Những hạn chế (điểm yếu)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tài chính công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Đà Nẵng (Trang 84)

- Giai đoạn từn ăm 2004 đến nay: Thực hiện cổ phần hoá, Công ty chuyển sang mô hình công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Đ ây là b ướ c

2.3.2.Những hạn chế (điểm yếu)

18 Cổ tức trên mỗi cổ phiếu( đã

2.3.2.Những hạn chế (điểm yếu)

1) Công tác hoạch định chưa chưa được chú trọng

Mặc dù các kế hoạch tài chính phù hợp mục tiêu công ty nhưng chưa được vạch rõ, công tác tổ chức thực hiện còn lẻ tẻ, rời rạc và mang tính hình thức, tự

phát, chưa thực sự phát huy được tác dụng đối với việc ra quyết định quản lý tài chính của doanh nghiệp. Việc phân tích mới chỉ dừng lại ở việc phân tích thực trạng, qua đó chưa nêu được những giải pháp cũng như định hướng cho công tác quản lý tài chính của Công ty, việc phân tích cũng chưa rõ ràng phục vụ cho đối tượng sử dụng thông tin nào.

Việc đầu tư cơ sở vật chất, thời gian cũng nhưđội ngũ nhân sự cho công tác phân tích tài chính chưa cao. Các nhà quản lý chưa sử dụng kết quả phân tích tài chính như một công cụ thực sự hữu hiệu cho công tác quản lý tài chính của mình. Công tác phân tích tài chính thực sự chưa được coi trọng đúng mức trong doanh nghiệp. Chưa có bộ phận chuyên môn cho công tác quản lý tài chính, hầu hết công tác phân tích tài chính chỉ do Kế toán trưởng, chưa có một ban phân tích riêng để

quy định quyền hạn, trách nhiệm.

3) TSCĐ chưa được sử dụng có hiệu quả

Hiệu suất sử dụng vốn của Công ty hạn chế, tốc độ luân chuyển nguồn vốn cũng chậm đó làm cho chi phí sản xuất của Công ty tăng nhanh và cao mà chưa kịp

được bù đắp. Tài sản cố định chiếm phần trăm lớn trong tổng số nguồn vốn, hệ số

sử dụng không cao (cả vốn cốđịnh và lưu động). Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng doanh thu, hoạt động sản xuất kinh doanh tăng cao nhưng lợi nhuận của Công ty vẫn đạt giá trị âm.

4) Hiệu quả sử dụng vốn thấp, hàng tồn kho cao

Hàng tồn kho mặc dù có giảm qua các năm nhưng luôn chiếm số lượng lớn trong số tổng tài sản. Số vòng quay hàng tồn kho thấp làm ảnh hưởng đến khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp, hạn hẹp nguồn vốn lưu động, trong khi doanh nghiệp phải huy động vốn bằng vay ngân hàng. Mặt khác do lượng hàng tồn kho quá nhiều nên hệ số thanh toán nhanh của công ty bịảnh hưởng, khả năng tự chủ về

mặt tài chính không cao.

5) Nợ vay chiếm tỷ trọng lớn

Các khoản phải thu của Công ty tăng từ 5.994.713.537 đồng năm 2010 lên 7.677.509.867 đồng năm 2011 làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và các khoản phải thu phát sinh chủ yếu là phải thu khách hàng. Các khoản phải trả của Công ty trong năm 2011 tăng lên so với năm 2010, từ

11.015.389.101 đồng lên 13.012.246.531 đồng, chủ yếu là các khoản vay và nợ

này cũng gây áp lực trả nợ cho Công ty hay áp lực lên lợi nhuận của Công ty. Quản lý chi phí không hiệu quả, các hoạt động đầu tư dang dở làm ứđộng vốn

6) Mối quan hệ nội bộ còn thấp

Sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng để cung cấp thông tin phục vụ

cho việc phân tích chưa thật chặt chẽ, nên các thông tin chủ yếu lấy từ các số liệu trên các báo cáo tài chính, dẫn đến sự không đầy đủ, thiếu tính thuyết phục của việc phân tích. Công tác dự báo thị trường còn hạn chế làm dự trữ hàng tồn kho quá nhiều nhưng không mang lại hiệu quả, kéo theo sự gia tăng hàng loạt các chi phí khác như chi phí bảo quản, kho bãi, làm giảm hiệu suất sử dụng vốn lưu động. Hệ

thống nội qui, quy chếđiều hành hoạt động sản xuất và quản lý tài chính đang được thực hiện nhưng không chặt chẽ, không được xem xét , cập nhật theo từng giai

đoạn. Chính sách bán hàng và thu tiền của Công ty còn nhiều bất cập, dẫn đến chậm thu hồi các khoản phải thu và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cũng như lợi nhuận của Công ty.

2.4. Tóm tắt chương 2

Trong chương 2, tác giảđã giới thiệu Tổng quan về Công ty CP Sách TBTH

Đà Nẵng với chức năng nhiệm vụ và thực trạng quản lý tài chính tại công ty, đồng thời tiến hành phân tích thực trạng tình hình tài chính qua việc phân tích khái quát và chi tiết tình hình tài chính (các hoạt động về vốn và các tỷ số tài chính). Qua đó thấy được những điểm mạnh cần phát huy trong công tác quản lý tài chính là: 1) Ban lãnh đạo nhiệt tình và có tâm huyết, 2) Công ty đã vận dụng tốt thông tin trong phân tích tài chính, 3) Công tác kiểm tra, phân tích tài chính thực hiện thường xuyên, đầy đủ. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như công tác quản lý tài chính như: 1) Công tác hoạch định chưa chưa được chú trọng, 2) Chưa có bộ phận chuyên môn cho phân tích tài chính, 3) TSCĐ chưa được sử dụng có hiệu quả, 4) Hiệu quả sử

dụng vốn thấp, hàng tồn kho cao, 5) Nợ vay chiếm tỷ trọng lớn, 6) Mối quan hệ nội bộ còn thấp. Những điểm mạnh và điểm yếu trong công tác quản lý tài chính trên

đây của công ty Sách TBTH Đà Nẵng là cơ sở quan trọng để tiến hành phân tích SWOT và đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở chương 3.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tài chính công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Đà Nẵng (Trang 84)