Kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 78)

Với mô hình hiệu chỉnh như trên, cần thực hiện kiểm định các giả thuyết sau:

Bảng 4.14 Các giả thuyết nghiên cứu.

H1 Chương trình đào tạo sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo. H2 Đội ngũ giáo viên sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo.

H3 Cơ sở vật chất đào tạo sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo

H4 Năng lực người học sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo.

H5 Công tác quản lý đào tạo có ảnh hưởng tích cực đến chấ lượng đào tạo

Chất lƣợng đào tạo nguồn nhân

lực du lịch

Đội ngũ giáo viên

Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh từ kết quả Cronbach’s Alpha và EFA Quản lý đào tạo Người học Chương trình đào tạo Cơ sở vật chất H5 (+) H4 (+) H3 (+) H2 (+) H1 (+)

4.2.1. Phân tích tƣơng quan

Trước khi kiểm định kết quả nghiên cứu từ phép phân tích hồi qui đa biến, mối quan hệ lẫn nhau giữa các biến trong mô hình cũng cần được xem xét.

Phân tích tương quan giữa biến phụ thuộc (Chất lượng đào tạo) với các biến độc lập: Chương trình đào tạo, Đội ngũ giáo viên, Cơ sở vật chất, Công tác quản lý

đào tạo, Người học và tương quan giữa các biến độc lập được trình bày ở bảng 4.10.

Phân tích tương quan Pearson được sử dụng trong phần này (để xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào mô hình hồi quy). Hệ số tương quan Pearson (r) dùng để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Trị tuyệt đối của r cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính. Giá trị r tiến gần đến 1 khi hai biến có mối tương quan chặt chẽ, hoặc tiến gần đến 0 chỉ ra rằng hai biến có môi liên hệ yếu, hoặc không có mối liên hệ (r = 0).

Bảng 4.15: Kết quả phân tích tương quan

GV CT HV QL VC CL GV Pearson Correlation 1 .518** .446** .505** .417** .603** Sig. (1-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 N 300 300 300 300 300 300 CT Pearson Correlation .518** 1 .376** .429** .324** .570** Sig. (1-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 N 300 300 300 300 300 300 HV Pearson Correlation .446** .376** 1 .407** .322** .484** Sig. (1-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 N 300 300 300 300 300 300 QL Pearson Correlation .505** .429** .407** 1 .386** .503** Sig. (1-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 N 300 300 300 300 300 300 VC Pearson Correlation .417** .324** .322** .386** 1 .465** Sig. (1-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 N 300 300 300 300 300 300 CL Pearson Correlation .603** .570** .484** .503** .465** 1 Sig. (1-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 N 300 300 300 300 300 300 Nguồn: xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS

Kết quả phân tích tương quan cho thấy mối tương quan giữa năm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo với nhau và tương quan giữa chất lượng đào tạo với các nhân tố đó. Ở đây, có thể thấy các giá trị sig. đều nhỏ (<0.01) do đó chúng đều có ý nghĩa về mặt thống kê. Kế đến, phần hồi quy được thực hiện để tìm hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa các biến và kiểm định giả thuyết đã nêu.

4.2.2. Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết 4.2.2.1. Phân tích hồi quy 4.2.2.1. Phân tích hồi quy

Sau giai đoạn phân tích nhân tố, phân tích tương quan, có năm biến độc lập và một biến phụ thuộc được đưa vào kiểm định mô hình.. Kết quả hồi quy sẽ được sử dụng để kiểm định các giả thuyết từ H1 đến H5 đã nêu trên. Phân tích hồi quy sẽ xác định mối quan hệ nhân quả giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, đồng thời xem xét tính đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Ở đây, phân tích hồi quy được thực hiện với năm biến độc lập bao gồm: Chương trình đào tạo (CT), Đội ngũ giáo viên (GV), Cơ sở vật chất (VC), Công tác quản lý đào tạo (QL), Người học (HV), và một biến phụ thuộc Chất lượng đào tạo (CL). Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp Enter, các biến được đưa vào cùng lúc để chọn lọc dựa trên tiêu chí loại các biến có Sig. > 0.05. Kết quả phân tích hồi qui được trình bày ở bảng 4.11. (Xem chi tiết ở phụ lục 6)

Bảng 4.16: Tổng kết các thông số của mô hình

Bảng 4.17 Kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu

Nguồn: Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS

Bảng 4.18 Kết quả phân tích các hệ số hồi quy

Nguồn: Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS

Kết quả cho thấy mô hình có R2 = 0.528 và R2 hiệu chỉnh = 0.520. Điều này nói lên độ thích hợp của mô hình là 52.0% hay nói cách khác đi là 52.0% sự biến thiên của biến Chất lượng đào tạo (CT) được giải thích chung bởi các biến độc lập.

Khi kiểm định độ phù hợp của mô hình cho thấy mức ý nghĩa nhỏ hơn 0.05 (giá trị Sig.= 0.000 < 0.05) chứng tỏ rằng có mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Vậy mô hình hồi qui được xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được (xem bảng 4.13)

4.2.2.2. Kiểm định các giả thuyết hồi quy

Kiểm định về tính độc lập của sai số: Đại lượng thống kê Durbin-Watson (d) có thể dùng để kiểm định tương quan của các sai số kề nhau (tương quan chuỗi bậc nhất). Đại lượng d có giá trị biến thiên từ 0 đến 4. Nếu các giá trị phần dư không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau, giá trị d sẽ gần bằng 2 (trích bởi Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008)). Kết quả cho thấy đại lượng d = 2.0666 (xem bảng 4.11) gần với giá trị 2, như vậy có thể kết luận các phần dư không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau.

Phân tích chỉ số VIF (variance inflation factor) được sử dụng để kiểm ra hiện tượng đa cộng tuyến. Thông thường chỉ số này vượt quá 10 biểu thị cho vấn đề tiềm tàng do đa cộng tuyến gây ra. Kết quả phân tích các hệ số hồi qui (xem bảng 4.13) cho thấy tất cả các giá trị VIF của các biến đều nhỏ hơn 10, điều này cho thấy rằng hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập là chấp nhận được.

Sau khi kiểm định các giả thuyết về hồi quy, kết quả cho thấy các giả thuyết không bị vi phạm. Điều đó chứng tỏ rằng kết quả hồi quy là đáng tin cậy, và có thể dùng để kiểm định các giả thuyết từ H1 đến H5 đã nêu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.2.3. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Kết quả phân tích các hệ số hồi quy (xem bảng 4.13) cho thấy giá trị sig. của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05. Do đó có thể nói rằng năm biến độc lập này đều tác động đến chất lượng đào tạo của nguồn nhân lực Du lịch tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Mô hình hồi quy sử dụng (thể hiện mối quan hệ giữa chất lượng đào tạo chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố là CT, GV, VC, DV, HV) được biểu diễn trong phương trình:

Chất lƣợng đào tạo = 0.663 + 0.266*chƣơng trình + 0.257*giáo viên + 0.170*vật chất + 0.162*học viên + 0.127*quản lý

Qua phương trình hồi quy tuyến tính cho thấy, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố chương trình đào tạo tăng lên một đơn vị thì yếu tố chất lượng đào tạo tăng thêm 0.266 đơn vị. Yếu tố đội ngũ giáo viên tăng lên một đơn vị thì chất lượng đào tạo tăng thêm 0.257 đơn vị. Yếu tố cơ sở vật chất tăng lên một đơn vị thì chất lượng đào tạo tăng thêm 0.170 đơn vị. Yếu tố Công tác quản lý đào tạo tăng lên một đơn vị thì chất lượng đào tạo tăng thêm 0.127 đơn vị. Yếu tố năng lực người học tăng thêm một đơn vị thì chất lượng đào tạo tăng thêm 0.162 đơn vị.

Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu như bảng 4.14:

Bảng 4.19 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Giả

thuyết Nội dung Β Sig Kết quả

H1 Chương trình đào tạo sẽ có ảnh hưởng

tích cực đến chất lượng đào tạo. 0.266 0.000 Chấp nhận H2 Đội ngũ giáo viên sẽ có ảnh hưởng

tích cực đến chất lượng đào tạo. 0.257 0.000 Chấp nhận H3 Cơ sở vật chất đào tạo sẽ có ảnh

hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo 0.170 0.000 Chấp nhận H4 Người học nghề sẽ có ảnh hưởng tích

cực đến chất lượng đào tạo. 0.162 0.001 Chấp nhận H5 Công tác quản lý đào tạo có ảnh

hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo 0.127 0.011 Chấp nhận

4.3. Thảo luận kết quả

Kết quả nghiên cứu cho thấy có năm nhân tố ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại tỉnh BRVT, đó là Chương trình đào tạo (CT), Đội ngũ giáo viên (GV), Cơ sở vất chất (VC), Công tác quản lý đào tạo (QL) và Người học (HV). Nếu so sánh về mức độ tác động thì yếu tố chương trình đào tạo tác động tích cực nhất đến chất lượng đào tạo, kế đến là yếu tố đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, người học và cuối cùng là công tác quản lý, cụ thể như sau:

Nhân tố chương trình đào tạo: kết quả hồi qui có beta = + 0266. Dấu dương

nhân lực Du lịch là mối quan hệ cùng chiều. Như vậy chương trình đào tạo có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo. Khi chương trình đào tạo cải thiện lên một đơn vị thì chất lượng đào tạo sẽ tăng lên 0.266 đơn vị. Có thể nói, chương trình đào tạo là thời điểm bắt đầu cho quá trình đào tạo, đóng vai trò quyết định đến chất lượng đào tạo. Một chương trình đào tạo hợp lý tức là có sự cân đối về thời gian lý thuyết, thực hành, sự phân bổ phù hợp và bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau giữa các môn học, khối lượng kiến thức đa dạng, cập nhật; chương trình sát với thực tiễn nghề nghiệp, đáp ứng được nhu cầu nghề nghiệp và nhu cầu xã hội thì chất lượng đào tạo sẽ tốt hơn và ngược lại, một chương trình đào tạo nhất là đối với đào tạo chuyên ngành du lịch, thời gian thực hành không đảm bảo, không phù hợp với thực tiễn thì hiệu quả đào tạo không thể đạt được như mong đợi. Qua đây, nhà trường nên chú trọng đến khâu thiết kế chương trình đào tạo sao cho hiệu quả, phù hợp với nhu cầu người học và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Nhân tố đội ngũ giáo viên : kết quả hồi qui có beta = + 0.257. Dấu dương (+)

cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa đội ngũ giáo viên và chất lượng đào tạo. Kết quả phân tích chỉ ra rằng đội ngũ giáo viên có sự tác động tích cực đến chất lượng đào tạo. Khi chất lượng của giáo viên được cải thiện một đơn vị thì chất lượng đào tạo được tăng lên 0.257 đơn vị. Đội ngũ giáo viên là lực lượng lao động chủ chốt của các cơ sở đào tạo, khi có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm vững kỹ năng nghề, phương pháp truyền đạt thu hút sinh động sẽ giúp người học tiếp thu kiến thức tốt hơn, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo.

Tuy nhiên, đối với đội ngũ giáo viên, phần lớn người học đánh giá cao họ về trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy, sự cập nhật thông tin trong bài giảng, còn trên thực tế và đi sâu hơn vào kết quả khảo sát lại cho thấy sự quan tâm của giáo viên đối với người học lại không được một bộ phận sinh viên đánh giá cao như giáo viên chưa sẵn sàng giúp đỡ người học, việc bồi dưỡng cho người học năng lực tự học cũng như phát huy tính tích cực của người học chưa thường xuyên,... Qua kết quả nghiên cứu, nhà trường cần thiết phải quan tâm nhiều hơn để có thể cải thiện mối quan hệ giữa giáo viên và người học.

Nhân tố cơ sở vật chất: kết quả hồi qui có beta = + 0.170. Dấu cộng (+) cho

thấy mối quan hệ cùng chiều giữa cơ sở vật chất với chất lượng đào tạo của trường. Khi yếu tố cơ sở vật chất được cải thiện một đơn vị thì chất lượng đào tạo được nâng lên 0.170 đơn vị. Có thể nói, ở bất kỳ ngành đào tạo hay môi trường đào tạo nào thì cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng đào tạo. Khi cở sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy được trang bị với đầy đủ các phòng thí nghiệm, thực hành, phòng học; hệ thống thư viện có nhiều loại giáo trình, tài liệu tham khảo phong phú sẽ tạo ra được động cơ học tập cũng như thôi thúc việc áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại thì chất lượng đào tạo sẽ được nâng cao; và ngược lại, sự thiếu hụt về hệ thống thư viện, các trang thiết bị hỗ trợ công tác học tập, giảng dạy, nghiên cứu dẫn đến công tác đào tạo kém hiệu quả, chất lượng đào tạo thấp.

Nhân tố người học: kết quả hồi qui có beta = +0.162. Dấu (+) cho thấy mối

quan hệ năng lực của người học và chất lượng đào tạo của trường là mối quan hệ cùng chiều. Khi năng lực của người học được cải thiện lên 1 đơn vị thì chất lượng đào tạo sẽ tăng thêm 0.162 đơn vị. Điều này lý giải, trong đào tạo nếu không có người học thì quá trình đào tạo không thể thực hiện được. Với điều kiện ngày nay, người học sẽ trở thành trung tâm cho hoạt động dạy và học. Mọi nỗ lực để có cơ sở vật chất tốt, một chương trình đào tạo phù hợp, đội ngũ giáo viên giỏi về cơ bản cũng là để phục vụ người học. Ở đây, khi người học có thái độ học tập tốt, có sự nhận thức đúng đắn, cũng như trang bị vững vàng kiến thức cơ bản trước khi được đào tạo nghề nghiệp thì chất lượng đào tạo đầu ra chắc chắn sẽ tốt hơn. Nếu người học không xác định đúng động cơ học tập, nhìn nhận với quan điểm sai lệch về chuyên ngành mình được đào tạo thì sẽ có tác động tiêu cực đến chất lượng đào tạo.

Nhân tố công tác tổ chức, quản lý đào tạo: kết quả hồi qui có beta = + 0.127.

Dấu cộng (+) cho thấy sự tác động và mối quan hệ cùng chiều giữa công tác quản lý đào tạo chất lượng đào tạo. Khi công tác tổ chức quản lý đào tạo cải thiện đưuợc 1 đơn vị thì chất lượng đào tạo tăng thêm 0.127 đơn vị. Đây là yếu tố cũng rất quan trọng, công tác tổ chức, quản lý tốt sẽ giúp kiểm soát được chất lượng đào tạo. Khi

chất lượng đào tạo có chiều hướng xuống thấp thì công tác tổ chức có chức năng đưa ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp (như thay đổi chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên, công tác thi cử, đánh giá chất lượng, . . .).

Hai nhân tố bị loại khỏi mô hình khi kiểm định Cronbach Alpha là nhân tố dịch vụ hỗ trợ và nhân tố môi trường học tập. Tuy nhiên hai nhân tố này cũng cần phải được các cơ sở đào tạo có sự quan tâm nhất định. Vì chất lượng dịch vụ hỗ trợ là yếu tố ban đầu mà người học quan tâm nhất khi vào học tại trường. Nó mang tính chất động viên, khích lệ tình thần, tâm lý của họ. Khi các dịch vụ hỗ trợ về chỗ ăn ở, chăm sóc sức khỏe, thái độ phục vụ của nhân viên đối với người học càng tốt thì sẽ thu hút được nhiều học viên đến với nhà trường. Môi trường học tập cũng là nhân tố quan trọng trong đào tạo, việc tạo ra một môi trường thân thiện, có trách nhiệm đối với người học là những việc làm tất yếu và cần thiết khi tiến hành hoạt động đào tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm tắt chƣơng 4

Trong chương 4, tác giả đã trình bày chi tiết các bước xử lý số liệu. Số liệu thu thập được là các mẫu câu hỏi khảo sát, sau khi loại bớt những mẫu trả lời không đầy đủ hoặc không đúng quy cách, còn lại 300 mẫu được nhập vào phần mềm SPSS để

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 78)