong độ tuổi là 85.000 người; đội ngũ cán bộ có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên là 2.400 người, trình độ trung cấp 2.600 người.

Yên Định là vùng quê có truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng lâu đời, nơi sinh ra những nhân vật lịch sử nổi tiếng, như: Bà Triệu, Khương Công Phụ, Đào Cam Mộc, Lê Đình Kiên, Hà Tông Huân... Trên địa bàn huyện có 37 di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh, 7 di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia, điển hình như: Khu di tích tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Yên Trường; khu di tích Núi và đền Đồng Cổ, tại xã Yên Thọ (nơi thờ thần trống đồng); đền Đồng Phang, tại xã Định Hòa, thờ Ngô Kinh và Quang thục Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao (mẹ của Lê Thánh Tông, một vị vua hiền tài, văn võ song toàn).

Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc và bảo vệ Tổ quốc, nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Yên Định đã lập nên nhiều

thành tích vẻ vang, được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, 5 xã: Định Công, Định Tân, Định Tiến, Yên Trường, Quý Lộc và 5 cá nhân lập công suất sắc được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ở các giai đoạn lịch sử cụ thể, Yên Định đã có những điển hình tiên tiến trở thành điểm sáng để cả tỉnh, cả nước tham khảo, học tập, rút kinh nghiệm, như: Yên Trường, Định Công, Quý Lộc, Định Tường..., được Bác Hồ và nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước về thăm, biểu dương, khen ngợi. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc đã đạt được, nhân dân và cán bộ huyện Yên Định, xã Định Tường, xã Quý Lộc và 1 cá nhân đã vinh dự được phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”.

* Kinh tế

Bảng 1.1.: Số liệu thống kê tình hình phát triển kinh tế của huyện Yên Định

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Thu nhập bình quân đầu người/năm Triệu đồng 5,8 7,737 10,45 12,15 14,67 18,5 21,53 Lương thực bình

quân đầu người/năm Kg 811 830 843 845 868 913 919

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội huyện Yên Định)

Trong những năm qua, thu nhập bình quân/ người của huyện không ngừng tăng cao. Để đạt được kết quả trên, huyện đã rất nỗ lực trong việc tập trung phát triển kinh tế, thu hút các dự án đầu tư, tạo việc làm cho người lao động. Tuy thu nhập bình quân đầu người/ năm của huyện còn chưa cao. Nhưng với mức độ tăng ổn định: trung bình mỗi năm tăng khoảng 2 triệu đồng/ người/ năm. Bên cạnh đó, nhờ có sự đầu tư, cũng như

hoạt động có hiệu quả trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà lương thực bình quân đầu người/ năm của huyện cũng không ngừng tăng cao, đạt 868 kg/ người/ năm (2010).

* Văn hóa – xã hội

Văn hóa

Phong trào xây dựng đơn vị văn hoá, gia đình văn hoá, nếp sống văn minh được phát động thường xuyên, trở thành phong trào quần chúng sâu rộng. Toàn huyện đã khai trương xây dựng 11/29 xã và 230 đơn vị văn hóa, đạt 98%; đã có 243/261 thôn xây dựng nhà văn hoá, 82% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá. Hệ thống thông tin, viễn thông phủ kín trên địa bàn huyện. Hệ thống truyền thanh, truyền hình ở huyện và xã đã phục vụ tốt công tác tuyên truyền, đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân. Phong trào tập luyện thể dục thể thao thu hút 30% số dân tham gia thường xuyên; cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thể thao được tăng cường.

Giáo dục - đào tạo phát triển toàn diện ở các ngành học, cấp học, tăng nhanh về số lượng và nâng cao chất lượng. Năm 2000, Yên Định là một trong những huyện sớm hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; tháng 4/2002, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở; hằng năm thu hút 85% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông. Số học sinh thi đỗ vào đại học, cao đẳng năm 2010 gần 1.000 em, tăng gấp 8 lần so với năm 2000. Gần 100% số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, hơn 40% giáo viên là đảng viên. Đã có 43/95 trường học đạt chuẩn quốc gia. Công tác dạy nghề, hướng nghiệp, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được quan tâm hơn so với trước đây.

Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân có chuyển biến tích cực. Bệnh viện Đa khoa huyện được đầu tư xây dựng mới; 100% trạm y tế xã, thị trấn được kiên cố hóa, 26/29 trạm y tế có bác sỹ. Đến đầu năm 2008, Yên Định là huyện thứ 3 trong tỉnh có 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em, dân số, kế hoạch hoá gia đình, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh được quan tâm.

Xã hội

Dân số của huyện 170.000 người, sinh sống tại 27 xã và 2 thị trấn (có một xã miền núi); có hơn 7.500 đồng bào theo đạo thiên chúa đang sinh sống ở địa bàn 14 xã. Tổng số đội ngũ cán bộ có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên là 2.400 người, trình độ trung cấp 2.600 người.

Dân số đông là một trong những lợi thế quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, dân số đông, nguồn lao động có chất lượng thấp,… thì sẽ kìm hãm sự phát triển của địa phương. Huyện Yên Định có dân số tương đối đông. Trong đó, tỷ lệ nữ giới luôn cao hơn nam giới. Với cơ cấu dân số như vậy thì đây là điều kiện để huyện tập trung phát triển các ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,…

Bảng 1.2: Số liệu về điều tra dân số và lao động của huyện Yên Định giai đoạn 2008 - 2010

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Tổng số dân Nghìn người 176,2 177,2 178,6 Nam Nghìn người 86,32 86,84 87,53 Nữ Nghìn người 89,84 90,38 91,1

2 Lao động trong độ tuổi Nghìn người 86,03 86,72 87,41

3 Lao động có khả năng Nghìn người 74,85 75,45 76,05

4 Tổng số người có việc

làm Nghìn người 74,85 75,45 76,05

(Báo cáo Tổng kết chương trình mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010, Phòng LĐTB&XH)

Hiện nay, tổng số hộ trên địa bàn toàn huyện là 41.396 hộ. Số lao động có việc làm thường xuyên chiếm 96%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 49%. Đặc trưng dân số của huyện là tỷ lệ lao động nữ luôn luôn cao hơn lao động nam. Do đó, lao động nữ là một nguồn lực dồi dào và quan trọng trong việc sản xuất kinh tế, XĐGN của huyện.

Đây là điều kiện thuận lợi để huyện đẩy mạnh công tác XĐGN, tiến hàn tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Việc thực hiện công tác XĐGN ở huyện là một nhiệm vụ cần thiết để đưa kinh tế huyện phát triển hơn, đời sống nhân dân được ổn định hơn.

* Xã Định Tăng, huyện Yên Định

Xã Định Tăng nằm ở phía Nam huyện Yên Định, cách trung tâm Huyện 5 km, thuộc vùng đất có núi đá, nằm dọc theo bờ Sông Cầu chày kéo dài 6 km. Giáp ranh 7 x· cña 2 huyện, có ranh giới hành chính:

+ Phía Đông giáp xã Thiệu Thành – Thiệu Hóa + Phía Tây giáp xã Yên Lạc , Yªn Ninh - Yên Định + Phía Nam giáp xã Thiệu Ngọc, Thiệu Vũ - Thiệu Hóa + Phía Bắc giáp xã Định Tường , §Þnh Liªn - Yên Định.

- Tổng diện tích tự nhiên là 1001,41 ha, trong đó:

+ Đất nông nghiệp: 706,91 ha chiếm 70,59% (bình quân 931,61m2/khẩu)

+ Đất lâm nghiệp: 5,86ha

- Xã Định Tăng có tổng số 7 thôn - Dân số điều tra là 7588 nhân khẩu.

- Số người trong độ tuổi lao động 4130 chiếm 54,43% dân số. - Tốc độ tăng trưởng GDP 14,53%. Trong đó:

+ Nông, lân, thủy sản đạt 7,82% + Công nghiệp xây dựng đạt 24,57% + Dịch vụ đạt 20,24%

- Tổng sản lượng lương thực đạt 8.362.343 tấn

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 13,4 triệu đồng/người (năm 2012).

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,14%

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi là 24,13%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng về cân nặng là 10,34%.

- Lao động trong độ tuổi có việc làm: 90%

- Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt: 9 tỷ 600 triệu đồng - Tỷ lệ dân cư sử dụng nước sạch trên 80%

- Văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình đã có sự chuyển biến tích

tực, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một nâng lên. Toàn xã có 1648 gia đình văn hóa chiếm 85,6% số hộ trong toàn xã.

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư tiếp tục được đẩy mạnh, có 6 làng, 3 đơn vị trường học đã khai trương xây dựng làng văn hoá, cơ quan văn hoá, 6 làng đạt làng văn hoá cấp Huyện, trường tiểu học đạt cơ quan văn hóa cấp Huyện và đã tổ chức ngày hội làng vui khỏe có hiệu quả, trong năm đã chuẩn bị tổ chức tốt khai trương làng văn hóa thôn Phú Cường. Hoạt động của các làng văn hoá, gia đình văn hoá đem lại hiệu quả khá tốt trên các lĩnh vực, khơi dậy tinh thần thi đua lành mạnh giữa các làng, các dòng họ, các gia đình và từng thanh niên.

- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới xuống còn 13,5% năm 2012.

* Xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

Xã Yên Lạc nằm ở phía tây huyện Yên Định, cách trung tâm huyện lỵ 6 km, có vị trí tiếp giáp như;

- Phía bắc giáp xã Yên Ninh - Phía Nam giáp huyện Thọ Xuân - Phía đông giáp xã Định Tăng

- Phía tây giáp xã Yên Hùng và Yên Thịnh.

Đi qua địa bàn xã có tuyến đường tỉnh lộ 516B đi Nông Trường Thống Nhất với chiều dài 4 km. Các tuyến đường liên xã từ xã Yên Lạc đi Yên Ninh và các xã lân cận. Mạng lưới đường liên thôn, trục thôn được phân bố tương đối thuận lợi. Vị trí địa lý thuận lới như trên đã tạo điều kiện cho xã phát triển kinh tế - xã hội. Giao lưu thông thương hàng hóa và nắm bắt tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách nhanh chóng. Nhưng nhìn chung thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, tương đối thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, bố trí dân cư, và các công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Trên địa bàn xã có Sông Cầu Chày chảy qua. Có vai trò quan trọng trong việc điều tiết khí hậu là nguồn nước tiêu nước chính cho

cả xã. Cùng hệ thống kênh mương được trải đều trên địa bàn có khả năng cung cấp đủ nước tưới cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Tổng số dân của xã là 5088 người. Tổng số hộ là 1321 hộ, bình quân 4 người/hộ, tỷ lệ phát triển dân số là 69%. Lực lượng lao động chủ yếu trong xã chủ yếu là lao động nông nghiệp và các ngành nghề khác như: chăn nuôi gia súc, gia cầm… Công tác xuất khẩu lao động trong nhiều năm qua thấp, đạt 52 lượt người. Xã có làng nghề truyền thống mây tre đan, sản xuất nhỏ lẽ, đang du nhập một số nghề mới. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2012 là 4.492 tấn, bình quân lương thực đầu người là 883 kg/người/năm. Tổng giá trị thu nhập năm là 64.827 Triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người là 7,9 triệu đồng. Số hộ dùng điện sáng là 100%.

Hiện nay xã Định Tăng và xã Yên Lạc là hai xã nghèo trên địa bàn huyện Yên Định, tỷ lệ hộ nghèo của hai xã còn khá cao so với mặt bằng chung của cả huyện. Việc thực hiện chính sách XĐGN là vô cùng quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đồng thời góp phần hoàn thành tiêu chí xây dựng Nông thôn mới đang được đề ra đối với địa phương.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ĐỐI VỚI PHỤ NỮ NÔNG THÔN

2.1. Khái quát về chính sách xóa đói giảm nghèo

Công tác xóa đói giảm nghèo là một chiến lược của chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo và phát triển kinh tế tại Việt Nam. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách và biện pháp thích hợp để tiến hành xóa đói giảm nghèo, kết hợp phát huy nội lực với trợ giúp quốc tế. Nhà nước đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo và cải thiện mức sống một cách bền vững đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện chính sách đặc biệt về trợ giúp đầu tư phát triển sản xuất, nhất là đất sản xuất; trợ giúp đất ở, nhà ở, nước sạch, đào tạo nghề và tạo việc làm cho đồng bào nghèo trong các dân tộc thiểu số. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích mạnh các doanh nghiệp, trước hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ giàu đầu tư vốn phát triển sản xuất ở nông thôn, nhất là nông thôn vùng núi.

Nội dung chính của chính sách:

- “Tuyên truyền, giáo dục mọi người có nhận thức đúng đắn và thống nhất quan điểm XĐNG là giúp đỡ người nghèo, hộ nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo tự mình vươn lên để thoát nghèo”[19;86]

Công tác XĐGN là một hoạt động có phạm vi rất rộng, có tác động đến nhiều chủ thể khác nhau trong xã hội. Do đó, cần có những hoạt động tuyên truyền cho mọi người dân hiểu về bản chất của công tác XĐGN, để mọi người trong xã hội ý thức được trách nhiệm cũng như lợi ích có được từ công tác này.

- “Thông qua các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước; các cơ quan, đoàn thể, các địa phương hỗ trợ giúp đỡ người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và các nhu cầu thiết yếu khác”[16;87]

Để thực hiện hoạt động nào đó, các chủ thể ban hành cần có những công cụ nhằm tác động đến đối tượng cần hướng đến. Đối với công tác XĐGN, Đảng và Nhà nước chính là chủ thể ban hành những chương trình, chính sách để thực hiện công tác XĐGN. Như vậy, các chương trình, chính sách nằm trong công tác XĐGN chính là những công cụ để Đảng và Nhà nước tác động đến người dân. Mục đích chung của các chương trình, chính sách nằm trong công tác XĐGN là hỗ trợ những đối tượng thuộc diện nghèo, giúp những đối tượng này thoát nghèo, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập,… góp phần vào việc rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, đưa đất nước phát triển một cách toàn diện hơn.

- “Tổ chức sơ kết, tổng kết quá trình thực hiện công tác XĐGN, nêu gương tốt, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện, đề xuất bổ sung chính

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách xóa đói giảm nghèo đối với hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ” (Nghiên cứu tại xã Định Tăng và Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) (Trang 34)