Mô hình tổ chức và quy trình kiểm toán quản lý sử dụng năng lượng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kiểm toán năng lượng và đề xuất giải pháp tiết kiệm điện năng ở trường đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 50)

7. Nội dung của luận văn

2.3.1.Mô hình tổ chức và quy trình kiểm toán quản lý sử dụng năng lượng

trường. Số tiền này quay vòng đầu tư cho cơ sở vật chất và thiết bị sẽ rất tốt cho công tác giảng dạy và học tập, nâng cao vị thế của trường.

2.3. Thực trạng công tác kiểm toán và sử dụng năng lượng điện

2.3.1. Mô hình tổ chức và quy trình kiểm toán quản lý sử dụng năng lượng điện điện

Bước đầu khảo sát tình hình cho thấy: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đang trong quá trình phát triển và hội nhập. Quy mô đào tạo ngày càng được mở rộng, đồng nghĩa với việc các cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu giảng dạy, thực hành và nghiên cứu ngày càng được xây mới nhiều hơn. Mặt khác trường là một trung tâm đào tạo và thực hành chuyên về công nghiệp nên quan hệ hợp tác cùng mở xưởng thực hành với các doanh nghiệp được đẩy mạnh trong thời gian gần đây. Trong các xưởng này, hàng loạt máy móc lớn có mức tiêu hao năng lượng khủng được lắp đặt. Như vậy khi so sánh chi phí điện năng của trường sẽ thuộc loại siêu lớn so với các trường đại học khác và chi phí này còn gia tăng trong tương lai. Dù nhận thức được thực trạng này nhưng vì nhiều lý do, phải ưu tiên cho sự mở rộng và phát triển quy mô nhà trường nên khâu kiểm toán năng lượng, tiết kiệm điện năng chưa được quan tâm đặc biệt dù tiềm năng tiết kiệm là vô cùng lớn. Quy trình sử dụng điện vẫn theo nhu cầu bình thường: phòng Quản trị làm nhiệm vụ thống kê hàng tháng, chưa có một mô hình tổ chức riêng biệt nào được thành lập để kiểm toán năng lượng định kỳ và thực hiện các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm.

Bên Khoa Điện của Trường ĐHCNHN cũng đã thực hiện một đề tài khoa học “Đánh giá tiềm năng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, đề xuất giải pháp giảm chi phí điện năng”, nghiên cứu khoa học này được thực hiện năm 2007 và bổ sung mới năm 2012. Tuy nhiên đề tài nghiên cứu khoa học này chỉ đi sâu phân tích đánh giá mặt kỹ thuật của trang bị tiêu thụ, đưa ra giải pháp tự chế tạo những thiết bị giúp tiết kiệm điện năng mà không đi sâu vào phương diện kinh tế và quản lý cho dù hai phương diện này được xác định sẽ đem lại lợi ích và tính khả thi nhất cho dự án tiết kiệm năng lượng. Từ thực tế đó tác giả muốn thực hiện đề tài với Quy trình kiểm

toán tổng hợp và đưa ra những giải pháp mang tính tổng hợp hơn bao gồm cả những giải pháp kinh tế thực hiện cùng với giải pháp kỹ thuật và quản lý để phương án đề ra có tính khả thi nhất đem lại hiệu quả nhất, sau là kiểm nghiệm tính khả thi đó. Cùng với sự giúp đỡ của đồng nghiệp cơ quan tác giả đã xây dựng được quy trình kiểm toán tổng hợp gồm:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kiểm toán năng lượng và đề xuất giải pháp tiết kiệm điện năng ở trường đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 50)