Đối với Nhàn ước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tài chính công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Đà Nẵng (Trang 101)

- Giai đoạn từn ăm 2004 đến nay: Thực hiện cổ phần hoá, Công ty chuyển sang mô hình công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Đ ây là b ướ c

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

3.4.1. Đối với Nhàn ước

4.4.1.1. Thực hiện có hiệu quả luật doanh nghiệp

Nhà nước cần thường xuyên đổi mới, cải cách các cơ chế, chính sách theo hướng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn hiệu quả và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhà nước ban hành những quy định, điều khoản rõ ràng, từng bước tiến tới

đơn giản hoá nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo cho các nhà quản lý doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Đây là một trong những hạn chếđang tồn tại ở Việt Nam. Các quy định cho các doanh nghiệp vẫn chưa cụ thể và rõ ràng, vẫn cũng mang tính chất thủ tục hành chính mà chưa thích ứng trong điều kiện thị

trường ngày càng mở rộng như hiện nay.

Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật cần thiết, cung cấp các thông tin công khai, tập trung và cập nhật để các doanh nghiệp kịp thời cập nhật cho hoạt

động của doanh nghiệp mình.Thị trường thông tin mở, công khai và chính xác sẽ

giúp cho các doanh nghiệp chủđộng hơn trong các quyết định hoạt động của mình. Ngày nay, xu thế toàn cầu hoá ngày càng phát triển, các doanh nghiệp không chỉ muốn phát triển ở thị trường trong nước mà cũng muốn khai thác thị trường quốc tế khổng lồ. Do đó, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường quốc tế, có cơ chế đãi ngộ đặc biệt cho các doanh

nghiệp trong nước, cũng như bảo trợ cho sản phẩm hàng hoá của các doanh nghiệp trong nước khi tham gia thị trường quốc tế.

3.4.1.2. Hoàn thiện hệ thống thuế

Thuế là một nguồn thu chính cho Ngân sách Nhà nước nhưng hệ thống thuế

của Việt Nam vẫn cũng gặp một số hạn chế và bất cập, không khuyến khích cũng như tạo điều kiện để các doanh nghiệp đóng góp một cách tự nguyện. Chính vì vậy, trên thực tế hệ thống thuế chưa thể hiện đóng vai trò của nó. Để chính sách thuế có hiệu quả, tạo nguồn thu cho Ngân sách mà vẫn khuyến khích các doanh nghiệp thì Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống thuế trên cơ sở đơn giản hoá thuế thu nhập doanh nghiệp, thống nhất khung thuế suất chung đối với mọi lọai hình doanh nghiệp

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần đơn giản hệ thống thuế giá trị gia tăng và mở rộng căn cứ tính thuế bằng việc giảm các trường hợp miễn trừ. Từ đó có thể

khuyến khích mọi loại hình doanh nghiệp phát triển cũng như giảm thiểu việc hoạt

động kém hiệu quả của các doanh nghiệp được ưu tiên miễn giảm.

3.4.1.3. Hoàn thiện chính sách tài chính, tín dụng và chính sách vốn

Chính sách tài chính, tín dụng và chính sách vốn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo cơ sở, điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Hệ

thống các chính sách này nếu được hoàn chỉnh thì góp phần rất lớn vào việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển.

Nhà nước nên tạo sự bình đẳng về tín dụng trung và dài hạn để tất cả các tổ

chức và cá nhân có nhu cầu có thể vay. Tránh tình trạng có những ưu đãi chủ quan khiến cho các doanh nghiệp bất bình cũng như mất lòng tin vào các chính sách của Nhà nước.

Nhà nước cũng cần sửa đổi, ban hành các văn bản pháp luật nhằm từng bước xây dựng khung pháp lý toàn diện và hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi vay thực hiện việc bắt buộc cầm cố và thế chấp để bảo đảm an toàn vốn cho Nhà nước cũng như bản thân doanh nghiệp.

Ngày càng mở rộng khả năng tiếp cận của doanh nghiệp với các nguồn quỹ

như nguồn đầu tư nước ngoài, hình thức liên doanh liên kết để các doanh nghiệp có thể huy động được nguồn vốn lớn cho hoạt động phát triển của mình.

3.4.1.4. Mở rộng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế

Để mở rộng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của doanh nghiệp, Nhà nước cần điều chỉnh linh hoạt tỷ giá hối đoái. Duy trì kiểm soát ngoại tệ nhưng vẫn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường ngoại tệđể doanh nghiệp có thể huy động cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Nhà nước cần hạ

thấp hàng rào thuế quan và từng bước đơn giản hoá các thủ tục hải quan để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu của mình. Duy trì khả năng cạnh tranh quốc tế cho các doanh nghiệp thông qua việc bảo đảm và duy trì tỷ giá quy đổi ngoại tệ của đồng Việt Nam không cao hơn giá trị thực của nó. Nếu tỷ giá quy đổi ngoại tệ quá cao sẽ dẫn tới việc thiếu hụt ngoại tệ cần thiết, khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nước cũng như gây thâm hụt cán cân thanh toán của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tài chính công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Đà Nẵng (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)