9. Kết cấu của khóa luận
2.2.4. Kết quả thực hiện chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của địa phương
làm chủ hộ đã thể hiện được vai trò rất lớn trong việc góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, giúp cho nhiều hộ có cơ hội được mở rộng và phát triển sản xuất.
2.2.4. Kết quả thực hiện chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của địa phương phương
Thực hiện chương trình giám nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng và Chính quyền thì chương trình giảm nghèo đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Giai đoạn 1998 – 2000 phong trào XĐGN đã phát triển mạnh mẽ và đi sâu vào đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, XĐGN đã trở thành nhiệm vụ chính trị - xã hội, công tác XĐGN đã góp phần phát huy mạnh mẽ truyền thống, nâng cao niềm tin, phấn khởi của nhân dân vào sự nghiệp đổi mới của đất nước, sự lãnh chỉ đạo của Đảng và tăng cười ổn định chính trị ở cơ sở.
Giai đoạn 2001 – 2005 XĐGN trở thành một trong những Chương trình mục tiêu Quốc gia quan trọng, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”
của dân tộc. Công tác XĐGN đã thu được nhiều kết quả vượt mục tiêu chương trình đề ra. Trong 5 năm (2001 - 2005) không còn hộ đói, giảm được 2.997 hộ nghèo (từ 6.147 hộ đầu năm 2001 xuống còn 3.177 hộ vào cuối năm 2005), tính bình quân mỗi năm giảm 1,53%, trên 8.000 hộ nghèo và hộ cận nghèo được vay vốn XĐGN với tổng số vốn là 33.795 triệu đồng, có 17.311 người nghèo được cấp thẻ khám chữa bệnh, xây dựng được một số mô hình XĐGN hiệu quả.
Từ năm 2006 đến nay, Trung ương, Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, chương trình, kế hoach hỗ trợ XĐGN, huyện đã lãnh chỉ đọa sát sao việc thực hiện chương trình và đề ra mục tiêu để thực hiện, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, nhận thức của người nghèo ngày càng được nâng lên rõ rệt, tính chủ động, quyết tâm vươn lên thoát nghèo ngày càng cao, công tác XĐGN đã được xã hội hóa, huy động được ngày càng nhiều nguồn lực đầu tư từ nhiều chương trình vay vốn người nghèo, vốn vay Tái Thiết Đức,… Nói chung mọi nguồn lực đầu tư cho chương trình giảm nghèo đã và đang phát huy có hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công tác giảm nghèo nói riêng. Tỷ lệ nghèo thực hiện qua các năm như sau: Năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo chiếm 28,76%, năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo là 23,02% và đến cuối năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 13,07%
Bảng 2.6: Kết quả giảm nghèo qua từng năm
Đơn vị: %
(Nguồn: Báo cáo tỷ lệ hộ nghèo qua các năm của phòng LĐ TB&XH)
Nhìn chung, tỷ lệ hộ nghèo của xã Định Tăng và Yên Lạc đều có xu hướng giảm trong những năm qua. Đây là minh chứng rõ ràng nhất cho hiệu quả của việc thực hiện các chính sách liên quan đến xóa đói giảm
Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Xã Yên Lạc 41,1 37,56 31,6 33,1 28,2 23,1 20 Xã Định Tăng 36,02 33,41 25,68 26 26 18 13,4 Toàn huyện 23,03 19,45 14,86 13,23 6,5 (Theo tiêu chí cũ) 18,49 (Theo tiêu chí mới) 13,07
sách hữu ích, góp phần thúc đẩy các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo của hai xã vẫn còn cao hơn nhiều so với tỷ lệ hộ nghèo của toàn huyện. Vì thế, cần phải có những biện pháp tích cực hơn để giảm số hộ nghèo ở cả hai xã trên.
2.2.5. Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo cho hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ
Công tác XĐGN là một trong những chương trình lớn của quốc gia, có vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế của hộ gia đình, địa phương và toàn xã hội. Thực hiện tốt công tác XĐGN, làm cho tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống sẽ giúp đời sống của người dân được cải thiện và ổn định hơn. Tuy nhiên, do nhận thức của các chủ thể, các cấp ủy Đảng, chính quyền cũng như mội số bộ phận người nghèo về công tác XĐGN chưa đúng, chưa đầy đủ nên công tác XĐGN còn nhiều hạn chế.
Một bộ phận người dân nói chung và người phụ nữ nói riêng còn chưa năng động tìm kiếm các phương thức thoát nghèo, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách ưu đãi của Nhà nước. Đây là nguyên nhân dẫn đến thực trạng các chương trình hỗ trợ, các dự án đầu tư,… được bị thực hiện sai mục đích, gây ra hậu quả không nhỏ đối với bản thân người được hưởng, người thực hiện chương trình, dự án,…
“Việc kê khai thu nhập để xác định hộ nghèo ở xã cũng đang gặp các khó khăn, một số hộ không có hoặc có rất ít đất nông nghiệp nhưng khá giả nhờ buôn bán lại chỉ khai thu nhập từ nông nghiệp, có hộ nghèo lại khai nhầm thu nhập thời vụ thành thu nhập cả năm. Bên cạnh đó, nhiều hộ do muốn được công nhận là hộ nghèo để hưởng các chế độ hỗ trợ của Nhà nước nên đã kê khai không đúng thực tế.”(PVS CT UBND xã Định Tăng)
Ở một số địa phương thôn, xã còn xuất hiện tình trạnh báo sai tỷ lệ hộ nghèo. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo tại cơ sở sẽ bị báo giảm xuống so với thực tế để
lấy thành tích hoàn thành tốt công tác XĐGN. Hoặc cũng có trường hợp tỷ lệ hộ nghèo tại các cơ sở bị báo tăng lên, để tranh thủ nguồn vốn và các chế độ ưu đãi từ chính sách. Nhiều hộ nghèo còn chưa trung thực trong việc khai nguồn thu nhập nên gây rất nhiều khó khăn cho việc quản lý các hộ nghèo tại cơ sở.
Một số chủ thể tham gia thực hiện còn mang tính hình thức và bề ngoài, chưa thực sự đi sâu đi sát vào đời sống của người nghèo.
Nguồn lực huy động cho chương trình XĐGN còn hạn chế:
Về con người: Công tác tuyên truyền, phổ biến về hoạt động hỗ trợ vốn cho phụ nữ ở các cơ sở còn thiếu chiều sâu. Vì vậy, nhận thức của một số phụ nữ nghèo còn hạn chế chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới, phụ nữ nghèo còn biểu hiện sự tự ty, an phận, thiếu ý chí vương lên. Hầu hết cán bộ hội phụ nữ ở cơ sở - những người trực tiếp thực hiện công tác tuyên truyền đến các hội viên phụ nữ còn thiếu kiến thức về lĩnh vực tín dụng, chăm sóc sức khỏe sinh sản, giáo dục,… nên rất khó khăn trong hoạt động tuyên truyền cũng như thực hiện.
Về vốn: Mục đích chung của hoạt động hỗ trợ vốn cho hộ nghèo là để phát triển kinh tế, nhằm xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên trong thời gian qua, việc cho vay vốn hộ nghèo đói chưa thật hiệu quả, phần nhiều còn thiên về số lượng lượt hộ vay vốn nên khoản vay còn nhỏ bé, chưa thực sự giúp các hộ nghèo tạo được đà bứt phá, việc sử dụng vốn không đúng mục đích vẫn còn khá phổ biến.
Về cơ sở hạ tầng: Hiện nay, cơ sở hạ tầng để tiến hành thực hiện công tác XĐGN còn rất nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu. Các hoạt động như tuyên truyền, tập huấn,… còn hạn chế do không có cơ sở để tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, một số hạng mục cơ sở hạ tầng còn thấp, đường xá, trạm y tế, trường học,… đã xuống cấp mà chưa có vốn để nâng cấp, sửa chữa lại.
Việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác XĐGN của địa phương chưa đồng đều, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các sở ban ngành có liên quan cũng như với từng cơ sở. Công tác tuyên truyền, vận động người dân nói chung và hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ nói riêng để tham gia công tác XĐGN còn chưa được chú trọng. Cán bộ thực hiện công tác XĐGN còn thiếu về số lượng và hạn chế về chuyên môn
Hoạt động giám sát, kiểm tra còn yếu và chưa thực sự có hiệu quả. Ở một số nơi, công tác XĐGN còn đang thực hiện ở bề mặt mà chưa thực sự sâu sắc và có hiệu quả. Nguyên nhân là do chưa có sự kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ về từng hoạt động cụ thể của công tác XĐGN.
Đặc biệt là hoạt động đào tạo và giới thiệu việc làm: Hiện nay trên địa bàn huyện Yên Định nói chung và xã Định Tăng, Yên Lạc nói riêng vẫn còn nhiều phụ nữ ít có cơ hội được tham gia học tập, nâng cao trình độ, những ngành nghề, lĩnh vực đòi hỏi có trình độ cao và thường xuyên thì lao động nữ còn chiếm tỷ lệ thấp. Bên cạnh đó, chất lượng lao động nữ còn thấp so với yêu cầu của các công việc. Vì vậy nhiều phụ nữ tham gia đào tạo nghề xong thì không tham gia vào hoạt động nghề mà mình đã được đào tạo.
Tiểu kết chƣơng 2: Như vậy có thể thấy rằng, chính sách xóa đói
giảm nghèo ở địa phương đã được thực hiện khá đồng bộ và hiệu quả. Đối tượng phụ nữ nghèo ở nông thôn đã được tiếp cận và thụ hưởng các chính sách xóa đói giảm nghèo một cách rộng rãi. Các chính sách thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với việc nâng cao đời sống hộ nghèo ở nông thôn, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững ở nông thôn. Thông qua các chính sách xóa đói giảm nghèo đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn, đặc biệt là đối với phụ nữ nghèo là chủ hộ. Đây là nhóm đối tượng có tính dễ tổn thương nhất và có nguy cơ nghèo đói và tái nghèo nhất ở nông thôn. Hiệu quả của việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo mang lại một diện mạo mới cho nông thôn; Các hộ gia đình nghèo do phụ
nữ làm chủ hộ đã giảm bớt phần khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo ở địa phương vẫn còn có một số khó khăn, bất cập cần phải khắc phục để công tác giảm nghèo có thể đạt được kết quả cao hơn và mang tính bền vững hơn.
Chƣơng 3: SỰ THAY ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG CỦA HỘ G-IA ĐÌNH NGHÈO DO PHỤ NỮ LÀM CHỦ HỘ DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA
CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
Nội dung chương 3 sẽ tập trung làm rõ vấn đề quan trọng nhất được đặt ra trong nghiên cứu đó là đánh giá những thay đổi trong đời sống của hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ dưới tác động của việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Định Tăng và Yên Lạc. Trong nội dung của chương này, luận văn sẽ phân tích sự thay đổi đời sống của người dân ở hai khía cạnh chính: sự thay đổi trong đời sống vật chất, sự thay đổi trong đời sống tinh thần.