Giải pháp hạn chế nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhanh Bình Dương (Trang 68)

3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật

3.2.3. Giải pháp hạn chế nợ quá hạn

3.2.3.1. Cơ s gii pháp

Nợ quá hạn luôn là mối quan tâm của những nhà lãnh đạo trong NH, mặc dù

đã có sự cố gắng để hạn chếđến mức thấp nhất nhưng nợ quá hạn vẫn phát sinh tại NH. Không có một quy trình, chính sách tín dụng nào mà không phát sinh nợ quá hạn vì những yếu tố khách quan, những rủi ro tiềm ẩn mà NH không thể kiểm soát

được. Để nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn cần phải nâng cao chất lượng công tác xử lý cũng như hạn chế nợ quá hạn phát sinh. Chi nhánh phải tiến hành các biện pháp ngăn chặn nợ quá hạn mới phát sinh cùng với việc tích cực giải quyết nợ quá hạn đã tồn đọng.

3.2.3.2. Gii pháp c th

Thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý nợ ngắn hạn

- Sau khi quyết định cấp tín dụng và tiến hành giải ngân cho KH, CBTD phải theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của KH, tình hình sử dụng vốn vay ngắn hạn được cấp. Liên tục đánh giá mức độ rủi ro của các khoản tín dụng ngắn hạn để

phân loại thành các nhóm nợ khác nhau. Theo Quyết định số 493, nợ ngắn hạn được phân thành 5 nhóm:

Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động SVTH: Lê Võ Liễu Hoàng Cho Vay Ngắn Hạn Tại MB Bình Dương

+ Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): Bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có khả

năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tương lai.

+ Nhóm 2 (nợ cần chú ý): Nợ quá hạn dưới 90 ngày, các khoản nợ điều chỉnh kì hạn trả nợ lần đầu.

+ Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): Nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ dưới 90 ngày. Đây là khoản nợ có khả năng tổn thất một phần nợ

gốc và lãi.

+ Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): Nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ từ 90 – 180 ngày. Đây là khoản nợ có khả năng tổn thất cao.

+ Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): Nợ quá hạn trên 360 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý. Đây là khoản nợ không còn khả năng thu hồi.

- Việc phân loại các khoản nợ thành các nhóm nợ như trên sẽ giúp cho Ban lãnh đạo chi nhánh dễ dàng nắm bắt kịp thời tình hình nợ xấu và có những biện pháp xử lý phù hợp.

- Mỗi CBTD cần xây dựng cho mình những dấu hiệu để nhận biết một KH yếu kém vì việc phát hiện sớm những dấu hiệu xảy ra là một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý cũng như là xử lý các khoản vay có vấn

đề. Những dấu hiệu nhận biết một KH yếu kém có thể là những dấu hiệu liên quan

đến tài chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, thời hạn thanh toán tiền hàng như chậm trễ trong việc đưa các báo cáo tài chính, thu hồi tiền hàng, số dư các khoản phải trả tăng lên, thời gian thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp kéo dài, ...; những dấu hiệu liên quan đến quản lý: không thực thi được trách nhiệm cá nhân của người quản lý, phong cách sống xa hoa, những người nắm giữ các vị trí quan trọng bịốm hoặc mất, theo đuổi việc kinh doanh quá mạo hiểm và nhiều rủi ro, ...; những dấu hiệu liên quan đến hoạt động của người vay: thay đổi về tính chất của hoạt động kinh doanh, quản lý hoạt động và tài chính yếu kém, xây dựng lại các nhà máy, xí nghiệp, ...; những dấu hiệu liên quan đến hoạt động của NH: số dư tiền gửi tại NH giảm mạnh, thay đổi hợp đồng vay một cách thường xuyên và bất ngờ, phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vay ngắn hạn vì nếu sử dụng nhiều nguồn vay ngắn hạn tuy sẽ

Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động SVTH: Lê Võ Liễu Hoàng Cho Vay Ngắn Hạn Tại MB Bình Dương

giải quyết kịp thời nguồn vốn mình cần nhưng do thời gian sử dụng vốn ngắn nên khi các khoản vay này tới hạn hàng loạt thì khó thanh toán kịp thời cho NH.

Đẩy mạnh hơn nữa công tác đánh giá và xếp hạng khách hàng

- CBTD cần bám sát, thường xuyên theo dõi để từđó đánh giá, xếp hạng các KH mà mình quản lí cả về mặt tài chính và phi tài chính. Khi CBTD tiến hành đánh giá và xếp hạng KH sẽ giúp họ quản lí các khoản vay hiệu quả hơn, hạn chế rủi ro tín dụng do không nắm được tình hình thực tế của KH. Khi đánh giá, xếp hạng KH sẽ mang lại cho chi nhánh những lợi ích sau:

+ Phát hiện sớm các khoản vay có khả năng bị tổn thất, để đề xuất với Ban lãnh đạo, từđó có biện pháp xử lí thích hợp đối với từng đối tượng KH.

+ Cho phép các CBTD có nhận định chung về rủi ro của các khoản vay. + CBTD có thể xác định được khi nào cần tăng sự giám sát đối với KH. - Việc đánh giá, xếp hạng KH phải được thực hiện đồng bộ, không phân biệt KH cũ hay mới, không cho KH biết về việc đánh giá rủi ro của món tiền cho vay trong mọi trường hợp để tránh tình trạng KH làm sai lệch thông tin. Thường xuyên xếp hạng KH để khi có sự thay đổi về khả năng trả nợ của KH thì CBTD tiến hành

đánh giá lại.

Giải pháp thu hồi nợ

Khi cấp tín dụng cho KH, làm thế nào để những khoản vay đó được thu hồi

đúng kì hạn không phải là vấn đề đơn giản. Một số biện pháp để thu hồi nợ mà NH nên quan tâm như sau:

- Bám sát đường lối, chủ trương phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh để có hướng đầu tư tín dụng phù hợp.

- Để đưa ra những quyết định cho vay đúng đắn, xử lý thu hồi nợ kịp thời, giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng. NH phải thường xuyên nắm bắt chính xác, kịp thời và đầy đủ các thông tin về KH vay vốn thông qua Trung tâm tín dụng (CIC). Từđó, NH có những quyết định tín dụng phù hợp.

- Thường xuyên tiến hành phân tích báo cáo tài chính của KH. Thông qua các BCTC định kỳ, đột xuất mà NH yêu cầu, NH sẽ phát hiện những điểm mạnh,

Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động SVTH: Lê Võ Liễu Hoàng Cho Vay Ngắn Hạn Tại MB Bình Dương

Một số giải pháp khác nhằm hạn chế nợ quá hạn phát sinh

- Hàng quý phải tập trung chỉ đạo phân loại nợ, phân loại khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ của KH, chủ động điều chỉnh hạn mức cho vay phù hợp với

điều kiện kinh doanh của DN.

- CBTD tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay, trả nợ vay của KH, định kỳ thu nợ và lãi vay thích hợp sẽ giúp KH trả nợ thuận lợi hơn, hạn chế trường hợp cho vay để đảo nợ.

- Không nên quá chú trọng vào tài sản thế chấp vì nó chỉ là nguồn phòng ngừa rủi ro, là thứ yếu trong xét duyệt cho vay, việc phát mãi tài sản thế chấp là

điều mà cả KH và NH đều không mong muốn. Do đó, CBTD nên thực hiện việc thẩm định một cách thấu đáo, đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng theo các phương án sản xuất có tính khả thi.

- CBTD nên thường xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn

đốc KH trả đúng hạn cả gốc và lãi. Đề làm được điều đó, lãnh đạo NH nên phát

động phong trào thi đua khen thưởng những CBTD xuất sắc trong công tác thu hồi nợ cũng như kỷ luật, phê bình những CBTD để phát sinh nợ quá hạn cao. CBTD nên kiểm tra thường xuyên tình hình sử dụng vốn vay nhằm hạn chếđến mức thấp nhất khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.

- Tạo lập mối quan hệ mật thiết với các ngân hàng khác trên địa bàn để học tập kinh nghiệm, nắm thêm thông tin về KH, sớm phát hiện và từ chối cho vay những KH không có uy tín.

- Thực hiện việc phân tán rủi ro tín dụng bằng cách không cho vay tập trung

ở một nhóm KH vì như thế dễ dẫn đến nợ quá hạn phát sinh đột biến.

- Mỗi CBTD cần có quan hệ với các cán bộđịa phương, CBTD của các ngân hàng khác nhằm nắm bắt được thông tin của KH nhằm hạn chế cho vay với các KH không có uy tín.

- Chú trọng công tác giáo dục, đào tạo đạo đức nghề nghiệp cho CBTD nhằm phòng tránh sự cấu kết giữa CBTD và KH gây thiệt hại cho ngân hàng.

- Quy trình tín dụng phải được thực hiện đúng đắn và đầy đủ tất cả các khâu từ lúc bắt đầu nhận hồ sơ vay vốn đến khi thu hết nợ gốc và lãi thì mới có thể giảm

Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động SVTH: Lê Võ Liễu Hoàng Cho Vay Ngắn Hạn Tại MB Bình Dương

3.2.3.3. D kiến kết qu

Bất kì doanh nghiệp nào hoạt động cũng muốn thu hút thật nhiều KH. Hoạt

động của NH cũng vậy, muốn có hiệu quả cao trong quá trình hoạt động phải thu hút được nhiều KH và tín dụng phải có chất lượng. Để nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn cần phải nâng cao chất lượng công tác quản lý nợ cũng như hạn chế nợ

quá hạn phát sinh. Vì vậy, những chính sách trên là hết sức cần thiết để quản lý nợ

ngắn hạn một cách triệt để, đồng thời phát hiện sớm những vấn đề phát sinh và kịp thời xử lý trong từng tình huống cụ thể nhằm hạn chế nợ quá hạn phát sinh trong Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhanh Bình Dương (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)