3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật
1.5.1. Kinh nghiệm của các Ngân hàng trên thế giới
1.5.1.1. Thái Lan
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, Thái Lan đã nhanh chóng đưa ra những biện pháp để cải tổ hệ thống tài chính NH nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn như sau:
- Tiến hành đóng cửa 52 NHTM và Công ty tài chính, tổ chức tiến hành sắp xếp lại các NHTM cho phù hợp hơn.
- Các NHTM Thái Lan cố gắng hơn trong việc nâng cao chất lượng tín dụng
đặc biệt là tín dụng ngắn hạn, phân tán rủi ro bằng cách tập trung vào các giải pháp quy định phân loại và lựa chọn khách hàng; hạn mức cho vay đối với một khách hàng không quá 25% vốn tự có, các khoản nợ ngoại bảng không quá 50% vốn, các NHTM không được đầu tư quá 20% tổng số vốn vào cổ phần, giấy chứng nhận nợ
của một công ty. Bên cạnh đó, các NHTM thực hiện 100% dự phòng đối với khoản nợđáng nghi ngờ.
- Chính phủ tiến hành thành lập các công ty quản lý tài sản có trách nhiệm quản lý nợ khó đòi, tiến hành thu nợ.
Với những kiên quyết trong cải cách NH, đồng thời với sự trợ giúp của IMF
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động SVTH: Lê Võ Liễu Hoàng Cho Vay Ngắn Hạn Tại MB Bình Dương
1.5.1.2. Trung Quốc
Năm 1988, Trung Quốc tiến hành cơ cấu lại hệ thống NH và doanh nghiệp Nhà nước trong 3 năm, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng bao gồm:
- Chính phủ Trung Quốc bán hàng loạt các doanh nghiệp yếu kém, tách các khoản nợ của doanh nghiệp Nhà nước ra khỏi bảng cân đối kế toán NH.
- Xóa bỏ các chi nhánh kinh doanh thua lỗ của các NHTM quốc doanh, thành lập các NHTMCP ở 300 thành phố.
- Năm 1999, thành lập công ty xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ cho NHTM.
Với những nổ lực trên, Trung Quốc đã từng bước tháo gỡ những tồn tại yếu kém của hệ thống NH, nhanh chóng đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, tạo sân chơi bình đẳng giữa các loại hình NH nhằm thực hiện xây dựng hệ
thống NH vững mạnh trong điều kiện hội nhập quốc tế.
1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM của Việt Nam
Việc nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngắn hạn của các NHTM Việt Nam cần phải nhận được sự quan tâm của Chính phủ và NH Nhà nước với các giải pháp mạnh và tập trung là việc cơ cấu lại các NHTM, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước.
Chính phủ cũng cần ban hành các cơ chế cho các công ty quản lý nợ một cách có hiệu quả, giúp cho các NHTM xử lý tốt nợ tồn đọng. Bên cạnh đó, NH Nhà nước cần đưa ra các cảnh báo đối với việc đầu tư của các NHTM nhằm hạn chế
những rủi ro tín dụng. Từ đó, nâng cao được chất lượng tín dụng, trong đó có tín dụng ngắn hạn, đối với các NHTM, giúp các NHTM phát triển một cách bền vững trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ của thời kỳ hội nhập.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 của khóa luận đã trình bày những cơ sở lý luận về tín dụng Ngân hàng, tín dụng ngắn hạn và một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn. Trong đó, tập trung trình bày về các khái niệm, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
hoạt động cho vay ngắn hạn. Đây là những vấn đề mang tính chất cơ sở, làm nền tảng để đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động SVTH: Lê Võ Liễu Hoàng Cho Vay Ngắn Hạn Tại MB Bình Dương
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHO
VAY NGẮN HẠN TẠI MB BÌNH DƯƠNG