Kiểm tra, giám sát thực thi chính sách

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội (Trang 110)

Công tác theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách cần phải nghiêm túc thực hiện, có báo cáo định kỳ gửi lên Ban Quản lý du lịch di sản văn hóa Thành phố để giám sát, theo dõi và chỉ đạo kịp thời khi công tác triển khai thực hiện không đƣợc thực thi đúng theo chính sách. Việc theo dõi kiểm tra, đôn đốc công tác thực hiện triển khai chính sách phát triển du lịch di sản văn hóa nói riêng và Quy hoạch phát triển du lịch và văn hóa Thủ đô đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 nói chung cần phải nghiêm túc thực hiện trên tinh thần giám sát chặt chẽ. Tăng cƣờng tổ chức cho lực lƣợng triển khai công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát. Cần đƣa ra và thực hiện nghiêm túc những quy định về thƣởng phạt phân minh sẽ là cơ sở để giải quyết tình trạng ỉ lại, sự yếu kém về tinh thần trách nhiệm, sự thiếu tính phối hợp trong công tác tổ chức, xử lý công việc chung chung không triệt để. Ngoài ra, việc ban hành các quy chế phối hợp tổ chức để tránh sự chồng chéo cũng sẽ giải quyết đƣợc tình trạng công việc bị ùn tắc “cha chung không ai khóc” , thiếu sự gắn kết chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện. Hơn nữa, tăng cƣờng nguồn lực đƣợc đào tào chuyên môn, có nghiệp vụ cao trong công tác kiểm tra giám sát để trách dẫn đến tình trạng không phát hiện đƣợc kịp thời hoặc không thể phát hiện đƣợc những sai sót, yếu kém trong quá trình triển khai thực hiện chính sách...vvv.

99

4.3.5. Đánh giá và điều chỉnh chính sách.

Ban Quản lý du lịch di sản văn hóa Thành phố là cơ quan chủ trì trong việc đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm trong việc triển khai thực thi chính sách Quản lý và phát triển du lịch di sản văn hóa trên địa bàn. Mục tiêu đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm chính sách quản lý và phát triển du lịch di sản văn hóa là nhằm mục đích tự xem xét, tự kiểm tra, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí, xem xét chính sách từ nhiều góc độ khác nhau để nắm đƣợc toàn bộ nội dung chính sách. Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm chính sách là quá trình nhận định, so sánh các nội dung của chính sách dựa trên những tiêu chí đã đƣợc xác định.

Việc phân tích và đánh giá chính sách quản lý và phát triển du lịch di sản văn hóa phải đƣơc kết hợp với nhau, đó là hoạt động xem xét, đối chiếu, so sánh tình hình thực tiển với mục tiêu, nội dung và ảnh hƣởng của Chính sách để đƣa ra những kiến nghị phục vụ công tác quản lý và phát triển du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội..

Các thời điểm phân tích đánh giá chính sách quản lý và phát triển du lịch di sản văn hóa:

+ Phân tích đánh giá trƣớc khi ban hành chính sách + Phân tích, đánh giá sau khi thực hiện chính sách

Một số nội dung cần đề cập khi phân tích, đánh giá Chính sách quản lý và phát triển du lịch di sản văn hóa:

Nội dung phân tích Chính sách: Bao gồm những mục phân tích sau: a- Phân tích kịch bản của chính sách:

Kịch bản của chính sách là 1 phác họa về vấn đề chính sách, mục tiêu chính sách, những thiết chế của chính sách và những hành động của từng nhóm đối tƣợng xã hội cụ thể khi chính sách đi vào hiệu lực.

100

Khi chuẩn bị cho 1 chính sách mới ra đời, ngƣời ta phải phân tích một số kịch bản khả dĩ để cân nhắc, so sánh và chọn 1 kịch bản tối ưu. Và khi

triển khai thực hiện chính sách sẽ có công tác đánh giá kết quả để xây dựng bổ sung cho chính sách được hiệu quả hơn.

b- Phân tích tác động của chính sách:

Tác động của chính sách là ảnh hƣởng của chính sách đối với các đối tƣợng khác nhau trong xã hội và đối với sự phát triển của du lịch di sản văn hóa nói chung.

Gồm tác động dƣơng tính, tác động âm tính và tác động ngoại biên. c- Phân tích phân hóa xã hội do chính sách:

Gồm nhóm đƣợc lợi, nhóm bị thiệt và nhóm vô can (Phân biệt các nhóm lợi ích).

d- Phân tích phản ứng xã hội đối với chính sách:

Gồm nhóm ủng hộ, nhóm phản đối và nhóm thờ ơ (tìm kiếm những bên liên quan: Stakeholders).

e- Phân tích tuổi thọ của CS: Thời gian tồn tại của CS: Có thời hạn hay lâu dài.

f- Phân tích nhu cầu sửa đổi hoặc ban hành mới CS: Sự cần thiết ban hành CS hay sử dụng các giải pháp khác: Thông qua các tổ chức, thị trƣờng...vv.

Điều chỉnh chính sách:

Sự cần thiết của việc điều chỉnh chính sách nhằm giảm thiểu rủi ro là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc điều chỉnh chính sách sao cho phù hợp cần phải có đánh giá kỹ lƣỡng và phải qua các khâu thẩm định, kiểm tra tính phù hợp để không làm ảnh hƣởng đến tổng thể của Chính sách đã đƣợc phê duyệt.

Do vậy, trong quá trình triển khai, thƣc hiện chính sách, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội sẽ là cơ quan đầu mối tiếp nhận các đóng góp ý

101

kiến, góp ý bổ sung từ các sở, ban, ngành, các địa phƣơng nơi đang thực hiện triển khai chính sách. Sở sẽ có trách nhiệm thống kê, tổng hợp toàn bộ những ý kiến đóng góp để kiến nghị lên Ban Quản lý du lịch di sản văn hóa Thành phố để trình Ủy ban Nhân dân Thành phố xem xét điều chỉnh chính sách cho phù hợp với công tác triển khai và phát triển nhằm mục đích đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trên mọi mặt.

102

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu của Luận văn để đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội, tác giả xin phép đƣợc rút ra một số kết luận cơ bản nhƣ sau:

+ Hà Nội nằm ở vị trí trí địa lý trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, đầu mối giao thông quan trọng của cả nƣớc; có tiềm năng tài nguyên du lịch di sản văn hóa đa dạng và phong phú trên nền giá trị văn hóa lịch sử của Thủ đô 1000 năm văn hiến với nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị đặc biệt đƣợc thế giới công nhận. Đây là cơ sở quan trọng cho phát triển du lịch nói chung và du lịch di sản văn hóa Hà Nội nói riêng trong giai đoạn tới đây.

+ Là trung tâm Văn hóa – Chính trị - Xã hội đầu não của cả nƣớc Hà Nội có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật khá đồng bộ và ngày càng đƣợc hoàn thiện; có hệ thống các cơ sở đào tạo đa dạng vào loại bậc nhất của cả nƣớc; có hình ảnh của một Thủ đô văn hiến trên 1000 năm tuổi, thành phố vì hòa bình; tình hình an ninh chính trị ổn định; v.v. Đây là những điều kiện nguồn lực quan trọng cho phát triển du lịch di sản văn hóa Hà Nội.

+ Trong những năm qua, du lịch nói chung và du lịch di sản văn hóa Hà Nội nói riêng đã có những bƣớc phát triển nhanh với những kết quả đáng ghi nhận, theo đó đóng góp của du lịch nói chung vào GDP thành phố tăng từ 4,66% năm 2005 lên đến xấp xỉ 14% năm 2013; tạo đƣợc thêm nhiều việc làm cho xã hội; v.v. và góp phần tích cực làm “cầu nối” hữu nghị giữa các dân tộc thông qua hoạt động du lịch của Thủ đô.

+ Mặc dù có nhiều lợi thế về du lịch và có sự phát triển nhanh, tuy nhiên hoạt động phát triển và quản lý du lịch nói chung và du lịch di sản văn hóa Hà Nội nói riêng thời gian qua vẫn chƣa tƣơng xứng với vị trí là trung tâm du lịch của cả nƣớc, với trị trí quan trọng trong chiến lƣợc và quy hoạch chung phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nguyên nhân

103

của tình trạng trên đã đƣợc phân tích, nhận định và là căn cứ cho đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn tới đây.

+ Trên cơ sở phân tích về thực trạng quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội; những khó khăn – thuận lợi, cơ hội – thách thức trong công tác quản lý và phát triển du lịch di sản văn hóa Thủ đô giai đoạn tới cũng nhƣ những định hƣớng chủ yếu về tổ chức quản lý du lịch di sản văn hóa Hà Nội đã đƣợc xác định với mục tiêu phát triển du lịch nói chung và loại hình du lịch di sản văn hóa nói riêng thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2020 – 2030; Hà Nội thực sự trở thành trung tâm du lịch di sản văn hóa của cả nƣớc và du lịch di sản văn hóa Hà Nội không chỉ có sức cạnh tranh cao trong cả nƣớc mà còn trong khu vực, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và phát triển du lịch di sản văn hóa Việt Nam.

Để thực hiện các mục tiêu, chính sách và nội dung quy hoạch trong phát triển và quản lý loại hình du lịch di sản văn hóa. Đề tài đã đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội trong đó bao gồm các nhóm giải pháp dài hạn và các nhóm giải pháp ngắn hạn với những giải pháp khá cụ thể và đồng bộ đã đƣợc đề xuất cùng với lộ trình thực hiện nhằm đảm bảo khả năng thực thi quản lý và quy hoạch sau khi đƣợc các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

104

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Arthur Pedersen, 2002. Quản lý du lịch tại các khu di sản thế giới. UNESCO: Trung tâm Di sản Thế giới của UNESCO.

2. Đặng Hữu Bài, 2007, Đề tài: “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phật giáo Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập

quốc tế” - Cục Di sản văn hóa.

3. Bộ Văn hóa Thông tin - 45 năm Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam 4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch,

2013, Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Giải pháp phát triển thƣơng hiệu du lịch Việt Nam”.

5. CINET, 2013. Di sản văn hóa đóng vai trò rất quan trong trong việc phát triển Du lịch.

6. Cục Di sản văn hóa, 2009. Kỷ yếu Văn hóa Óc Eo: “Nhận thức và giải pháp bảo tồn phát huy giá trị di tích” – Cục Di sản văn hóa.

7. Cục Di sản Văn hóa, 2006. Bảo tàng hóa Di sản văn hóa làng. Hà Nội: NXB Thế giới.

8. Elements of Tourism Policy in Developing: Report by the Secretariant of UNCTAD, New York: United Nations, 1973.

9. Dennis L. FOSTER, 2008. Nhập môn giới thiệu về Du lịch và Lữ hành. Nhà xuất bản Giáo dục.

10.Nguyễn Thế Hùng , 2007. Phát huy giá trị di tích phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nƣớc. Tạp chí Di sản văn hóa, số 20

11.Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam, 2007. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO. 12.Quốc hội, 2002. Luật Di sản văn hóa. Hà Nội : NXB Chính trị Quốc gia.

105

13.Quốc Hội 2009. Luật Di sản văn hóa sửa đổi bổ sung. Hà Nội : NXB Chính trị Quốc gia.

14.Quốc Hội, 2005. Luật Du lịch Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia

15.SVHTTDL Hà Nội, 2005. Ấn tượng Thăng Long Hà Nội. Hà Nội: NXB Lao động.

16.SVHTTDL Hà Nội, 2012. Thăng Long – Hà Nội hội tụ ngàn năm. Hà Nội . 17.Thủ tƣớng Chính phủ “Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm

2020, tầm nhìn đến 2030”

18.Nguyễn Thị Bích Thủy, 2012. Bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội. Tạp chí VHNT số 335, tháng 5.

19.Tổng cục Du lịch, 2001. Non nước Việt Nam. Hà Nội: NXB Văn hóa Thông tin

20.Tổng cục Du lịch, 2004. Cẩm nang Marketing và Xúc tiến Du lịch bền vững ở Việt Nam. Hà Nội : Tổng cục Du lịch, NXB Thế giới.

21.Tổng cục du lịch, 2002. Các văn bản pháp luật về Du lịch và Thanh tra Du lịch. Hà Nội : NXB Thống kê

22.Tổng cục du lịch, 2002. Các văn bản pháp luật về Kinh doanh Lữ hành và Hướng dẫn du lịch. Hà Nội : NXB Chính trị Quốc gia

23.Nguyễn Minh Tuệ và nhóm tác giả, 1996. Địa lý Du lịch. Hà Nội : NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

24.Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội “Quy hoạch phát triển du lịch Thành phố đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030”.

25.VCCI, 1998. Có một Việt Nam như thế Đổi mới và Phát triển Kinh tế. NXB Chính trị Quốc gia.

26.Bùi Thị Hải Yến, 2011. Tuyến điểm Du lịch Việt Nam. Hà Nội : NXB Giáo dục Việt Nam.

106

Website:

27. Khái niệm Di sản văn hóa theo Công ƣớc di sản thế giới thì di sản văn hóa “http://vi.wikipedia.org/wiki/Di ” [Ngày truy cập: 23 tháng 10 năm 2014]. 28.Khái niệm di sản văn hóa theo UNESCO “http://www.bachkhoatrithuc.vn” [Ngày truy cập: 23 tháng 10 năm 2014].

29. Nguồn ảnh minh họa http://dch.gov.vn [Ngày truy cập: 2 tháng 10 năm 2014].

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội (Trang 110)