Xây dựng hệ thống chính sách quản lý Du lịch di sản văn hóa

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội (Trang 98)

Để phát triển du lịch di sản văn hóa thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Hà Nội cần có hệ thống chính sách phát triển du lịch di sản văn hóa phù

87

hợp bao gồm chính sách dài hạn và chính sách ngắn hạn và thể hiện trong chiến lƣợc, quy hoạch phát triển du lịch của Thủ đô. Chính sách phải đảm bảo khuyến khích, huy động tập trung nguồn lực, khai thác tối ƣu tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô; bảo tồn và phát huy đƣợc những giá trị truyền thống; nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Các nhóm chính sách ƣu tiên chủ yếu sau:

4.3.2.1. Chính sách dài hạn

1. Nhóm chính sách khuyến khích du lịch di sản văn hóa: Tạo điều

kiện cho khách du lịch quốc tế đến Hà Nội; Tăng cƣờng giới thiệu hình ảnh di sản văn hóa của Thủ đô tới du khách thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng; tăng cƣờng năng lực ứng dụng công nghệ cao nhằm hiện đại hóa thủ tục xuất, nhập cảnh để tránh tình trạng du khách xếp hàng hàng giờ để chờ làm thủ tục xuất, nhập cảnh.

Khuyến khích đầu tƣ khu vực tƣ nhân vào cơ sở hạ tầng nơi có các di sản văn hóa; ƣu đãi đầu tƣ khu vực có di sản văn hóa tiềm năng du lịch nhƣng khả năng tiếp cận hạn chế, khuyến khích phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch di sản văn hóa, phát triển các sản phẩm du lịch di sản văn hóa mang tính đặc thù, sản phẩm/dịch vụ mang tính chiến lƣợc nhằm hỗ trợ cho điểm đến; hình thành quỹ thời gian nghỉ ngơi khuyến khích du lịch; tăng cƣờng du lịch tìm hiểu văn hóa lịch sử và con ngƣời.

2. Nhóm chính sách kiểm soát chất lƣợng loại hình du lịch di sản văn hóa: nâng cao nhận thức của ngƣời dân về giá trị của các di sản văn hóa,

kiến thức của cán bộ quản lý trong công tác tổ chức, quản lý hoạt động du lịch di sản văn hóa tại các điểm tham quan nhằm đảm bảo vừa bảo vệ vừa phát huy giá trị di sản văn hóa. Xây dựng quy trình kiểm soát tổ chức tại các điểm di sản văn hóa nhằm bảo đảm công tác tổ chức đạt hiệu quả, phù hợp với sức chứa của di sản...vv.

88

3. Nhóm chính sách tăng cƣờng hợp tác Công và Công - Tƣ:

Đối với khu vực Công: Xây dựng quy trình tổ chức phối hợp thực hiện

triển khai công tác quản lý du lịch di sản giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc nhằm đảm bảo sự minh bạch trong trách nhiệm thực hiện công tác triển khai, tránh sự đùn đẩy trách nhiệm “cha chung không ai khóc”, công tác quản lý lỏng lẻo theo kiểu khi nào thật cấp bách mới phải giải quyết. Ngoài ra, cần phải phân công rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của từng đơn vị để khi việc đến là sẽ đƣợc thực hiện một cách khoa học và đúng tuần tự, tránh sự lặp lại và trách nhiệm không rõ ràng dễ dẫn đến cùng một việc nhƣng đến hai hay nhiều đơn vị cùng thực hiện.

Khu vực Công – Tƣ: Xây dựng cơ chế liên kết giữa đại diện nhà nƣớc

với khu vực tƣ nhân theo mô hình tham gia, đại diện, góp vốn, tham gia trong tƣ vấn hoạch định chính sách (hội đồng tƣ vấn PTDL Di sản văn hóa); quỹ phát triển/quỹ xúc tiến du lịch di sản văn hóa; chia sẻ trách nhiệm trong thực hiện chƣơng trình phát triển (xúc tiến, quảng bá, phát triển thƣơng hiệu, phát triển nguồn nhân lực); huy động nguồn lực từ khu vực tƣ nhân cho hoạt động chung của vùng; xã hội hoá đầu tƣ phát triển hạ tầng du lịch; ƣu đãi đối với những dự án đầu tƣ vào phát triển du lịch di sản văn hóa; huy động doanh nghiệp đóng góp quỹ xúc tiến du lịch di sản văn hóa theo tỷ lệ doanh thu hoặc tỷ lệ theo số lƣợng khách quốc tế.

4. Nhóm chính sách phát triển du lịch di sản văn hóa bền vững:

Khuyến khích, ƣu đãi đối với các dự án phát triển du lịch di sản văn hóa có sử dụng nhiều lao động địa phƣơng; khuyến khích, hỗ trợ thực hiện chƣơng trình giám sát môi trƣờng tại các khu, tuyến, điểm và cơ sở dịch vụ phục vụ cho hoạt động du lịch di sản văn hóa; cơ chế tạo lập quỹ bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên và nhân văn phục vụ hoạt động du lịch di sản văn hóa.

89

5. Nhóm chính sách xúc tiến, quản bá hình ảnh du lịch di sản văn hóa Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung tới các nƣớc trong khu vực và trên thế giới: Tăng cƣờng công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh di sản văn

hóa Thủ đô nói riêng và của Việt Nam nói chung thông qua các hoạt động giao lƣu văn hóa quốc tê, các hội chợ du lịch quốc tế thƣờng niên, các hoạt động giới thiệu hình ảnh di sản văn hóa Hà Nội và Việt Nam đƣợc UNESCO công nhận qua các chƣơng trình Ngày văn hóa Việt Nam ở nƣớc ngoài. Phối kết hợp với Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch thành lập các Văn phòng xúc tiến và quản bá hình ảnh du lịch di sản văn hóa Hà Nội và Việt Nam tại các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.

6. Nhóm chính sách đào tạo: Tăng cƣờng đào tạo nhận thức về tầm

quan trọng, giá trị của các di sản văn hóa, trách nhiệm quản lý và triển khai thực thi cho đội ngũ cán bộ làm việc trong ngành du lịch nói riêng và các bộ, ban, ngành có công tác phối hết hợp nói chung. Tổ chức đào tạo và công tác định kỳ kiểm tra sát hạnh đối với các thuyết minh viên, hƣớng dẫn viên du lịch tại các điểm du lịch di sản văn hóa nhằm bảo đảm sự truyền đạt thông tin tới du khách phải mang tính nhất quán, chính xác, phát huy giá trị di sản văn hóa.

7. Nhóm chính sách quy định các chế tài xử phạt đối với tổ chức, các

nhân sai phạm trong tổ chức, thực hiện, quản lý hoạt động du lịch di sản văn hóa gây tổn hại đến giá trị di sản văn hóa và lợi ích quốc gia.

4.3.2.2. Chính sách ngắn hạn

1. Chính sách đầu tƣ đầu tƣ tập trung cho các khu du lịch di sản văn hóa đƣợc Thế giới (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa của nhân loại, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế: ƣu đãi bằng các công cụ tài chính, hỗ trợ trực tiếp của nhà nƣớc về cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm, phân cấp quản lý đối với khu du lịch di sản văn hóa quốc gia.

90

2. Chính sách đầu tƣ phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa đặc trƣng Hà Nội có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế: tăng cƣờng nghiên cứu thị trƣờng, xây dựng chiến lƣợc sản phẩm; khuyến khích sản phẩm du lịch di sản văn hóa mới có tính chiến lƣợc; hỗ trợ xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu du lịch di sản văn Hà Nội, sản phẩm đặc trƣng; liên kết khai thác giá trị văn hóa nổi trội của Thủ đô.

3. Chính sách bảo vệ môi trƣờng tại các khu, tuyến điểm du lịch di sản văn hóa, cơ sở dịch vụ du lịch: áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trƣờng; kiểm tra xử lý vi phạm về môi trƣờng du lịch; xây dựng nếp sống văn minh du lịch;

4. Chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch: Khuyến khích đào tạo và chuyển giao kỹ năng tại chỗ; thu hút chuyên gia, nhân tài, nghệ nhân trong và ngoài nƣớc phục vụ cho đào tạo du lịch di sản văn hóa; tăng cƣờng chuẩn hóa kỹ năng, chƣơng trình đào tạo; đẩy mạnh thẩm định, công nhận kỹ năng; tạo điều kiện di chuyển, chuyển đổi nghề nghiệp; hình thành mã ngành đào tạo du lịch di sản văn hóa ở các cấp đào tạo; sử dụng phí dịch vụ vào việc đào tạo và phát triển nhân lực.

5. Chính sách về xúc tiến quảng bá tại các thị trƣờng trọng điểm: tăng cƣờng nghiên cứu thị trƣờng, phân đoạn các thị trƣờng mục tiêu; hỗ trợ về tài chính đối với thị trƣờng trọng điểm; liên kết, tập trung nguồn lực trong và ngoài nƣớc cho xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch di sản văn hóa Thủ đô; hình thành các kênh quảng bá toàn cầu đối với những thị trƣờng trọng điểm; chiến dịch quảng bá du lịch di sản văn hóa tại các thị trƣờng trọng điểm.

6. Chính sách phát triển du lịch văn hóa cộng đồng: Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch làng nghề truyền thống; tăng cƣờng năng lực tham gia của động đồng; tuyên truyền nâng cao nhận thức; phát triển mô hình nghỉ tại nhà dân (homestay) tại các điểm tham quan di sản văn hóa và

91

các làng nghề truyền thống; hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch văn hóa cộng đồng; hỗ trợ chuyển đổi nghề sang làm du lịch ở các vùng nông thôn, ven đô nơi có các di sản văn hóa.

7. Chính sách hợp nhất hóa quản lý di sản văn hóa: Đối với các di sản Thế giới giao trực tiếp cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm cao nhất trong việc quản lý. Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch trình Chính phủ thành lập Ban Quản lý các Di sản văn hóa Thế giới và trực tiếp phân công nhiệm vụ cho đầu mối của Ban Quản lý chịu trách nhiệm quản lý từng di sản Thế giới. Đối với các Di sản văn hóa cấp Quốc gia trên địa bàn của từng khu vực thì giao trực tiếp cho Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành quản lý trực trực tiếp…vv.

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội (Trang 98)