0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Phân tích tài chính

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH VÀ THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC ĐÀ NẴNG (Trang 68 -68 )

- Giai đoạn từn ăm 2004 đến nay: Thực hiện cổ phần hoá, Công ty chuyển sang mô hình công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Đ ây là b ướ c

18 Cổ tức trên mỗi cổ phiếu( đã

2.2.4. Phân tích tài chính

Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp hay cụ thể hoá là việc phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục

đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai. Do đó, phân tích báo cáo tài chính là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà cho vay tín dụng, các cơ quan chính phủ, người lao động... Mỗi nhóm người này có những nhu cầu thông tin khác nhau.

Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình

sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như : chủ

doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng... kể cả các cơ quan Nhà nước và người làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau.

2.2.4.1. Tài liệu phân tích

Phân tích tài chính có mục tiêu đưa ra những dự báo tài chính giúp cho việc ra quyết định về mặt tài chính và giúp cho việc dự kiến kết quả tương lai của doanh nghiệp nên thông tin sử dụng để phân tích tài chính không chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu các báo cáo tài chính mà phải mở rộng sang các lĩnh vực:

- Các thông tin chung về kinh tế, thuế, tiền tệ: Đây là các thông tin về tình hình kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm. Sự suy thoái hoặc tăng trưởng của nền kinh tế có tác động mạnh mẽđến cơ hội kinh doanh, đến sự biến động của giá cả các yếu tốđầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, từđó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi các tác động diễn ra theo chiều hướng có lợi, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng, lợi nhuận tăng và nhờ đó kết quả kinh doanh trong năm là khả quan. Tuy nhiên khi những biến động của tình hình kinh tế là bất lợi, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy để có

được sự đánh giá khách quan và chính xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, chúng ta phải xem xét cả thông tin kinh tế bên ngoài có liên quan

- Các thông tin về ngành kinh doanh của doanh nghiệp: Nội dung nghiên cứu trong phạm vi ngành kinh tế là việc đặt sự phát triển của doanh nghiệp trong mối liên hệ với các hoạt động chung của ngành kinh doanh. Đặc điểm của ngành kinh doanh liên quan tới như: tính chất của các sản phẩm, quy trình kỹ thuật áp dụng, Cơ cấu sản xuất, nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế.

Việc kết hợp các thông tin theo ngành kinh tế cùng với thông tin chung và các thông tin liên quan khác sẽđem lại một cái nhìn tổng quát và chính xác nhất về

thống chỉ tiêu trung bình ngành là cơ sở tham chiếu để người phân tích có thểđánh giá, kết luận chính xác về tình hình tài chính doanh nghiệp

Tài liệu sử dụng để phân tích tình hình tài chính cũng như tình hình quản lý tài chính của Công ty là báo cáo tài chính của Công ty năm 2009-2011. Đây là những tài liệu cụ thể và chi tiết thể hiện được tình hình hoạt động tài chính của Công ty, giúp đưa ra cái nhìn tổng thể về hoạt động tài chính nói riêng và sự phát triển chung của Công ty (xem phụ lục 4)

Để có đánh giá chính xác hơn về thực trạng công tác quản lý tài chính cũng như có những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác này, tác giả tiến hành phân tích tình hình tài chính của công ty bao gồm: phân tích khái quát và phân tích chi tiết

2.2.4.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty

Hàng năm Công ty đều tổ chức phân tích khái quát tình hình tài chính qua các chỉ tiêu trọng yếu. Các chỉ tiêu này bao gồm: sản lượng chính, doanh thu, lợi nhuận, nguyên giá TSCĐ, vốn chủ sở hữu, lao động (xem Bảng 2.4).

Bảng 0.4: Một số chỉ tiêu cơ bản giai đoạn 2005-2011

ĐVT: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu 2005 2006 2008 2009 2010 2011

1 Sn lượng (Triu

trang in) 972 1.365 1.413 875 712 802

2 Doanh Thu Thuần 28.641 61.068 72.435 72.092 82.305 79.891 3 Li nhun trước thuế 1.099 2.967 3.359 4.733 4.671 5.288 4 Nguyên giá TSCĐ 4.139 24.533 46.419 51.487 54.407 53.383 5 Vốn chủ sở hữu 2.786 17.134 26.957 39.101 38.854 38.728 6 Lao động 200 239 243 237 200 186 Nguồn: Công ty CP sách – TBTH Đà nẵng

Qua phân tích chỉ tiêu trọng yếu, Công ty đã ra một số vấn đề quan trọng sau:

Về sản lượng trang in chỉ có năm 2007 là đạt được chỉ tiêu đề ra và vượt kế hoạch là 16,86%. Đến năm 2008, 2009 Công ty liên tiếp không đạt được chỉ tiêu và sản lượng ngày càng giảm sút. Đó là do chương trình thay sách theo Nghị quyết 40 của Quốc hội khóa X làm cho công tác in ấn sách giáo khoa, phát hành sách tham khảo và thị trường thiết bị giáo dục trở nên khó khăn.

Về doanh thu, Công ty luôn đạt kế hoạch đề ra. Năm 2008, doanh thu thuần tăng gần 10% so với năm 2007 nhưng lợi nhuận trước thuế giảm 575 triệu. Sở

dĩ có tình hình trên là do một số nguyên nhân sau:

- Công ty đã thực hiện giảm giá bán kéo dài trong năm, với mức giảm từ

10-20% trên giá bìa sách.

- Hoạt động cho thuê mặt bằng triển khai chậm so với chi phí phát sinh. Nhà sách tại trung tâm siêu thị dừng hoạt động gần 6 tháng so Siêu thịđóng cửa sửa chữa.

- Lãi vay tính vào chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ tăng cao, với lãi suất lên đến 20,5%.

- Chi phí khấu hao tài sản tăng do tác động các công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. (Nhà sách Sơn Trà, Trung tâm sách Đà Nẵng).

- Chi phí dịch vụ mua ngoài tăng như điện, vận chuyển, chi phí công cụ, dụng cụ bán hàng tăng như tủ kệ giá do sắm mới trang bị cho hai nhà sách.

- Giá giấy dùng để in sách giáo khoa đấu thầu tăng hơn 30% so với đầu năm làm cho hoạt động in không có hiệu quả.

Năm 2009, doanh thu tuy có tăng và vượt so với kế hoạch là 10,91% nhưng so với năm 2008 doanh thu đã giảm 0,47%. Đó là do sản lượng trang in giảm. Nhưng bù lại công ty khai thác rất tốt ưu thế dịch vụ cho thuê mặt bằng làm cho doanh thu cung cấp dịch vụ năm 2009 tăng cao và vượt kế hoạch so với năm 2008 là 175,78%. Nhờđó Công ty đã hoàn thành được kế hoạch, đảm bảo được cổ tức do

Đại hội đồng cổ đông đề ra. Với doanh thu cung cấp dịch vụ cao như vậy mà lợi nhuận vẫn thấp là do tốc độ tăng chi phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu làm cho lợi nhuận bị ảnh hưởng. Những nguyên nhân chính làm cho chi phí tăng cao là:

- Do ảnh hưởng cuộc hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế

giới tác động rất lớn đến nước ta và chỉ số giá cả của một số mặt hàng như xăng, dầu, điện, nước,... tăng cao làm cho chi phí đầu vào tăng cao.

- Do sức ép cạnh tranh thị phần với các đối thủ khác, Công ty đã thực hiện nhiều chính sách khuyến mãi, hậu mãi, quảng bá thương hiệu làm ảnh hưởng đến lợi nhuận.

- Thực hiện chủ trương của Thủ tướng chính phủ và Giám đốc nhà xuất bản giáo dục về việc giảm giá đại trà sách giáo khoa, sách giáo dục từ 10-20% giá bìa.

- Đợt tăng vốn điều lệ thêm 10 tỷ từ đầu quý II không tạo được nguồn thặng dư, nguồn vốn lưu động vẫn còn phụ thuộc vào vốn vay nên phải trả một khoảng chi phí lãi vay không nhỏ (477.732.467đ).

- Tập trung sửa chữa nâng cấp nhà 76-78 Bạch Đằng cho phù hợp với tính năng và di dời nhà in vào khu công nghiệp Hòa Cầm tạo nên sức ép về chi phí khấu hao.

- Với chính sách tăng tiền lương tối thiểu lên 650.000đ làm cho các chi phí liên quan đến lao động tăng lên đáng kể.

Năm 2010, doanh thu có mức tăng đáng kể, tăng 14,17% so với năm 2009. Nhưng về mặt cơ cấu có sự thay đổi nên dẫn đến lợi nhuận gộp thực hiện không tăng tương ứng. Năm 2009 lợi nhuận gộp có tỷ lệ 25,41% trên doanh thu, đạt 18,32 tỷ, năm 2010 lợi nhuận gộp có tỷ lệ 26,17% trên doanh thu, đạt mức 21,53 tỷđồng. Trong đó:

- Doanh thu từ hoạt động bán lẻ mặc dù tăng từ 40,08 tỷ năm 2009 lên 43,37 tỷ trong năm 2010 nhưng tỷ trọng trong tổng doanh thu lại giảm từ 55,59% xuống còn 52,69%.

- Tỷ trọng doanh thu bán sỉ tăng từ 30,64% lên 33,97% trong tổng doanh thu

- Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động dịch vụ( cho thuê mặt bằng, văn phòng làm việc) tăng từ 7,11% năm 2009 lên 8,03% năm 2010.

Năm 2011, doanh thu tuy giảm 2,93% so với năm 2010 từ 82.305 triệu còn 79.891 triệu. Nhưng về mặt cơ cấu có sự thay đổi rất tích cực nên dẫn đến lợi nhuận gộp thực hiện tăng lên. Năm 2010 lợi nhuận gộp có tỷ lệ 26,17% trên doanh thu nhưng qua năm 2011 tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu đạt 28,51%. Trong đó:

- Doanh thu hoạt động bán lẻ từ 43.367 triệu năm 2010 tăng lên 48.078 triệu năm 2011, tăng 10,86%. Tỷ trọng của doanh thu bán lẻ trong tổng doanh thu cũng tăng lên từ 52,69% năm 2010 lên 60,18% trong năm 2011

- Doanh thu hoạt động bán sĩ giảm từ 27.960 triệu năm 2010 còn 18.977 triệu năm 2011. Tỷ trọng doanh thu bán sĩ trong tổng doanh thu cũng giảm tương

ứng từ 33,97% xuống còn 23,75%.

- Doanh thu hoạt động dịch vụ như cho thuê văn phòng, giao nhận ủy thác trong nước tăng 20,2%. Tỷ trọng doanh thu hoạt động này trong tổng doanh thu cũng tăng tăng từ 8,03% năm 2010 lên 9,94% năm 2011.

Về chi phí, năm 2010 có một số biến động lớn so với 2009 như sau: - Năm 2010 có một số biến động lớn so với 2009 như: Chính sách hỗ trợ

của Chính phủđối với doanh nghiệp không còn như giảm thuế suất thuế GTGT đối với một số mặt hàng, giảm 30% số thuế TNDN phải nộp, được giản thời gian nộp thuế đến 9 tháng… Bên cạnh đó do lạm phát, giá cả tăng, chi phí tiền lương tăng nên tổng chi phí trong năm của Công ty cũng tăng rất lớn. Tiền lương tăng so với cùng kỳ là 36,09% (từ 4,35 tỷ lên 5,92 tỷ đồng. Các chi phí bảo hiểm xã hội liên quan đến con người cũng tăng 25,66% so với cùng kỳ( từ 604 triệu lên 759 triệu

đồng). Chi phí điện, dịch vụ vận chuyển năm 2010 cũng đều tăng cao so với năm 2009. Nguồn vốn đi vay để phục vụ kinh doanh và đầu tư với sự biến động tăng cao của lãi suất đã làm lãi vay tằng lên 35,36%, từ 622 triệu năm 2009 lên 842 triệu năm 2010.

- Năm 2011 có một số biến động lớn so với 2010 là: Nhà kho tại KCN Hòa Cầm hoàn thành đưa vào sử dụng nên cũng làm cho chi phí khấu hao tăng thêm 677 triệu đồng, tăng 31,92%. Công ty vẫn không thuộc diện được nhận những chính sách hỗ trợ của Chính phủđối với doanh nghiệp vừa và nhỏ như giảm thuế GTGT

đối với một số mặt hàng, giảm 30% số thuế TNDN phải nộp, được giãn thời gian nộp thuế… Bên cạnh đó do lạm phát, giá cả tăng, chi phí tiền lương tăng nên tổng chi phí trong năm của Công ty cũng tăng rất lớn. Tiền lương tăng so với cùng kỳ là 22,75% ( từ 5,92 tỷ lên 7,28 tỷđồng. Các chi phí bảo hiểm xã hội liên quan đến con người cũng tăng 15,81% so với cùng kỳ (từ 759 triệu lên 879 triệu đồng). Nguồn vốn vay để phục vụ kinh doanh và đầu tư với sự biến động tăng cao của lãi suất, có thời điểm lên đến 24%/năm đã làm lãi vay tăng, nhưng công ty đã tận dụng các nguồn vốn có được để trả gốc vay nên chi phí lãi vay có giảm so với cùng kỳ. Từ

761 triệu còn 609 triệu giảm 19,97%. Số dư tiền vay đầu năm 2011 là 5.295 triệu và bằng không vào thời điểm 31/12/2011.

2.2.4.3. Phân tích các hoạt động về vốn

Hàng năm công ty đều phân tích các hoạt động về vốn như diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn; Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Số liệu phân tích được thể hiện ở Bảng 2.5 dưới đây.

Bảng 0.5: Vốn và nguồn vốn 2009-2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

ChØ tiªu

Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng A. Tài sản ngắn hạn 27.217 41,50% 26.769 36,60% 38.997 53,00% B. Tài sản dài hạn 38.429 58,50% 46.438 63,40% 34.625 47,00% TỔNG TÀI SẢN 65.646 100,00% 73.207 100,00% 73.622 100,00% A. Nợ phải trả 26.920 41,00% 34.071 46,50% 25.558 40,20% B. Vốn chủ sở hữu 38.726 59,00% 39.136 53,50% 38.064 59,80% TỔNG NGUỒN VỐN 65.646 100,00% 73.207 100,00% 63.622 100,00% Nguồn: Công ty CP sách – TBTH Đà nẵng

Qua phân tích cho thấy một số vấn đề chủ yếu về vốn, tài sản và nguồn vốn

đảm bản hoạt động kinh doanh của Công ty như sau:

- Năm 2011 tổng tài sản và nguồn vốn công ty giảm nhiều, chênh lệch 2011-2010 là 7.561 triệu đồng. Trong đó tài sản giảm là do tài sản dài hạn giảm dần, tài sản ngắn hạn tăng lên. Nguồn vốn giảm là do nợ phải trả giảm nhiều. Để

thấy rõ hơn tình hình tài chính của công ty. Ta sẽ phân tích kỹ hơn trong phần phân tích chi tiết tài chính công ty.

- Hệ số nợ trung bình và tương đối ổn định qua các năm. Khoảng 40% tài sản của công ty là từđi vay. Tỷ số nợ trên vốn cổ phần cũng ổn định qua các năm và cũng ở mức trung bình. Điều này có nghĩa là công ty thông qua các khoảng vay nợ của mình để chi trả cho mức chi phí hoạt động của mình ở mức trung bình. Với các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính như vậy công ty cần có biện pháp tăng nợ, giảm nguồn vốn chủ sở hữu. Công ty chưa sử dụng đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên cần phải phân tích, cân nhắc kỹ việc sử dụng nợ là đòn bẩy tài chính vì với mức nợ quá lớn sẽ có rủi ro lớn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

- Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần năm 2011 là 14,6%, giảm so với năm 2010 là 4,1% và tăng so với năm 2009 là 3% . Vì tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần nhỏ hơn tỷ số nợ trên vốn cổ phần điều này có nghĩa là phần lớn nợ của Công Ty CP Sách TBTH Đà Nẵng là nợ ngắn hạn. Những nhà cho vay dài hạn cũng đã cung cấp cho công ty 14,6% ngân quỹ so với cổđông.

- Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần năm 2011 giảm so với cùng kỳ năm trước chứng tỏ công ty có trả nợ. Tài sản của đơn vị lớn là do tài sản cố định khá lớn, hàng tồn kho chiếm khá lớn So với các đơn vị trong ngành thì tỷ lệ này trung bình.

- Cả ba năm 2009, 2010, 2011 tổng tài sản lớn hơn rất nhiều so với nguồn

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH VÀ THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC ĐÀ NẴNG (Trang 68 -68 )

×