Đặc điểm công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại tỉnh BR-V T.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 27)

Trong vòng mười năm trở lại đây, công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại tỉnh BR-VT đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế du lịch của tỉnh. Cùng với sự phát triển nhanh và bền vững của ngành du lịch BR-VT hiện nay thì sự đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành là một yêu cầu ngày càng trở nên bức thiết.

Tuy nhiên, thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch BR-VT hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ về nhu cầu nguồn lao động ngành du lịch tại tỉnh nhà, chất lượng đội ngũ lao động chưa có tính chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong xu thế hội nhập và phát triển. Hiện nay, các ngành đào tạo về du lịch tại các trường Đại Học, Cao Đẳng, Trung Cấp đang gặp nhiều khó khăn trong tuyển sinh bởi một số nguyên nhân sau đây:

- Ngành du lịch là ngành kinh tế có tính đặc thu đòi hỏi người lao động phải có ngoại hình tương đối khá cao so với một số ngành khác.

- Người lao động khi có trình độ thì thích chọn các ngành dễ thi, dễ học và khi ra trường đi làm lại có thu nhập cao như các ngành Tài chính, Quản trị, Công nghệ cao…còn đối với những người có học lực kém thì khó tiếp thu về các môn văn hoá xã hội, ngoại ngữ theo yêu cầu cuả ngành.

- Đối với số con em lao động nghèo thì họ cần có nghề nhanh chóng, dể kiếm tiền để giúp gia đình như vào làm công nhân tại các nhà máy May công nghiệp, nhà máy Giày da…và trên địa bàn tỉnh, đối với các ngành này, tuyển lao động đầy đủ số lượng theo yêu cầu cuả doanh nghiệp đã khó…

- Bên cạnh những khó khăn trên, ngành du lịch đòi hỏi người lao động tối thiểu phải qua đào tạo cơ bản về nghề phục vụ như Buồng, Bàn; cơ sở đào tạo chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế cuả doanh nghiệp (ví dụ như học ngành Hướng dẫn viên Du lịch hệ Trung cấp, khi tốt nghiệp theo quy định thì không được cấp chứng chỉ hành nghề hướng dẫn viên du lịch)…

1.6.3.1. Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại tỉnh BR-VT

Trên địa bàn tỉnh BRVT hiện nay (tính đến tháng 10 năm 2012) có 4 trường Đại học, 6 trường Cao đẳng, 6 trường Trung cấp và nhiều cơ sở dạy nghề, tuy nhiên đào tạo chuyên ngành du lịch thì chỉ có Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu là chủ yếu, ngoài ra còn có Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu cũng có đào tạo chuyên ngành Quản trị Du lịch hệ Đại học và Cao đẳng nhưng số lượng không nhiều.

Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu là trường công lập, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được thành lập ngày 16/09/2008 trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Vũng Tàu. Trường được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề trong lĩnh vực du lịch, khách sạn và liên quan; Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động.

Ngoài Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu, còn có Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu cũng có đào tạo chuyên ngành Du lịch. Trường được thành lập năm 2006, là cơ sở đào tạo về các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, du lịch, chú trọng đến kinh tế kỹ thuật biển; tổ chức nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; thực hiện hợp tác quốc tế. Về ngành Du lịch nhà trường có đào tạo chuyên ngành Quản trị Du lịch (đến năm 2011 đổi tên ngành là Quản trị nhà hàng khách sạn) với bậc đào tạo là Đại học và Cao đẳng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)