9. Kết cấu của khóa luận
1.2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về chính sách xóa đói giảm
giảm nghèo
Ở Việt Nam, xóa đói giảm nghèo luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. XĐGN được xác định là yếu tố cơ bản đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế. Một nước phát triển là một nước mà không còn nghèo đói, người dân được bình đẳng tham gia vào các dịch vụ xã hội. Và đối với một quốc gia như Việt Nam thì truyền thống lâu đời của nền nông nghiệp lúa nước đã ăn sâu vào tư tưởng của người dân. Trong xã hội vẫn tồn tại những tư tưởng trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không được coi trọng trong việc đóng góp vào sản xuất kinh tế. Tuy nhiên, từ Đại hội Đảng lần thứ VI, VII,VIII và IX, Đảng ta đều khẳng định: cùng với quan điểm đổi mới toàn diện, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với XĐGN, thực hiện công bằng xã hội, bình đẳng giới, giảm sự phân biệt giàu nghèo. Đảng đã chủ trương tập trung mọi nguồn lực để tham gia công tác XĐGN.
Các chương trình XĐGN.
Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN giai đoạn 1998 – 2000 (QĐ133/1998): là chương trình tổng hợp có tính liên ngành đầu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Mục tiêu của chương trình là giảm tỷ lệ đói nghèo trong tổng số hộ nghèo của cả nước xuống còn 10% năm 2000.
Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa (QĐ 135/199): là chương trình được thực hiện trên địa bàn các xã, chủ yếu là về phát triển kinh tế. Mục tiêu tổng quát của chương trình là: nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa. Tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này phát triển, hòa nhập vào sự phát triển
chung của cả nước, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng. Đây là một chương trình rất quan trọng, góp phần thực hiện XĐGN bền vững.
Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm giai đoạn 2001 – 2005 (QĐ 143/2001): điểm mới của chương trình này là XĐGN gắn liền với việc giải quyết việc làm cho người lao động. Mục tiêu tổng quát của chương trình là: tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, tiếp cận được với các dịch vụ xã hội, XĐGN. Đồng thời, chương trình còn giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với nhu cầu việc làm.
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, giai đoạn 2006 – 2010. Mục tiêu tổng quát của chương trình là đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo, củng cố thành quả giảm nghèo, tạo cơ hội cho các hộ đã thoát nghèo vươn lên khá giả, cải thiện đời sống.
Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo thuộc 22 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%. Mục tiêu tổng quát của chương trình là tào bước chuyển biến nhanh về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo đảm bảo đến 2020 ngang bằng với các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển nông – lâm – ngư nghiệp theo xu hướng hàng hóa, khai thác tốt thế mạnh của các địa phương, chuyển đổi cơ cấu có hiệu quả theo quy hoạch….
Các chính sách XĐGN.
Chính sách hỗ trợ tín dụng đối với người nghèo. Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo.
Chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo. Chính sách trợ giúp quản lý cho người nghèo.
Chính sách hỗ trợ đất sản xuất.
Chính sách giải quyết đát sản xuất và đất ở tại chỗ cho các đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Ngoài ra còn một số chương trình phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến công tác XĐGN như: Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 – 2010, Chương trình phát triển nông lâm nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn vùng núi Bắc Bộ đến năm 2010, Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo,…
* Vị trí và vai trò của công tác XĐGN
Công tác XĐGN có một vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc phát triển của đất nước nói chung và của từng địa phương nói riêng.
Về mặt kinh tế: Thực hiện tốt công tác XĐGN sẽ làm cho đời sống của người dân được nâng cao, kinh tế hộ ổn định và đưa nền kinh tế chung của đất nước phát triển. Đồng thời, công tác XĐGN cũng có những tác động ngược lại làm kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nếu thực hiện không có hiệu quả.
- Thứ nhất: công tác XĐGN hướng đến đối tượng chung là người nghèo. Một trong những nguyên nhân để các cá nhân bị rơi vào cảnh nghèo là do không có thu nhập. Do đó, công tác XĐGN hướng đến tạo thêm công ăn việc làm cho người nghèo để họ có thêm thu nhập.
- Thứ hai: hằng năm, Đảng và Nhà nước ta đang tập trung một nguồn vốn rất lớn cho việc thực hiện công tác XĐGN. Công tác XĐGN thực hiện tốt, tỷ lệ hộ nghèo giảm thì sẽ giúp giảm gánh nặng về tài chính cho nền kinh tế của nước ta. Người nghèo sẽ được thoát nghèo và có khả năng tự lập về kinh tế mà không cần đến sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
- Thứ ba: hiện nay, khoảng cách giàu nghèo đang là một vấn đề đáng được quan tâm. Công tác XĐGN sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.
Theo đó, mọi người dân trong xã hội sẽ được hưởng những dịch vụ xã hội tương đương nhau, góp phần thực hiện bình đẳng trong xã hội.
Về mặt chính trị - xã hội: nghèo đói cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất ổn về chính trị - xã hội. Do đó, việc thực hiện tốt công tác XĐGN sẽ tạo điều kiện để giữ vững được chính trị, ổn định được xã hội. Và khi chính trị được giữ vững, xã hội được ổn định thì nền kinh tế mới có điều kiện để phát triển. Tuy nhiên, nếu công tác XĐGN không được thực hiện tốt thì sẽ làm cho người dân mất lòng tin ở Đảng và Nhà nước. Đây sẽ là một khe hở nguy hiểm mà các thế lực thù địch bên ngoài luôn muốn hướng đến.
Bên cạnh đó, đói nghèo cũng đang là một nguyên nhân làm cho các tệ nạn xã hội có cơ hội để phát triển. Do không có việc làm, nên người nghèo dễ rơi vào những tệ nạn xã hội như: cờ bạc, ma túy, mại dâm,… Và khi không có tiền để phục vụ những nhu cầu trên thì lại phát sinh những hiện tượng: bạo hành gia đình, giết người cướp của,… Đây là một mối lo lớn cần phải nhanh chóng được ngăn chặn. Do đó, thực hiện tốt công tác XĐGN sẽ giúp hạn chế được những tệ nạn phát sinh trong xã hội.
Về mặt văn hóa – giáo dục: một trong những đặc trưng của người nghèo là sự tiếp cận về giáo dục của người nghèo còn hạn chế. Do đó, thực hiện tốt công tác XĐGN sẽ tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận gần hơn với các dịch vụ giáo dục, cơ hội được tham gia vào các hoạt động văn hóa của xã hội. Từ đó sẽ làm cho đời sống tinh thần và trình độ dân trí của người dân được nâng cao. Giúp cho người nghèo có cơ hội được tham gia, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.