Định hướng phát triển của Nhà trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kiểm toán năng lượng và đề xuất giải pháp tiết kiệm điện năng ở trường đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 72)

7. Nội dung của luận văn

3.1.1. Định hướng phát triển của Nhà trường

Trên cơ sở đề án quy hoạch “Tầm nhìn đến năm 2020” phát triển Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trở thành cơ sở giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học của nền kinh tế tri thức, đạt tới đẳng cấp quốc tế, mở rộng liên kết và công nhận lẫn nhau với một số trường đại học trên thế giới; và “Sứ mạng đến năm 2015” xây dựng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thành cơ sở cung cấp dịch vụ giáo dục - đào tạo nhiều ngành, nhiều trình độ, chất lượng cao, đáp ứng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xuất khẩu lao động, tạo cơ hội học tập thuận lợi cho mọi đối tượng. Từng bước thực hiện mục tiêu, kết thúc năm 2013 và bước sang năm học 2014 nhà trường sẽ:

- Tăng cường đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại cho phòng thực hành và phòng thí nghiệm, đặc biệt chú trọng những hướng nghiên cứu mũi nhọn.

- Tiếp tục triển khai dự án hợp tác với tổ chức JICA Nhật Bản để mở thêm xưởng máy phục vụ đào tạo, hợp tác thêm với hãng ô tô Nissan mở trung tâm đào tạo nhân lực.

- Xây dựng Thư viện điện tử có 1000 tài liệu, nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin, tạo điều kiện cho học sinh - sinh viên tiếp cận tốt hơn với mạng internet phục vụ học tập. Xây dựng giảng đường hội trường D (Cơ sở Hà Nam), Trung tâm đào tạo xuất khẩu lao động F1 (Cơ sở Hà Nam), Nhà khách H3 và H4 (Cơ sở Hà Nam), Hồ cảnh quan (Cơ sở Hà Nam).

- Kiểm tra 6 tháng đầu năm và cuối năm, đánh giá, phân loại chất lượng các trang thiết bị để có biện pháp đầu tư, nâng cấp, tu sửa phục vụ dạy và học.

- Lập kế hoạch xin đầu tư kinh phí nhằm đầu tư, nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập và việc biên soạn giáo trình, tài liệu.

- Bảo quản và sử dụng có hiệu quả các cơ sở vật chất trang thiết bị hiện có, có kế hoạch bổ sung, thay thế đặc biệt là các trang thiết bị hiện đại.

Nội dung kế hoạch phát triển đã chỉ ra rằng hệ thống cơ sở vật chất như nhà xưởng, giảng đường, hội trường và thư viện điện tử sẽ được xây mới. Điều đó có nghĩa là việc tiêu thụ năng lượng của nhà trường sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Mặt khác các thiết bị cũng được trang bị và bổ sung thêm khiến cho tổng năng lượng tiêu hao càng thêm lớn. Phát triển mở rộng là xu thế tất yếu nhưng càng quy mô và càng hiện đại thì càng phải thể hiện khả năng phát triển tương xứng và bền vững của nó. Tiết kiệm năng lượng là một cái cột đỡ cho sự bền vững đó. Không có cột đỡ công trình sẽ không thể đứng vững vàng. Như vậy cần phải nhanh chóng xây dựng được một quy trình cho nhà trường bao gồm tổng hợp cả khía cạnh kinh tế, quản lý và kỹ thuật nhằm giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng ngay từ hôm nay. Đó sẽ là bước đệm tạo đà cho hướng phát triển đúng trong tương lai của nhà trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kiểm toán năng lượng và đề xuất giải pháp tiết kiệm điện năng ở trường đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 72)