9. Kết cấu của khóa luận
3.1.3. Sự thay đổi trong đời sống tinh thần
3.1.3.1. Giáo dục con cái
Giáo dục giúp cho trẻ em nên người và giúp cho người lớn phát triển, sử dụng và tăng cường được năng lực; giúp họ có được cuộc sống khỏe mạnh, hữu ích hơn; và có khả năng quyết định, tham gia vào quá trình biến đổi của bản thân họ và của cả xã hội. Giáo dục khuyến khích phát triển sáng kiến, khả năng linh hoạt và thích ứng, giúp cho con người tiếp cận những cơ hội to lớn trong cuộc sống. Tầm quan trọng của giáo dục đối với cá nhân, cộng đồng và đối với sự phát triển của một quốc gia được phản ánh trong việc thừa nhận nó như một quyền con người – quyền tiếp cận dịch vụ giáo dục và đào tạo.
Việc không tạo cơ hội cho mọi người được quyền tiếp cận giáo dục cơ bản một cách bình đẳng sẽ làm giảm những cơ hội vươn tới một cuộc sống hữu ích hơn và thúc đẩy xã hội phát triển thành một xã hội đoàn kết, dân chủ, có những quyền công dân tối thiểu khác. Ở cấp độ cá nhân, việc bị
tước bỏ cơ hội đi học gây ra hậu quả xấu trực tiếp trước mắt và lâu dài đối với cuộc sống của họ. Đối với cộng đồng xã hội, sự bất bình đẳng xã hội trong tiếp cận giáo dục là nguyên nhân của những bất ổn định, mâu thuẫn, xung đột, nghèo nàn, chậm phát triển.
Bảng 3.12: Đánh giá về điệu kiện giáo dục hiện nay so với trƣớc kia (Đơn vị: %)
Đánh giá Tốt hơn Vẫn thế
Sự quan tâm của thầy cô giáo 99,3 0,7
Sự quan tâm của cha mẹ, gia đình 99,3 0,7
Sách vở đồ dùng học tập 98,7 1,3
Cơ sở hạ tầng trường lớp 99,3 0,7
Sự đầu tư về tài chính 98 2
Chất lượng giảng dạy của giáo viên 99,7 0,3 Phân tích đánh giá của người dân về điều kiện giáo dục hiện nay so với trước năm 2006 với các tiêu chí như: sự quan tâm của thầy cô giáo, sự quan tâm của cha mẹ và gia đình, sách vở và đồ dùng học tập, sự đầu tư tài chính và chất lượng giảng dạy của giáo viên cho thấy, đa số người dân đều đánh giá điều kiện hiện nay tốt hơn trước.
“Tỷ lệ bỏ học hiện nay đã ít hơn trước nhiều rồi nhờ có chính sách của Đảng và nhà nước khuyến khích con em hộ nghèo. Các phòng học hiện nay đã được xây kiên cố hơn so với trước đây, học sinh đi học thì bố mẹ cũng yên tâm.” (PVS Nữ, 46 tuổi, TH, Thôn Bái Trại - Định Tăng)
“Hàng năm có nhiều học sinh được miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập là 70.000đ/tháng/em , một năm hỗ trợ 9 tháng, chính sách đã tạo rất nhiều điều kiện cho các cháu đến trường. Do vậy động viên được các cháu đến trường thường xuyên hơn.” (PVS CT UBND xã Định Tăng)
Sự quan tâm của cha mẹ đối với việc chăm sóc, giáo dục con cái trong gia đình cũng có nhiều thay đổi so với trước đây, có chiều hướng biến đổi tích cực hơn, thời gian chăm sóc con cái của các hộ nghèo do phụ
nữ làm chủ hộ đã tăng lên so với trước đây. Điều này thể hiện sự quan tâm của các hộ gia đình đến vấn đề giáo dục và tương lai của con em mình.
Bảng 3.13: Thời gian chăm sóc, giáo dục con cái
Đơn vị: %
Thời gian chăm sóc, giáo dục con cái Trƣớc 2006 Sau 2006
Không có thời gian 46,7 8,3
30p-1h/ngày 50,7 23,7
1h-2h/ngày 2,7 45,7
2-3h/ngày 19,7
Trên 3h/ngày 2,7
Thời gian chăm sóc, giáo dục con cái ở các hộ gia đình hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ đã thay đổi đáng kế so với trước đây. Nếu trước năm 2006 có tới 46,7% nhận xét rằng không có thời gian cho việc dạy dỗ con cái học tập thì số lượng cho rằng không có thời gian cho việc dạy dỗ con cái học tập giảm xuống chỉ còn có 8,3%. Thời gian dành cho giáo dục con cái hiện nay phổ biến nhất là ở nhóm dành thời gian từ 1h-2h/ngày (45,7%), từ 30p-1h/ngày là 23,7%, từ 2-3h/ngày là 19,7%, và trên 3h/ngày chiếm 2,7%. Thời gian đầu tư cho việc giáo dục, học hành của con cái trong các hộ gia đình đã tăng lên nhiều so với trước năm 2006.
Đánh giá về mức độ quan tâm của phụ nữ nghèo đối với vấn đề giáo dục con cái, có đến 97,3% nhận xét rằng mức độ quan tâm này tăng lên, chỉ có 2,3% cho rằng không thay đổi và 0,3% cho rằng giảm đi.
“Dù có khó khăn đến đâu thì vợ chồng tôi cũng cố gắng để cho 2 cháu được đến trường. Chi tiêu trong gia đình thì chủ yếu cho 2 cháu ăn học, còn lại là để đầu tư cho chăn nuôi, trồng trọt.” (PVS Nữ, 46 tuổi, TH, Thôn Bái Trại - Định Tăng)
học, sau này biết làm gì, nên không thể để con bỏ học được. Phải chăm cho con học hành đến nơi đến chốn thôi”. ( PVS Nữ, 50 tuổi, THCS, Thôn Phác Thôn - Yên Lạc)
Thời gian dành cho việc chăm sóc, giáo dục con cái tăng lên thể hiện sự thay đổi trong tư duy của các hộ gia đình về tầm quan trọng của giáo dục. Các gia đình đã ý thức hơn về việc giáo dục con và sự đầu tư cho con cái học tập. Các gia đình dù có nhiều khó khăn tuy nhiên vẫn quyết tâm cho con học hành “đến nơi đến chốn” và mong muốn con cái đỗ đạt, điều này thể hiện tinh thần “hiếu học” của người dân.
3.1.3.2. Chăm sóc sức khỏe
Qua số liệu khảo sát tại xã Định Tăng và Yên Lạc cho thấy thói quen của hộ nghèo nông thôn cũng có sự thay đổi lớn trong việc khám chữa bệnh.
Biểu 3.4: Địa điểm khám bệnh của ngƣời dân trƣớc và sau khi có chính sách 7,3 35 42,3 14 1,3 28,3 70,7 1 0 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Bệnh viện huyện, thành phố Trạm y tế xã Tự mua thuốc ở nhà
Thầy lang Không khám
chữa bệnh
Trước 2006 Sau 2006
Qua khảo sát cho thấy, trước kia chỉ có 35% người dân khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, 7,3% số hộ khám tại bệnh viện huyện, tỉnh, 42,3% số hộ tự mua thuốc chữa bệnh ở nhà hoặc khám thầy lang (14%), có những
trường hợp không khám chữa bệnh (1,3%) thì nay đã có sự thay đổi rõ rệt. Đa số hộ dân (70,7%) tại đây sử dụng trạm y tế xã là nơi khám chữa bệnh của mình và 28,3% đi đến tuyến bệnh viện huyện, tỉnh. Số lượng hộ tự chữa bệnh ở nhà (1%) giảm đáng kể. Để có được sự thay đổi tích cực này một phần do sự thay đổi trong nhận thức của người dân về việc khám chữa bệnh, một phần nữa là do sự đổi mới trong chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế tại địa phương.
“So với trước đây là quá tốt rồi, hiện nay xã đã có 1 trạm y tế và trang bị một số thiết bị y tế thiết yếu, nên việc khám chưa bệnh cho người dân đã được đảm bảo hơn. Tuy nhiên nguồn nhân lực cho trạm y tế xã còn hạn chế, mà năng lực thì cũng có hạn, nên đây chỉ là nơi khám chữa bệnh ban đầu thôi, những bệnh đơn giản thì đến trạm xá, còn không thì phải đi các tuyến trên mới yên tâm được.”(PVS CT UBND xã Định Tăng).
“Hiện nay, khi ốm đau người dân đã biết đến cơ sở y tế khám bệnh và điều trị rồi, người dân bây giờ cũng biết nhiều rồi, trước đây nhiều hộ nghèo có thói quen là khám chữa bệnh ở nhà, tự mua thuốc chữa hoặc đi bốc thuốc bắc, thuốc nam cho rẻ, thì giờ tất cả hộ nghèo đã được cấp thẻ BHYT miễn phí rồi, họ đến bệnh viện, trạm xá khám bệnh thường xuyên hơn.” ( PVS CT UBND xã Định Tăng).
Có thể nói thói quen khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân đã có những thay đổi đáng kể do đươc thụ hưởng các chính sách về bảo hiểm y tế cho hộ nghèo. Điều này giúp cho người dân có cơ hội được thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường xuyên hơn và nâng cao sức khỏe, thể lực của người dân.
“Chăm sóc sức khỏe thì cũng tốt hơn trước. Khi bệnh tật thì thường đến bệnh viện huyện, rồi tỉnh, còn không nếu nhẹ thì đến trạm y tế khám và xin thuốc là được. (Nữ, 46 tuổi, TH, Thôn Bái Trại - Định Tăng)
“Trước đây mỗi khi có bệnh nặng, mọi người thường mua thuốc uống thôi, trong 10 ngày nếu khỏi thì thôi, nếu không khỏi thì mới đi viện. Giờ trạm y tế ở đây tốt rồi, người dân có bệnh là ra đó khám thôi... (Nữ, 46 tuổi, TH, Thôn Bái Trại - Định Tăng)
Tuy nhiên đánh giá về hệ thống y tế cơ sở hiện nay ở nông thôn mặc dù đã được nâng cấp và cải thiện, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập trong việc chăm sóc sức khỏe của người dân, đặc biệt là nhóm đối tượng nghèo:
“ Hiện nay ở Trạm y tế đã được xây mới và và được đầu tư một số các trang thiết bị máy móc thiết yếu, tuy nhiên thuốc men vẫn không đáp ứng được yêu cầu của bà con. Thẻ bảo hiểm y tế chỉ cấp cho với một lượng thuốc nhất định vì vậy gây không ít khó khăn cho bà con, vì phần lớn bà con là hộ nghèo nếu không được hỗ trợ thuốc thì rất khó. (PVS Nữ, 46 tuổi, TH, Thôn Bái Trại - Định Tăng)
“Chúng tôi muốn có thêm cán bộ y tế về phục vụ trạm y tế hơn nữa, cung cấp đủ số thuốc phục vụ cho nhân dân.” (PVS Nữ, 46 tuổi, TH, Thôn Bái Trại - Định Tăng).
Mặc dù cơ sở vật chất, chất lượng của các trạm y tế xã đã được nâng lên, tuy nhiên vẫn không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, tâm lý người dân vẫn có xu hướng đi khám chữa bệnh ở các tuyến bệnh viện tuyến trên hơn. Điều này đặt ra vấn đề cần nâng cao hiệu quả của hệ thống y tế cơ sở nhằm phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, đặc biệt là đối tượng hộ nghèo khi đời sống của họ còn quá nhiều khó khăn và nhu cầu khám chữa bệnh ngay tại cơ sở là rất cao.
3.1.3.2. Sinh hoạt văn hóa tinh thần của hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ
* Hoạt động của ngƣời dân trong thời gian rảnh rỗi
Trước đây hoạt động chính của người dân trong thời gian rảnh rỗi là đi sang nhà bạn bè, hàng xóm chơi (51,3%), đi thăm cha mẹ, người thân,
ruột thịt (40%), ngủ nghỉ ngơi tại nhà(59%); những hoạt động này hiện nay vẫn được đa số người dân thực hiện: đi sang nhà bạn bè, hàng xóm chơi (74,7%), đi thăm cha mẹ, người thân, ruột thịt (62,7%), ngủ nghỉ ngơi tại nhà (84,3%) do thói quen sinh hoạt cộng đồng của người dân nông thôn . Với sự đầu tư các trang thiết bị đặc biệt là các thiết bị phục vụ đời sống tinh thần như tivi, đầu đĩa, đài, thì hầu hết người dân dùng thời gian rảnh rỗi, giải trí để xem tivi (96,3%).
Biểu 3.5: Hoạt động của ngƣời dân trong thời gian rảnh rỗi
9,3 6,7 51,3 40 59 2,7 4 96,3 29 74,7 62,7 84,3 2,7 4 0 20 40 60 80 100 120 Xem ti vi Đọc sách báo Đi chơi bạn bè, hàng xóm Đi thăm cha mẹ, người thân, Ngủ, nghỉ ngơi tại nhà Đi du lịch Hoạt động khác Trước 2006 Sau 2006
Như vậy, các chính sách không chỉ tác động trực tiếp đến điều kiện cơ sở tầng, mức sống, thu nhập, điều kiện giáo dục, chăm sóc sức khỏe...của người dân nơi đây mà còn gián tiếp tác động đến thói quen sinh hoạt văn hóa của người dân. Người dân hiện nay sử dụng tivi, nghe đài để phục vụ nhu cầu giải trí của mình trong thời gian rảnh rỗi là chính.
* Hoạt động tƣơng trợ, giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn
Đối với người dân nông thôn, tính cộng đồng luôn được hiện hữu thường xuyên trong các mối quan hệ xung quanh. Tính cố kết cộng đồng cũng được thể hiện rõ nét khi người dân gặp khó khăn hoạn nạn. Điều tra cho thấy sự giúp đỡ khi gặp khó khăn hoạn nạn có xu hướng ngày càng
tăng lên. Hầu hết theo đánh giá của người dân thì hiện nay sự giúp đỡ này là khá thường xuyên. Khi gặp khó khăn hoạn nạn, người nghèo nhận được nhiều sự sẻ chia, giúp đỡ từ nhiều người, từ bà con ruột thịt, đến dòng họ, và đặc biệt là nhận được sự giúp đỡ, quan tâm của chính quyền, hội phụ nữ.
Đây chính thể hiện sự tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, tương trợ lẫn nhau khi gặp khó khăn đối với người dân Việt Nam, thể hiện được tính cộng đồng cao đẹp của người dân.
Bảng 3.14: Sự giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn
(Đơn vị: %)
Sự giúp đỡ Trƣớc 2006 Sau 2006
Giúp đỡ của bà con ruột thịt 99 100
Giúp đỡ của dòng họ 85 89,3
Giúp đỡ của chính quyền thôn, xã 86,7 93,3
Giúp đỡ của Hội phụ nữ 97,7 99,7
Nhìn vào bảng số liệu chúng ta có thể thấy được sự quan tâm sẻ chia khi gặp khó khăn của gia đình, cộng đồng, xã hội và chính quyền đối với những người nghèo, những người yếu thế trong xã hội có xu hướng tăng lên. Sự quan tâm giúp đỡ của mạng lưới quan hệ xã hội càng cao càng thể hiện được tính tương thân tương ái trong cộng đồng tăng lên. Nếu so với trước đây, sự giúp đỡ của bà con, ruột thịt là chủ yếu thì đến nay, ngoài sự giúp đỡ của bà con ruột thịt, dòng họ còn có sự tham gia giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể xã hội, của chính quyền địa phương đối với người nghèo khi họ gặp khó khăn..
“ Trước đây thì khó khăn có anh em, họ hàng giúp đỡ, bây giờ chính quyền, làng xã cũng quan tâm, nhà có ma chay hiếu hỉ biết mình khó khăn
Hội phụ nữ, họ giúp mình nhiều...” (PVS nữ, 46 tuổi, TH, Thôn Bái Trại - Định Tăng)
Các mối quan hệ gia đình, cộng đồng và xã hội của hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ chính là các vốn xã hội có ý nghĩa quan trọng giúp người nghèo nâng cao cuộc sống của mình. Bên cạnh các yếu tố đo lường được, của vốn con người, có ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động như học vấn, tay nghề, vốn… thì còn có những yếu tố vô hình nhưng đôi khi lại là yếu tố quyết định đến thu nhập của người nghèo. Các yếu tố vô hình đó có thể là những quan hệ xã hội mà một người có được từ vị trí xã hội hoặc gia đình mình. Mạng lưới xã hội đóng vai trò đáng kể với sự định vị trong phân tầng mức sống và thăng tiến của hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ, giúp cho họ có cơ hội thoát ra khỏi tình trạng nghèo đói. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vốn xã hội của người nghèo còn rất hạn chế. Họ cũng thường có họ hàng nghèo, bạn bè nghèo vì vậy khả năng giúp đỡ từ người khác là rất ít.
Đánh giá về sự thay đổi trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ ở nông thôn, có đến 98,3% người trả lời đánh giá là tăng lên, chỉ có 1% đánh giá là như cũ và cá biệt là 0,7% đánh giá giảm đi. Như vậy cùng với việc đời sống vật chất của hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được nâng lên nhờ có những tác động tích cực của chính sách xóa đói giảm nghèo thì đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân cũng có những biến đổi, tuy nhiên mức độ biến đổi trong đời sống sinh hoạt tinh thần có xu hướng thay đổi chậm hơn so với sự thay đổi của đời sống vật chất. Những thói quen sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân nông thôn nói chung và hộ gia đình nghèo nói riêng vẫn còn được lưu giữ, ngoài ra người nghèo đã tiếp cận, thụ hưởng nhiều hơn các giá trị văn hóa tinh thần thông qua các phương tiện truyền thông như sách báo, đài, tivi... Người dân có xu hướng quan tâm, chăm sóc đến con cái hơn trước, thời