Đánh giá kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 67)

4.1.1. Mô tả mẫu.

Số mẫu được lấy căn cứ vào số người đang học ngành Du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (tại 2 cơ sở đào tạo là Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu và Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu) để xác định số lượng mẫu khảo sát cho từng chuyên ngành (nghề).

Tổng số bảng câu hỏi được phát đi là 320 bảng. Số lượng bảng câu hỏi này được gửi trực tiếp cho đối tượng phỏng vấn (sinh viên, học viên) đang theo học tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu và các sinh viên chuyên ngành Du lịch của Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu. Bảng câu hỏi được các đối tượng phỏng vấn tự trả lời và được thu lại ngay sau đó.

Tổng số bảng câu hỏi (mẫu) nhận được là 320 bảng. Tổng số mẫu dùng để phân tích là 300 mẫu (sau khi loại bỏ những mẫu trả lời không đầy đủ, cách thức trả lời sai quy định, không trả lời,…)

Về giới tính, mẫu có tổng cộng 182 nữ chiếm 60,7% và 118 nam chiếm 39.3% tham gia trả lời khảo sát. Thông tin chi tiết xem bảng 4.1

Bảng 4.1. Thông tin về mẫu khảo sát

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid NU 182 60.7 60.7 60.7 NAM 118 39.3 39.3 100.0 Total 300 100.0 100.0 Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS

4.1.2. Đánh giá công cụ đo lƣờng.

4.1.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha

Các thang đo sẽ được tiến hành kiểm định bằng công cụ Cronbach Alpha. Với Cronbach Alpha sẽ giúp loại đi các biến quan sát không đạt yêu cầu hay các thang đo chưa đạt yêu cầu trong quá trình nghiên cứu. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. đồng thời, trong mỗi yếu tố, chọn những quan sát có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995) (được trích bởi Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Kết quả Cronbach Alpha của các thang đo như sau:

Bảng 4.2 Cronbach Alpha của các nhân tố

Biến quan sát

Trung bình thang

đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương biến tổng quan

Cronbach alpha nếu loại biến này

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Corrected Item- Total Correlation

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Chƣơng trình đào tạo (CT): Alpha = 0.806

CT1 14.79 8.324 .518 .795

CT2 14.75 7.994 .962 .677

CT3 14.61 8.723 .491 .800

CT4 14.93 8.268 .576 .774

CT5 14.58 9.191 .523 .788

Đội ngũ giảng viên (GV): Alpha = 0.850

GV1 34.63 34.086 .595 .832 GV2 34.59 35.721 .479 .842 GV3 34.72 34.589 .546 .837 G04 34.68 34.010 .626 .830 GV5 34.60 33.906 .635 .829 GV6 34.50 35.448 .518 .839 GV7 34.62 32.384 .672 .824 GV8 34.72 33.761 .604 .831

GV9 34.35 34.182 .569 .834 GV10 34.81 37.360 .280 .860 Cơ sở vật chất (VC): Alpha = 0.780 VC1 14.55 9.446 .474 .767 VC2 14.61 10.031 .443 .774 VC3 14.69 8.196 .714 .682 VC4 14.65 8.470 .684 .694 VC5 14.59 9.641 .473 .766 Môi trƣờng học tập (MT): Alpha = 0.440 MT1 12.92 6.843 .250 .371 MT2 13.59 6.570 .112 .501 MT3 12.92 5.626 .494 .179 MT4 14.05 8.409 .003 .516 MT5 12.80 6.443 .364 .294 Dịch vụ (DV): Alpha = 0.372 DV1 13.07 7.300 -.083 .495 DV2 14.36 6.491 .177 .334 DV3 13.65 5.198 .393 .163 DV4 13.62 4.806 .456 .095 DV5 14.39 4.821 .109 .441 Học viên (HV): Alpha = 0.776 HV1 11.22 4.766 .705 .654 HV2 11.41 6.531 .280 .857 HV3 11.28 4.759 .617 .703 HV4 11.22 4.746 .766 .625

Quản lý đào tạo (QL): Alpha = 0.758

QL1 15.10 9.499 .307 .788

QL2 15.14 7.329 .722 .639

QL3 15.11 9.340 .371 .765

QL4 15.09 7.550 .705 .648

QL5 15.07 8.028 .559 .703

Chất lƣợng đào tạo (CL): Alpha = 0.648

CL1 15.20 6.816 .419 .588

CL2 15.11 6.423 .516 .542

CL3 15.20 6.573 .436 .579

CL4 15.41 7.225 .244 .676

CL5 15.20 6.841 .420 .588

Kết quả kiểm định Cronbach Alpha cho thấy hai nhân tố là nhân tố môi trường

học tập (MT) và dịch vụ hỗ trợ (DV) có Cronbach Alpha rất thấp (MT là 0.40 và QL là 0.372), đồng thời quan hệ giữa các biến quan sát với biến tổng cũng rất thấp, vì vậy 2 nhân tố này sẽ bị loại khỏi mô hình. Các nhân tố Chương trình đào tạo

(CT), Cơ sở vật chất (VC), Quản lý đào tạo (QL), Bản thân người học (HV) đều có Cronbach Alpha lớn hơn 0.7 và các biến quan sát đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên sẽ được giữ lại trong phần phân tích nhân tố khám phá (EFA) tiếp theo (Nunnally & Burnstein, 1994).

Nhân tố Đội ngũ giảng viên (GV) có Cronbach Alpha = 0.850, đạt yêu cầu,

nhưng riêng biến GV10 có tương quan biến tổng thấp (0.280<0.3) nên biến quan sát GV10 bị loại, các biến quan sát còn lại của nhân tố Đội ngũ giảng viên đều được giữ lại. Chất lượng đào tạo (CL) có Cronbach Alpha =0.648>0.6, đạt yêu cầu,

nhưng biến quan sát CL4 có tương quan với biến tổng 0.244<0.3 nên sẽ bị loại, các biến còn lại đều có tương quan với biến tổng >0.3, như vậy chất lượng đào tạo còn lại bốn biến quan sát là CL1, CL2, CL3 và CL5.

Sau khi loại biến CL4 của chất lượng đào tạo, thực hiện kiểm tra lại hệ số Cronbach Alpha với 4 biến còn lại, kết quả như sau:

Bảng 4.3 Hệ số Cronbach Alpha của chất lượng đào tạo

Cronbach's Alpha N of Items

.676 4

Bảng 4.4 Tương quan biến tổng của các thành phần đo chất lượng đào tạo

Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted CL1 11.58 4.586 .442 .620 CL2 11.49 4.418 .494 .585 CL3 11.58 4.312 .478 .596 CL5 11.58 4.700 .416 .636

Cronbach Alpha =0.676 >6 đạt yêu cầu, và tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3

4.1.2.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA

Khi đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA cần đảm bảo các điều kiện sau: Hệ số KMO (Kaiser Meyer Olkin) phải lơn hơn 0.5 mới thể hiện phân tích nhân tố là thích hợp; Điểm dừng khi Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1; Tổng phương sai tích lũy (Cumulative) có giá trị lớn hơn 50% mới thỏa mãn yêu cầu của phân tích nhân tố; Đối với bảng ma trận xoay nhân tố, các biến có hệ số tải nhân tố (Factor loading) từ 0.4 trở lên sẽ được lựa chọn.

Kết quả Cronbach Alpha cho ta xác định các biến thỏa mãn về độ tin cậy alpha sẽ được tiếp tục đánh giá bằng EFA. Kết quả phân tích nhân tố EFA (sử dụng phép quay varimax). Sau khi loại bỏ các biến quan sát của nhân tố Môi trường học tập (MT) và Dịch vụ hỗ trợ (DV) và các biến quan sát GV10 của Nhân tố giảng viên, thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo được đánh giá bằng 28 biến quan sát và các biến này tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Qua 3 lần rút trích nhân tố, sau khi loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy, thang đo còn lại 22 biến được trích thành 5 nhóm nhân tố với tổng phương sai trích được là 64,796% tại hệ số eigenvalue là 1,177. (xem thêm Phụ lục 5). Hệ số KMO = 0,816 nên EFA phù hợp với dữ liệu và thống kê Chi-square của kiểm định Bartlett đạt giá trị 4231,212 với mức ý nghĩa 0,000 do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Phương sai trích được = 64,796% thể hiện rằng 5 nhân tố rút ra giải thích được 64,796% sự biến thiên của dữ liệu, tại hệ số eigenvalue đạt 1,177. Như vậy, các thang đo rút ra là chấp nhận được. Các thang đo có biến quan sát bị loại, khi tính lại Cronbach’s Alpha, kết quả cũng đạt được yêu cầu về độ tin cậy. (Xem thêm Phụ lục 5).

Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố

Rotated Component Matrixa

Component 1 2 3 4 5 GV5 .703 GV4 .659 GV2 .648 GV9 .627 GV1 .577 GV8 .564 GV7 .552 GV6 .537 CT2 .905 CT1 .733 CT5 .707 CT4 .626 CT3 .572 HV1 .894 HV4 .868 HV3 .609 QL4 .875 QL2 .847 QL5 .547 VC3 .873 VC4 .861 VC5 .546

Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 7 iterations.

Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS

4.1.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với thang đo chất lƣợng đào tạo.

Sau khi kiểm định Cronbach Alpha đối với thang đo chất lượng đào tạo, có 1 biến quan sát CL4 bị loại do có tương quan với biến tổng bằng 0.244<0.3, bốn biến quan sát còn lại là CL1, Cl2, Cl3, Cl5 được đưa vào phân tích EFA. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy 4 biến quan sát còn lại trong thang đo chất

lượng đào tạo vẫn giữ nguyên 1 nhóm nhân tố. Hệ số KMO = 0,730 nên EFA phù hợp với dữ liệu và thống kê Chi –square của kiểm định Bartlett đạt giá trị 167,873 với mức ý nghĩa 0,000; do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể; Phương sai trích được đạt 50,727% > 50%, tại hệ số eigenvalue là 2,029. Do vậy các thang đo rút ra là chấp nhận được. (Xem thêm Phụ lục 5).

Bảng 4.6 Kết quả phân tích nhân tố của thang đo chất lượng đào tạo

Component Matrixa Component 1 CL2 .747 CL3 .733 CL1 .698 CL5 .669 Extraction Method: Principal Component Analysis. a. 1 components extracted. Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS

Bảng 4.7 Kết quả phân tích nhân tố của thang đo chất lượng đào tạo

Total Variance Explained

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 2.029 50.727 50.727 2.029 50.727 50.727

2 .716 17.911 68.638

3 .679 16.973 85.611

4 .576 14.389 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

4.1.3. Đo lƣờng chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực Du lịch

Sau khi kiểm tra độ tin cậy của các thang đo, một số biến quan sát bị loại bỏ khỏi mô hình nghiên cứu, các biến còn lại có độ tin cậy phù hợp được đưa vào tổng hợp, thống kê giá trị trung bình để đo lường chất lượng đào tạo với nhiều khía cạnh

khác nhau. Kết quả đo lường chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu như sau:

4.1.3.1. Chất lƣợng Chƣơng trình đào tạo

Kết quả khảo sát chất lượng chương trình đào tạo như bảng 4.8:

Bảng 4.8 Thống kê các biến của yếu tố chương trình đào tạo

Qua giá trị trung bình của các yếu tố chương trình đào tạo nhận thấy có hai yếu tố người học không đánh giá cao đó là “Các môn học bổ sung kiến thức cho

nhau” (CT3) và “Sau khi học học viên có thể làm việc thành thạo”. Các cơ sở đào

tạo cần sắp xếp bố trí các môn học một cách hợp lý, bổ sung kiến thức cho nhau và phù hợp bám sát với yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp để học sinh ra trường có thể làm việc thành thạo.

4.1.3.2. Chất lƣợng Đội ngũ giáo viên

Kết quả khảo sát chất lượng đội ngũ giảng viên như sau:

Bảng 4.9 Thống kê các biến của yếu tố đội ngũ giáo viên

Kết quả cho thấy hầu hết người học đồng ý với năng lực của đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên có hai yếu tố không được đánh giá cao đó là yếu tố “Có nhiều kinh

nghiệm thực tế” (GV3) và yếu tố “Có thái độ quan tâm đến học viên, sẵn sàng giúp đỡ giải đáp các thắc mắc của học viên trong học tập” (GV9). Như vậy nhiều giáo

viên còn thiếu kinh nghiệm thực tế và chưa thường xuyên bồi dưỡng cho người học năng lực tự học cũng như phát huy tính tích cực của người học.

4.1.3.3. Chất lƣợng Cơ sở vật chất

Kết quả khảo sát chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học:

Bảng 4.10 Thống kê các biến của yếu tố cơ sở vật chất

Kết quả cho thấy chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học khá thấp. Vì vậy các cơ sở đào tạo cần chú ý cải thiện cơ sở vật chất của đơn vị, nhất là trang thiết bị phục vụ học thực hành, nâng cấp thư viện, thường xuyên cập nhật tài liệu mới.

4.1.3.4. Chất lƣợng Học viên

Kết quả khảo sát về năng lực người học như sau:

Như vậy hầu hết người học tự đánh giá cao năng lực của bản thân, tuy nhiên các trường cũng cần chú ý thay đổi nhận thức của người học về chuyên ngành đang theo học, nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tự học, tự nghiên cứu khoa học.

4.1.3.5. Chất lƣợng Công tác tổ chức, quản lý đào tạo

Kết quả khảo sát chất lượng công tác tổ chức, quản lý đào tạo:

Bảng 4.12 Thống kê các biến của yếu tố quản lý đào tạo

Có hai yếu tố bị người học đánh giá thấp đó là yếu tố “Công tác tổ chức quản

lý đào tạo có tính khoa học cao” và yếu tố “Mức độ cảnh báo về tình hình học tập của sinh viên được thực hiện thường xuyên.”. Điều này cho thấy công tác tổ chức

quản lý đào tạo của các trường còn chưa có tính khoa học cao, sự cảnh bào về tình hình học tập của học viên còn bị xem nhẹ.

4.1.4. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu.

Từ kết quả phân tích Cronbach’s Alpha và EFA, 7 nhân tố trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nay rút xuống còn 5 nhân tố và số biến đạt yêu cầu bị giảm xuống còn 22 biến. Cụ thể như sau:

Bảng 4.13 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo

Nhân tố 1: Chƣơng trình đào tạo (CT)

1 CT1 Nội dung, mục tiêu của chương trình được xác định rõ ràng 2 CT2 Các môn học được sắp xếp trình tự và phân bổ hợp lý. 3 CT3 Các môn học bổ sung kiến thức cho nhau.

4 CT4 Thời lượng các môn học được đảm bảo.

5 CT5 Sau khi học, học viên có thể làm việc thành thạo.

Nhân tố 2: Đội ngũ giảng viên (GV)

7 GV2 Thường xuyên cập nhận các thông tin mới về môn giảng dạy 8 GV4 Có sự chuẩn bị bài giảng tốt

9 GV5 Có nghiệp vụ sư phạm, phương pháp truyền đạt rõ ràng, giúp học viên tiếp thu bài nhanh chóng

10 GV6 Kỹ năng tổ chức, quản lý lớp học hợp lý 11 GV7 Sử dụng hiệu quả phương tiện dạy học 12 GV8 Đáp ứng được mục tiêu môn học

13 GV9 Có thái độ quan tâm đến học viên, sẵn sàng giúp đỡ giải đáp các thắc mắc của học viên trong học tập

Nhân tố 3: Cơ sở vật chất (VC)

14 VC3 Thư viện có đầy đủ tài liệu và thường xuyên cập nhật tài liệu mới 15 VC4 Học viên dễ dàng tiếp cận tài liệu học tập trong thư viện

16 VC5 Phòng học thực hành, phòng thí nghiệm đầy đủ dụng cụ thiết bị hiện đại

Nhân tố 4: Ngƣời học (HV)

17 HV1 Có ý thức học tập tốt

18 HV3 Kiến thức trước khi vào học đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu trong đào tạo.

19 HV4 Có ý thức chấp hành nội quy, quy định của nhà trường

Nhân tố 5: Công tác quản lý đào tạo (QL)

20 QL2 Công tác tổ chức quản lý đào tạo có tính khoa học cao.

21 QL4 Các vấn đề của sinh viên được nhà trường giải quyết thỏa đáng và có hiệu quả cao.

22 QL5 Mức độ cảnh báo về tình hình học tập của sinh viên được thực hiện thường xuyên

Như vậy, mô hình nghiên cứu điều chỉnh từ kết quả Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA được đưa ra trong hình 4.1. bao gồm 5 biến độc lập:

(1) Chƣơng trình đào tạo (CT); (2) Đội ngũ giảng viên (GV); (3) Cơ sở vật chất (VC);

(4) Công tác quản lý đào tạo (DV) (5) Ngƣời học (HV)

4.2. Kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu.

Với mô hình hiệu chỉnh như trên, cần thực hiện kiểm định các giả thuyết sau:

Bảng 4.14 Các giả thuyết nghiên cứu.

H1 Chương trình đào tạo sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo. H2 Đội ngũ giáo viên sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)