Về xây dựng hệ thống pháp luật và chính sách

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội (Trang 72)

Luật di sản văn hóa đƣợc Quốc hội thông qua ngày 29/6/2001 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2002. Luật di sản văn hóa ra đời đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của đất nƣớc. Bộ VHTT&DL (Bộ Văn hóa - Thông tin trƣớc đây) trong những năm qua đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng hệ thống văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Di sản văn hóa; quy hoạch hệ thống di tích và bảo tàng trên cả nƣớc; tích cực chỉ đạo các cơ quan liên quan lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới cho một số di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam; giúp Chính phủ xây dựng và chỉ đạo triển khai Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tiêu biểu của dân tộc; ban hành chính sách thu hút các nguồn lực khác nhau cho hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nƣớc ngoài thông qua di sản văn hóa tiêu biểu của Việt Nam.

Tuy nhiên, do việc thay đổi cơ cấu tổ chức Chính phủ và việc tách nhập của các bộ, ngành liên quan, trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ quản lý, biến động nhiều, chƣa bắt kịp với sự thay đổi hoạt động của ngành, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ. Đội ngũ chuyên gia văn hoá ngày càng mỏng, tình trạng cán bộ văn hóa ở địa phƣơng thiếu về số lƣợng và phải kiêm nhiệm nhiều công tác khác vẫn còn khá phổ biến. Còn có hiện tƣợng lúng túng, buông lỏng quản lý di sản văn hóa ở cả Trung ƣơng và các địa phƣơng. Sự phối hợp giữa Bộ VHTT&DL với các ban, ngành, đoàn thể và địa phƣơng chƣa chặt chẽ. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các di tích chƣa kịp thời và chƣa nghiêm.

61

“Trích nguồn từ TTXVN: http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/”

Ngành du lịch Việt Nam đã đƣa ra chính sách kết nối, phát huy giá trị các di sản để phát triển du lịch bền vững:

Di sản văn hóa là yếu tố quan trọng để khai thác, phát triển du lịch; ngƣợc lại, du lịch cũng mang lại sức sống, góp phần tạo ra nguồn lực để tôn tạo, tu bổ, phát huy giá trị di sản.

Ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng đang chú trọng việc kết nối các di sản, hình thành các tour, tuyến mới của từng địa phƣơng, vùng, liên vùng để khai thác, phát huy giá trị các di sản tiêu biểu.

Kết nối di sản để xây dựng thƣơng hiệu du lịch

Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nền văn hóa lâu đời và đậm đà bản sắc dân tộc. Đây chính là những yếu tố quan trọng tạo đà cho du lịch phát triển (Cả nước có hơn 100 vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; khoảng 40.000 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, trong đó trên 2.800 di tích được xếp hạng quốc gia. Bên cạnh đó, đến cuối năm 2013, Việt Nam có 18 di sản thế giới được UNESCO công nhận, trong đó có 2 di sản thiên nhiên, 5 di sản văn hóa, 8 di sản văn hóa phi vật thể và 3 di sản tư liệu).

Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng đặt ra rằng, để du lịch thật sự đóng vai trò là động lực phát triển kinh tế, ngành du lịch cần tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch chất lƣợng cao, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ; đồng thời nghiên cứu nhu cầu của các đối tƣợng khách ở nhiều thị trƣờng khác nhau, từ đó xây dựng sản phẩm du lịch có chất lƣợng, giá trị cao, phát triển thành thƣơng hiệu du lịch nổi tiếng, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

62

Đến nay, bƣớc đầu Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã khai thác, kết nối thành công các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên hình thành các trung tâm du lịch của khu vực, địa phƣơng với các sản phẩm đồng bộ.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của Tổng Cục trƣởng Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Nguyễn Văn Tuấn, những gì chúng ta làm đƣợc vẫn còn khiêm tốn và mới chỉ là bƣớc đầu, còn rất nhiều việc cần phải làm.

Các cấp, ngành, địa phƣơng và những ngƣời làm du lịch cả nƣớc nói chung và Hà Nội nói riêng cần nỗ lực hơn nữa, thực sự bắt tay vào thực hiện thì các nguồn lực di sản này mới phát huy đƣợc giá trị, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là trong khai thác, phát triển và xây dựng thƣơng hiệu du lịch.

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội (Trang 72)