Môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tài chính công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Đà Nẵng (Trang 87)

- Giai đoạn từn ăm 2004 đến nay: Thực hiện cổ phần hoá, Công ty chuyển sang mô hình công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Đ ây là b ướ c

3.1.2.Môi trường kinh doanh

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

3.1.2.Môi trường kinh doanh

3.1.2.1. Môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế: Kinh tế Việt nam và thế giới bị ảnh hưởng lớn từ

hết các doanh nghiệp. tồn kho, nợ xấu và khó vay vốn ngân hàng là những khó khăn tồn động. Theo thống kê của bộ kế hoạch và đầu tư năm 2012 có hơn hàng trăm ngàn doanh nghiệp biến mất. Tuy nhiên, theo dự báo của nhiều chuyên gia, Có thể

nói cho dù gặp rất nhiều khó khăn và khối lượng công việc phải làm trong năm 2013 đang còn rất lớn. Nhưng nhìn chung về trung, dài hạn thì cơ hội tiến hành tái cấu trúc nền kinh tếđang ở thời điểm chín muồi. Có những cơ sở để hy vọng và tin tưởng rằng năm 2013 sẽ là năm tuy còn gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt, song cũng là năm cả nước vượt khó đi lên, mở ra thời kỳ tăng trưởng mới trong một mô hình tăng trưởng kinh tế mới (theo news.go.vn)

Môi trường chính trị, pháp luật: Tình hình chính trị Việt Nam ổn định, tạo

điều kiện cho sự phát triển của các ngành kinh tế.. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, luật thuế giá trị gia tăng được sửa đổi bổ sung. Các qui định về tiền lương tối thiểu BHXH, BHYT, KPCĐ tăng thêm 20%.

Môi trường công nghệ: Dự kiến đến năm 2020, ngành Tài chính sẽ hoàn thành xây dựng và triển khai các hệ thống thông tin lớn trong ngành như: Quản lý ngân sách và kho bạc tích hợp, quản lý thuế tích hợp, quản lý nghiệp vụ hải quan tích hợp, quản lý chứng khoán, quản lý dự trữ nhà nước; tích hợp, đồng bộ các hệ

thống thông tin tài chính theo mô hình hệ thống thông tin tài chính tích hợp (IFMIS). Đồng thời, cơ bản hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính và các hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành; thiết lập hệ thống thông tin quản lý (MIS), tăng cường khai thác hiệu quả các hệ thống thông tin và phục vụ công tác chỉ đạo điều hành. (Theo taichinhdientu.vn)

3.1.2.2. Môi trường vi mô

Khách hàng: Khách hàng của Công ty được phân ác loại khách hàng sau: - Khách hàng tổ chức: Những tổ chức, doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ nhằm phục vụ cho nhu cầu của mình hoặc cho những cá nhân có nhu cầu sử

dụng.

- Khách hàng trong lĩnh vực sản xuất: Những khách hàng của xưởng in gia công như nhà xuất bản giáo dục và chi nhánh các nhà xuất bản tại Đà Nẵng. Bên

cạnh đó còn có các khách hàng như Sở giáo dục và các tổ chức đơn vị trường học, các cá nhân có nhu cầu khác.

- Các khách hàng trung gian: Những khách hàng mua sản phẩm của Công ty với mục đích thương mại, bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng. Đối với nhóm khách hàng này thì điều họ quan tâm nhất đó là chính sách tín dụng của Công ty, sự

phong phú của sản phẩm và khả năng cung cấp của Công ty.

- Khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng: Những cá nhân, tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ của Công ty nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân như các giáo viên, học sinh – sinh viên, phụ huynh,...

Với nhiều loại khách hàng đa dạng, một mặt giúp công ty mở rộng thị trường kinh doanh sản xuất, mặt khác cũng là nhân tố gây khó khăn cho hoạt động thu hồi nợ, bởi tùy vào từng loại khách hàng sẽ có chính sách thu nợ khác nhau.

Nhà cung ứng: Bao gồm các nhà cung cấp vật tư ngành in và các nhà cung cấp sách.

- Các nhà cung cấp vật tư ngành in: các nhà cung cấp tương đối ít chủ yếu là công ty giấy Bãi Bằng, xí nghiệp in Tân Bình, nhà in Đồng Nai,...

- Các nhà cung cấp sách: Nhà cung cấp sách giáo khoa cho Công ty hiện nay là các nhà xuất bản giáo dục, nhà xuất bản sẽđộc quyền cung cấp cho công ty sách, thiết bị trường học các tỉnh thành. Còn các nhà cung cấp sách tham khảo cho Công ty là nhà sách Minh Trí, Hồng Ân ,Trí Việt, công ty phát hành sách thành phố

Hồ Chí Minh (FaHaSa), công ty phát hành khu vực 2,... Các nhà cung cấp này có số

lượng nhiều sản phẩm đa dạng, đủ sức đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Họ có chính sách giá linh hoạt và quan hệ tốt với Công ty. Mức độ phụ thuộc của công ty vào nhà cung cấp này rất lớn.

Các đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là những người đang và sẽ giành lấy khách hàng của Công ty. Có thể chia đối thủ cạnh tranh của Công ty ra làm 2 loại như sau:

- Đối thủ cạnh tranh hiện tại: do ngành nghề kinh doanh của Công ty đa dạng, hoạt động trong môi trường rộng lớn nên Công ty có rất nhiều đối thủ cạnh

tranh trong từng lĩnh vực kinh doanh riêng. Trong lĩnh vực sách tham khảo, sách giáo khoa,... có thể kểđến các đối thủ như: nhà sách Phương Nam, nhà sách Fahasa, trung tâm phát hành sách Đà Nẵng, trung tâm sách Kim Đồng miền Trung, nhà xuất bản Đà Nẵng, ... Trong lĩnh vực kinh doanh văn phòng phẩm có thể kểđến các đối thủ như: công ty văn phòng phẩm Hồng Hà, chi nhánh công ty cổ phần văn phòng phẩm Viễn Đông, chi nhánh công ty thương mại Ngọc Hà, đại lý văn phòng phẩm

Đà Nẵng của công ty BabyLon,... Trong lĩnh vực in ấn: công ty cổ phần in sách giáo khoa Hòa Phát, công ty cổ phần in và dịch vụĐà Nẵng, ...

- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Ngoài các đối thủ cạnh tranh hiện có thì Công ty cũng nên có các công cụ hổ trợ dựđoán các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trên thị trường để kịp thời có những chính sách kinh doanh hợp lý và không bị động bởi sự xuất hiện của các đối thủ này. Hiện nay, do sự toàn cầu hóa và quan hệ quốc tế

của Việt Nam với các nước trên thế giới ngày càng tăng, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO thì việc hội nhập văn hóa là điều không thể tránh khỏi, vì vậy sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài sẽ tràn vào Việt Nam đầu tư và thị trường Đà Nẵng sẽ là một điểm đến lý tưởng cho nhiều nhà đầu tư tiềm năng này. Bên cạnh đó, khi

đời sống của con người được nâng cao thì nhu cầu giáo dục cũng được chú trọng nhiều hơn. Do vậy ngay từ bây giờ Công ty phải đề ra những chính sách thích hợp nhằm giữ chân và thu hút khách hàng trong tương lai.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tài chính công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Đà Nẵng (Trang 87)