Mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu, các phƣơng pháp phân tích, tiếp cận đƣợc sử

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội (Trang 49)

đƣợc sử dụng trong đề tài

+ Để hoàn thành mục đích, yêu cầu của lĩnh vực, Đề tài tập trung

nghiên cứu các đối tƣợng sau đây:

- Du lịch di sản văn hóa

- Quản lý du lịch di sản văn hóa

- Công tác quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội

- Làm thế nào để quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội đạt hiệu quả tối ƣu.

+ Phƣơng pháp tiếp cận của Đề tài

Đề tài đƣợc tiếp cận theo các cách sau đây;

Tiếp cận tổng thể, nắm vững, kế thừa và phát triển một số vấn đề lý luận về quản lý di sản văn hóa và quản lý du lịch di sản văn hóa; lý luận về mối quan hệ tƣơng tác giữa di sản văn hóa và du lịch, nguyên tắc khảo sát đánh giá đặc điểm thị trƣờng khách du lịch di sản văn hóa thông qua các văn bản, sách, tài liệu và các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố.

38

Tiếp cận các thông tin, tƣ liệu về di sản văn hóa và khai thác các giá trị của di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch ở một số nƣớc trên Thế giới thông qua các tƣ liệu, sách, báo..vv.

Tiếp cận các thông tin tƣ liệu về di sản văn hóa, quản lý di sản văn hóa của các địa phƣơng trong nƣớc thông qua thông tin tƣ liệu, sách, báo, chuyên gia.

Tiếp cận các nhận định, đánh giá về du lịch di sản văn hóa Hà Nội, quản lý hoạt động du lịch di sản văn hóa Hà Nội, thông qua các báo cáo chính thức, phỏng vấn các nhà quản lý du lịch, nhà nghiên cứu và doanh nhân, thực hiện điều tra, khảo sát thực tế và ý kiến của khách du lịch.

Tiếp cận các đặc thù tự nhiên, khí hậu, lịch sử, kinh tế, xã hội, con ngƣời Hà Nội và vị thế của Thủ đô dƣới góc độ quản lý du lịch di sản văn hóa.

Tổng hợp các vấn đề nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý khả thi 2.4. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

- Địa điểm: Nghiên cứu tại Thủ đô Hà Nội về nội dung Quản lý du lịch

di sản văn hóa trên địa bàn Thành phố.

- Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ tháng 12 năm 2013 cho đến tháng 10 năm 2014.

39

2.5. Quy trình nghiên cứu

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA

BÀN HÀ NỘI

ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN

HÀ NỘI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HIỆN TẠI VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QL DLDSVH TRÊN

ĐỊA BÀN HÀ NỘI

40

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

3.1. Tình hình phát triển du lịch di sản văn hóa tại Hà Nội.

3.1.1. Khái quát về giá trị Di sản văn hóa Hà Nội.

Cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc, văn hóa Thăng Long – Hà Nội đƣợc hình thành, vun đắp qua nhiều thế hệ, góp phần làm giàu thêm di sản văn hóa dân tộc. Là trung tâm chính trị, ngoại giao, hành chính, kinh tế, văn hóa lớn của cả nƣớc, sau Nghị quyết của Quốc hội số 15/2008/QH 12, Hà Nội không chỉ tăng quy mô về diện tích và dân số, mà còn là nơi lƣu giữ kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng.

Thăng Long – Hà Nội có bề dày văn hóa phong phú và đa dạng. Trƣớc khi điều chỉnh địa giới hành chính, Hà Nội đã là trung tâm văn hóa điển hình của Việt Nam. Sau khi mở rộng, không gian văn hóa thủ đô, vốn đã là trung tâm của bốn vùng văn hóa (xứ Đoài, Sơn Nam Hạ, Kinh Bắc, xứ Đông), nay mở rộng ra cả một phần của văn hóa Mƣờng Hòa Bình, văn hóa các dân tộc ít ngƣời thuộc huyện Ba Vì và một phần văn hóa vùng đất tổ Mê Linh, vốn xƣa là cửa ngõ của Thăng Long – Hà Nội. Có thể khẳng định một điều rằng, văn hóa Hà Nội mang đậm nét tinh tế, thanh lịch do kết tụ tinh hoa truyền thống, thể hiện từ nết ăn, nết ở, lối mặc đến cách ăn nói, giao tiếp hàng ngày. Không chỉ vậy, sự tiêu biểu cho văn hóa toàn vùng còn đƣợc thể hiện trong những lễ hội truyền thống, hoạt động tín ngƣỡng, vui chơi, giải trí. Dấu ấn kinh thành còn để lại khá đậm nét qua các di tích lịch sử văn hóa, qua các phong tục, nghi lễ trong các lễ hội truyền thống…vv.

Tính đến thời điểm hiện tại (tháng 6-2014), trong hơn 40.000 di tích hiện có trên cả nƣớc thì Hà Nội đã có khoảng 6.000 di tích lịch sử văn hóa, trong đó di tích xếp hạng cấp quốc gia khoảng 1.300, cấp thành phố khoảng

41

hơn 900, và hơn 3.100 di tích đang trong thời gian hoàn thiện hồ sơ đề nghị xếp hạng.

Biểu đồ 3.1 Di tích li ̣ch sƣ̉ văn hóa Hà Nô ̣i so với cả nƣớc

Nguồn: Tổng cục du lịch

Tính đến thời điểm tháng 10 năm 2014, trong tổng số 19 di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản tƣ liệu của đất nƣớc đƣợc UNESCO công nhận là di sản thế giới và di sản văn hóa thế giới, thì Hà Nội đóng góp 4, đó là Hội Gióng, Hoàng Thành Thăng Long, Ca trù và Bia tiễn sĩ Văn Miếu. Ngoài ra, Hà Nôi còn có 02 di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, đó là Di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội và Khu di tích Phủ Chủ tịch. Hơn nữa, Hà Nội còn có Văn Miếu – Quốc Tử Giám, đƣợc coi là trƣờng đại học đầu tiên, biểu tƣợng giáo dục của Việt Nam thời kỳ phong kiến; khu vực Hƣơng Sơn – quần thể di tích lịch sử văn hóa, đồng thời là trung tâm du lịch tâm linh không chỉ của Hà Nội; khu phố cổ với những nét độc đáo về văn hóa, kiến trúc, nghề thủ công truyền thống…Và các giá trị văn

87%

3% 2% 8%

Di ch ch văn a n i so v i n c

c nh nh c p c gia i HN

42

hóa nổi bật gắn liền với lịch sử cận đại Việt Nam, tiêu biểu là cụm di tích Quảng Trƣờng Ba Đình, lăng Bác Hồ, Bảo tàng Hồ Chí Minh. Và nhiều di tích lịch sử quốc gia thuộc loại quan trọng là các di tích chùa Hƣơng, chùa Thầy, Bối Khê, Trăm Gian, Tây Phƣơng, Mía, Đậu, các đình Tây Đằng, Chu Quyến, Tƣờng Phiêu, Đại Phùng, Hoàng Xá…Đây là những di tích không chỉ không có giá trị tiêu biểu về niên đại, kiến trúc…, mà còn có nhiều cổ vật quý hiếm phản ánh bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa của Hà Nội và dân tộc Việt Nam.

20%

80%

Di n văn a i i t Nam

i c nh nh c

Biểu đồ 3.2. Di sản văn hóa thế giới ta ̣i Viê ̣t Nam

Nguồn: Tổng cục du lịch

Không chỉ giàu có về khối lƣợng di sản văn hóa vật thể, Hà Nội còn có một kho tàng văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Riêng về lễ hội, cùng với vùng đất tổ đền Hùng (Phú Thọ) và vùng đất Kinh Bắc, Hà Nội là một trong ba vùng tập trung nhiều lễ hội với những nghi lễ đặc sắc, mang đậm nét văn hóa đồng bằng Bắc Bộ. Hiện nay, Hà Nội có 1.095 lễ hội trong số hơn 8.000 lễ hội của cả nƣớc (1.075 lễ hội dân gian, 7 lễ hội tôn giáo, 2 lễ hội lịch sử cách mạng), trong đó có những lễ hội đặc trƣng, có sức lan tỏa khắp cả

43

nƣớc nhƣ lễ hội chùa Hƣơng với thời gian diễn ra lâu nhất nƣớc và lễ hội Gióng đã đƣợc Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Biểu đồ 3.3. Lễ hô ̣i văn hóa Hà Nô ̣i so với cả nƣớc

Nguồn: Tổng cục du lịch

Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng Hà Nội có nguồn tài nguyên Di sản văn hóa vô cùng quí giá và đây sẽ là cơ cơ sở vững chắc và phong phú cho việc xây dựng sản phẩm du lịch di sản văn hóa và tổ chức hoạt động du lịch di sản văn hóa mạnh mẽ, đa dạng về loại hình sản phẩm, có sức hút lớn đối với du khách trong và ngoài nước, góp phần phát triển du lịch đa dạng.

i văn a c nh nh c; 6905 i văn a dân gian n i; 1075 i tôn gi o n i; 9 ch ng ; 11 i ch văn a n i so v i n c

44

3.1.2. Tình hình phát huy giá trị di sản văn hóa cho du lịch trên địa bàn Hà Nội.

3.1.2.1. Khách du lịch đến Hà Nội.

Bảng 3.1. Tổng hợp khách du lịch nội địa đến Hà Nội (Từ năm 2011 đến 2013)

Năm 2011 2012 2013

Tổng hợp vào Hà Nội 11.660.000 12.826.000 13.980.000

Nguồn Sở VH,TT& DL Hà Nội

10.500.000 11.000.000 11.500.000 12.000.000 12.500.000 13.000.000 13.500.000 14.000.000 B n ổn ợp k á du n đ a đ n N ( năm 2011 - 2013) 11.660.000 12.826.000 13.980.000 ă 2011 ă 2012 ă 2013

Biểu đổ 3.4. Tổng hợp khách du lịch nội địa đến Hà Nội (Từ năm 2011 đến 2013)

45 Bảng 3.2 Tổng hợp khách du lịch quốc tế đến Hà Nội (Năm 2011 đến 2013) Năm 2011 2012 2013 Tổng vào Hà Nội 1,887,000 2,100,000 2,350,000 Trung Quốc 309,400 207,726 250,000 Hàn Quốc 53,058 118,358 120,540 Pháp 103,784 130,533 120,000 Nhật 115,576 152,441 170,050 Mỹ 68,394 85,983 95,650

Nguồn Sở VH,TT& DL Hà Nội

Biểu đồ 3.5. Tổng hợp khách du lịch quốc tế đến Hà Nội (Năm 2011†2013)

Năm 2011: Hà Nội đạt gần 1,9 triệu lƣợt khách quốc tế đến Thủ đô, tăng 11% so với năm 2010. Riêng khách quốc tế lƣu trú tại Hà Nội đạt 1,4 triệu lƣợt khách, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2010. Một số thị trƣờng khách

0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 ă 2011 ă 2012 ă 2013 Tổng vào HN Khác Trung Quốc Hàn Quốc Pháp Nhật Mỹ

46

trọng điểm có mức tăng đáng kể nhƣ khách Trung Quốc đạt trên 309.000 lƣợt khách, tăng 19% so với năm 2010; khách Australia đạt gần 109.000 lƣợt khách, tăng 28%; khách Nhật Bản đạt 115.600 lƣợt khách, tăng 13%; khách Hàn Quốc đạt trên 53.000 lƣợt khách, tăng 22%.

Năm 2012: Hà Nội đón 14,4 triệu lƣợt khách du lịch năm 2012. Năm

2012, ngành du lịch Thủ đô đã thu hút 14,4 triệu lƣợt khách du lịch, trong đó có 2,1 triệu lƣợt khách quốc tế (tăng 11,3% so với năm 2011) và 12,3 triệu lƣợt khách nội địa (tăng 5,5% so với năm 2011). Đáng mừng là hầu hết các thị trƣờng khách trọng điểm đến Hà Nội đều có lƣợng khách tăng đáng kể. Cụ thể, khách Hàn Quốc tăng 53%, Singapore tăng 49%, Nhật Bản tăng 32%, Trung Quốc tăng 27%, Mỹ tăng 26%, Ôxtrâylia tăng 20%...

Do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế khiến công suất sử dụng buồng, phòng khách sạn trên địa bàn ƣớc đạt 55,44% (giảm 2,54% so với năm 2011). Giá phòng trung bình của khối khách sạn từ 3 đến 5 sao cũng giảm nhẹ từ 4,1- 9%, trong khi đó khối khách sạn từ 1-2 sao, giá phòng lại có xu hƣớng tăng trung bình khoảng 11%. Tổng thu về du lịch đạt 30.680 tỉ đồng.

Năm 2013: Trên 16,5 triệu lƣợt du khách đã đến Hà Nội, trong đó số

lƣợng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội tiếp tục tăng trƣởng cao, đạt 2.580.900 triệu lƣợt khách, tăng 22,9%, khách nội địa ƣớc đạt 13.997.800 lƣợt, tăng 13,82%. Một số thị trƣờng khách trọng điểm đến Hà Nội tăng đáng kể nhƣ: Khách Nhật Bản ƣớc đạt 185,680 lƣợt tăng 11,7%, khách Hàn Quốc ƣớc đạt 135.953 lƣợt tăng 56,9% khách Úc ƣớc đạt 160.787 lƣợt tăng 22,5%, khách Đài Loan ƣớc đạt 106.747 lƣợt tăng 16,3%, khách Mỹ ƣớc đạt 96.650 tăng 09,6%, khách Anh đạt 99.252 tăng 26,4%.

Ngày 20/12/2013, Sở VHTTDL Hà Nội đã tổ chức sự kiện đón vị khách quốc tế thứ 2.500.000 đến Hà Nội năm 2013 để đánh dấu sự kiện tăng trƣởng

47

ấn tƣợng của du lịch Thủ đô, lần đầu tiên khách quốc tế vƣợt qua mốc 2,5 triệu lƣợt. Tổng thu về du lịch đạt 38.500 tỉ đồng, tăng 20,31% so với năm 2012.

Nhận xét:

Hiện tại chưa có số liệu thống kê cụ thể tỷ lệ khách du lịch nội địa và quốc tế đến thăm quan các di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội. Theo ước tính tỷ lệ khách du lịch nội địa chiếm rất nhỏ so với tổng lượng khách đến Hà Nội. Về tỷ lệ khách du lịch quốc tế ước tính đạt khoảng gần 50% tổng lượng khách thăm quan.

3.1.2.2. Hoạt động du lịch di sản văn hóa tại các di tích.

Hiện nay tại Hà Nội có những di sản văn hóa sau đang đƣợc khai thác phục vụ khách du lịch:

1. Văn Miếu Quốc Tử Giám “Nguồn từ: http://dch.gov.vn”

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú

hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ Việt Nam đƣa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vƣờn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trƣờng đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tƣờng gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó đƣợc giới hạn bởi các tƣờng gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lƣợt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại

Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nƣớc.

48

Biểu đồ 3.6. Lƣơ ̣t khách đến tham quan tƣ̀ 2011 đến 2013

Số liệu khảo sát do Ban Quản lý di tích cung cấp

Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nƣớc đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến “cầu may” trƣớc mỗi kỳ thi.

2. Hoàng Thành Thăng Long “Nguồn từ: http://dch.gov.vn”

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh

thành Thăng Long - Hà Nội bắt đầu từ thời kỳ tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dƣới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dƣới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, đƣợc các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

Họa đồ thành Thăng Long thời Lê với sông Nhị chảy ở phía đông, tháp Báo Thiên ở giữa, vƣơng phủ chúa Trịnh chếch ở phía nam tháp, hồ Tây ở phía bắc và thành Thăng Long gồm hai vòng lũy nằm giữa Hồ Tây và tháp Báo Thiên (Tham khảo phần phụ lục hình ảnh)

49

Những di tích trên mặt đất và khai quật đƣợc trong lòng đất tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lƣu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hƣởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết, tƣ tƣởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại, đặc biệt Phật giáo, Nho giáo, thuyết phong thủy, mô hình vƣơng thành phƣơng Đông, mô hình kiến trúc quân sự phƣơng Tây (thành Vauban), đến từ Trung Hoa, Champa, Pháp, để tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo của một Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của một quốc gia vùng châu thổ sông Hồng. Kết quả giao thoa, tiếp biến văn hóa đó đƣợc biểu đạt trong tạo dựng cảnh quan, qui hoạch các khu cung điện, trong nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí cung đình với diễn biến văn hóa đa dạng qua các thời kỳ lịch sử. Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của ngƣời Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ (trải từ thời tiền Thăng Long, qua

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)