Định hƣớng phát triển Du lịch di sản văn hóa Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội (Trang 88)

4.2.1. Du lịch di sản văn hóa Hà Nội phải gắn chặt với phát triển Du lịch di sản văn hóa Việt Nam và các nước trong khu vực.

Kết nối di sản để xây dựng thƣơng hiệu du lịch: Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nền văn hóa lâu đời và đậm đà bản sắc dân tộc. Đây chính là những yếu tố quan trọng tạo đà cho du lịch phát triển (Cả nước có hơn 100 vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; khoảng 40.000 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, trong đó trên 2.800 di tích được xếp hạng quốc gia. Bên cạnh đó, đến cuối năm 2013, Việt Nam cũng có 18 di sản thế giới được UNESCO công nhận, trong đó có 2 di sản thiên nhiên, 5 di sản văn hóa vật thể, 8 di sản văn hóa phi vật thể và 3 di sản tư liệu).

Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng đặt ra rằng, để du lịch thật sự đóng vai trò là động lực phát triển kinh tế, ngành du lịch cần tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch chất lƣợng cao, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ; đồng thời nghiên cứu nhu cầu của các đối tƣợng khách ở nhiều thị trƣờng khác nhau, từ đó xây dựng sản phẩm du lịch có chất lƣợng, giá trị cao, phát triển thành thƣơng hiệu du lịch nổi tiếng, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Đến nay, bƣớc đầu Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã khai thác, kết nối thành công các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, hình thành các trung tâm du lịch của khu vực, địa phƣơng với các sản phẩm đồng bộ.

Hƣớng tới kết nối di sản trong nƣớc với thế giới: nhƣ đã trình bày ở

phần trên, xu hƣớng của du lịch trên thế giới hiện nay là mỗi quốc gia không thể đứng đơn lập mà cần có sự liên kết, cùng bắt tay hợp tác để phát triển. Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung đó, điều này đặc biệt thể hiện rõ trong liên kết phát triển du lịch tạo điểm đến khu vực, đa quốc gia. Việt Nam đã có chƣơng trình kết nối khu vực “Ba quốc gia - một điểm đến” Việt Nam-

77

Lào-Campuchia, “Năm quốc gia - một điểm đến” gồm Việt Nam-Lào- Campuchia-Myanmar-Thái Lan trong đó tập trung kết nối giữa các địa danh, di sản biểu biểu của các quốc gia. Khi tham gia các chƣơng trình kết nối này, các quốc gia trong đó có Việt Nam sẽ cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở cùng có lợi, cùng phát huy đƣợc giá trị các di sản nổi bật trong khu vực (Năm Du lịch quốc gia 2015 là “Năm Du lịch quốc gia 2015-Thanh Hóa,” với chủ đề “Kết nối các di sản thế giới.” Trong đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chỉ đạo, phối hợp với Thanh Hóa tổ chức nhiều hoạt động, cùng với các hoạt động khác do các tỉnh Phú Thọ, Hà Nội, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế tổ chức). Đẩy mạnh sự liên kết du lịch giữa các địa phƣơng tham gia tổ chức Năm Du lịch nhằm phát huy thế mạnh, tiềm năng, thu hút các nguồn vốn đầu tƣ phát triển du lịch trong vùng cũng nhƣ liên vùng. Bên cạnh đó, cần có sự đầu tƣ đồng bộ để mỗi di sản trở thành một điểm đến thực sự hấp dẫn gồm hạ tầng-dịch vụ-tổ chức dịch vụ- quản lý điểm đến đảm bảo an ninh, an toàn; đồng thời phải tạo sự nhận thức đúng của các cấp, các ngành, cộng đồng dân cƣ để ngƣời dân hiểu đƣợc giá trị của văn hóa, trực tiếp tham gia vào quá trình bảo tồn, tôn tạo, giữ gìn, các giá trị văn hóa, thiên nhiên và họ cũng là ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ di sản đó.

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội (Trang 88)