Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách xóa đói giảm nghèo đối với hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ” (Nghiên cứu tại xã Định Tăng và Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) (Trang 30)

9. Kết cấu của khóa luận

1.2.2.Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Xóa đói giảm nghèo là một chính sách lớn được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Công tác xóa đói giảm nghèo không còn là nhiệm vụ riêng

của Nhà nước hay một quốc gai riêng lẻ, mà nó đã trở thành một vấn đề toàn cầu và mọi người đều cần phải chung tay góp sức. Đối với Việt Nam, công tác xóa đói giảm nghèo đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể. Chuẩn nghèo của nước ta liên tục thay đổi và có xu hướng tăng. Tuy nhiên, với mức chuẩn nghèo quy định như hiện nay của nước ta thì vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình chung của thế giới.

Vấn đề nghèo đói và XĐGN ở nước ta là vấn đề được Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành cũng như nhiều cơ quan, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX đến nay đã có nhiều công trình khoa học, đề tài nghiên cứu, bài viết liên quan đến vấn đề xóa đói, giảm nghèo được công bố, cụ thể là các công trình sau:

- Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Hân, Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường, Nxb Chính trị quốc gia, 1996. Cuốn sách này nêu lên các quan niệm về phân hóa giàu nghèo và tình trạng đói nghèo ở nước ta và trên thế giới; đánh giá thực trạng đời sống, các khó khăn và yêu cầu của phụ nữ nghèo nông thôn; đưa ra các khuyến nghị khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách XĐGN, giúp phụ nữ nghèo nông thôn vươn lên. - Nguyễn Thị Hằng, Vấn đề xóa đói,giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, 1997. Cuốn sách đã đánh giá khá đầy đủ về thực trạng nghèo đói ở Việt Nam và biện pháp XĐGN ở nông thôn nước ta đến năm 2000.

- PGS.TSKH Lê Du Phong - TS. Hoàng Văn Hoa (đồng chủ biên), Kinh tế thị trường và sự phân hóa giàu - nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Các tác giả đã đánh giá những thành tựu về kinh tế - xã hội qua hơn 10 năm đổi mới và tiềm năng ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc nước ta.

nghèo ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, 2001. Các tác giả đã phản ánh tổng quan về nghèo đói trên thế giới; đưa ra các phương pháp đánh giá về nghèo đói hiện nay ở Việt Nam và nghiên cứu thực tiễn về nghèo đói ở tỉnh Quảng Bình; qua đó đưa ra một số quan điểm, giải pháp chung về XĐGN ở Việt Nam.

- Vũ Minh Cường, Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Hà Giang, Luận văn tốt nghiệp cử nhân chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003. Tác giả đã phân tích thực trạng nghèo đói ở tỉnh Hà Giang, các chính sách hỗ trợ cho người nghèo ở tỉnh và đề xuất các giải pháp về mặt chính sách nhằm XĐGN cho đồng bào DTTS tại địa bàn tỉnh.

- Xóa đói giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam, Nguyễn Hải Hữu, Hà Nội. 4/ 1997

- Giàu nghèo trong nông thôn hiện nay, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1993.

Nghiên cứu công tác xóa đói giảm nghèo cũng đã thu hút được sự quan tâm của một số nhà Khoa học như:

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về: “Thực trạng nghèo đói và giải pháp xóa đói giảm nghèo ở một số tỉnh ven biển miền Trung” do PGS. TS Khổng Diễn làm chủ nhiệm.

- Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ về: “Tình trạng nghèo đói trên thế giới và Việt Nam: hiện trạng, vấn đề và các phương thức giải quyết” do Lương Thị Thu Trang làm chủ nhiệm.

Ngoài ra, còn có rất nhiều tác giả cũng quan tâm đến vấn đề đói nghèo như: - Loay hoay chọn chuẩn nghèo, Nguyễn Tiêm, Báo nông thôn ngày nay, 23/ 11/ 2009.

- Thiết lập kênh tín dụng phục vụ người nghèo nông thôn, Phạm Văn Thực, Tạp trí Cộng sản, Hà Nội, 20/ 9/ 1949.

Nghiên cứu về vấn đề nữ chủ hộ không thể không nhắc tới Luận án Thạc sỹ 1994 với đề tài Hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ ở Việt Nam của Vũ Mạnh Lợi, được đăng trên Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam do Tương Lai chủ biên, NXB KHXH, Hà Nội 1996, trang 2002- 244, đã khái quát được bức tranh về hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ ở Việt Nam và có những đóng góp quý báu trong vấn đề nghiên cứu về nữ làm chủ hộ ở Việt Nam, chỉ ra những yếu tố quyết định của hiện tượng chủ hộ nữ là tuổi, tình trạng hôn nhân, nơi ở, sự hiện diện của cha mẹ hay con cái đã trưởng thành trong hộ và số năm đi học. Những kết quả nghiên cứu của Luận văn là những tư liệu quý giá trong tiếp cận vấn đề nữ chủ hộ ở Việt Nam.

Nhìn chung các công trình trên đã bước đầu cũng đã tiếp cận các vấn đề bức thiết của thực tiễn đặt ra, cung cấp được các luận cứ làm cơ sở cho việc rà soát, đánh giá chính sách. Đồng thời, còn có nhiều công trình khoa học khác nghiên cứu vấn đề XĐGN ở nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể khẳng định, các công trình nghiên cứu về nghèo đói và XĐGN ở nước ta là rất phong phú. Nhiều ý kiến khẳng định tính ưu việt của các chính sách, thừa nhận những thành tựu nhất định về kinh tế - xã hội do chính sách XĐGN của Đảng và Nhà nước ta mang lại song cũng còn không ít ý kiến nhận thấy hiệu quả của chính sách còn rất hạn chế, thiếu tính bền vững... Có rất nhiều các công trình nghiên cứu về các chính sách XĐGN trong thời gian gần đây, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu xã hội học đánh giá tác động của các chính sách XĐGN đối với đời sống hộ nghèo do

Đối với luận văn nghiên cứu tác động của chính sách xóa đói giảm nghèo đối với phụ nữ nông thôn (nghiên cứu tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) mong muốn đóng góp thêm một phần nhỏ vào xu hướng nghiên cứu chính sách XĐGN ở nước ta.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách xóa đói giảm nghèo đối với hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ” (Nghiên cứu tại xã Định Tăng và Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) (Trang 30)