Thực trạng hoạt động kiểm toán quản lý sử dụng năng lượng điện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kiểm toán năng lượng và đề xuất giải pháp tiết kiệm điện năng ở trường đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 51)

7. Nội dung của luận văn

2.3.2. Thực trạng hoạt động kiểm toán quản lý sử dụng năng lượng điện

Nhận thức được vấn đề tiết kiệm điện có tầm quan trọng lớn, mặt khác là một trường đào tạo nhân lực kỹ thuật, cho các tổ chức, doanh nghiệp và cho xã hội nên việc bổ sung đào tạo kiến thức về tiết kiệm năng lượng cho sinh viên là cần thiết. Khi ra làm việc sinh viên sẽ không còn bỡ ngỡ trước mô hình tiết kiệm năng lượng đang được đẩy mạnh áp dụng mở rộng thời gian gần đây của các tổ chức và doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế khó khăn cần tiết kiệm để ổn định sản xuất,

Thu thập thông tin và xây dựng kế hoạch

Xin phép lãnh đạo cho kiểm toán

Tổng hợp số liệu từ Phòng quản trị, báo cáo khoa học, đo đạc số liệu thực tế

Phân tích và tổng hợp báo cáo

Đề xuất phương án

Chứng minh tính khả thi trên lý thuyết

Báo cáo lãnh đạo

tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên như đã đề cập ở phần trên do quá trình lớn mạnh và phát triển rộ của nhà trường trong thời gian gần đây, mục tiêu ưu tiên là xây dựng và mở rộng do đó vấn đề tiết kiệm năng lượng chưa thực sự được quan tâm trong nhà trường. Các hoạt động kiểm toán và tiết kiệm năng lượng chỉ dừng lại ở đề tài nghiên cứu, như các đề tài nghiên cứu của sinh viên, đề tài nghiên cứu cấp trường.

a. Các đề tài nghiên cu ca sinh viên

Hàng năm dưới sự hướng dẫn của các thày cô, sinh viên ngành Điện thực hiện các đề tài tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến tiết kiệm điện năng. Các đề tài tập trung vào việc đánh giá nguyên nhân gây tổn hao điện của một khu vực nhất định trong trường, hoặc đánh giá chi tiết về các thiết bị. Dựa vào số liệu tiêu hao cụ thể hàng tháng mà đưa ra nguyên nhân và giải pháp theo thực tế sử dụng và nguyên lý hoạt động của thiết bị. Đề tài chỉ dừng lại ở mức quy mô nhỏ, nhằm hướng sinh viên đến so sánh thực tế với những lý thuyết được học. Do đó không đưa ra được giải pháp tổng thể để có thể thuyết phục ban lãnh đạo trường áp dụng.

b. Đề tài nghiên cu khoa hc cp trường

Năm 2007, nhóm các thầy cô của Khoa Điện bắt tay vào thực hiện đề tài nghiên cứu cấp trường về “Đánh giá tiềm năng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, đề xuất các giải pháp giảm chi phí điện năng. Đề tài này tập trung vào việc thống kê hiện trạng thiết bị tiêu thụ điện của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tại khu A, thống kê công suất của các nhóm thiết bị, đo độ rọi sáng của hệ thống bóng đèn trong phòng học. Đề xuất giải pháp tiết kiệm điện năng trong đó có giải pháp thay thế các bóng đèn tuýp T10 bằng bóng đèn T8. Tuy nhiên đề tài nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở giai đoạn nghiên cứu lý thuyết. Năm 2012 với sự thay đổi mới của công nghệ cũng như hiện trạng của trường nên đề tài một lần nữa được khởi động lại bằng việc đánh giá mới và thí điểm thay thế tại một phòng học với bóng đèn T10 bằng T8 để thực nghiệm đo độ rọi sáng tiêu chuẩn.

c. Hot động 5S và hưởng ng cuc thi tìm hiu tiết kim năng lượng ca B

Hoạt động 5S:

Được sự hỗ trợ của tổ chức JICA – Nhật Bản, nhà trường đã triển khai áp dụng mô hình hoạt động 5S từ tháng 12/2010 nhằm nâng cao chất lượng quản lý và đào tạo. 5S thực chất là công cụ quản lý tiên tiến của Nhật Bản, được viết tắt từ 5 chữ cái đầu, dịch ra Tiếng Việt là:

- SÀNG LỌC là lọc theo mức độ ưu tiên từ cao đến thấp, những thứ quý giá, những thứ hay sử dụng sẽ được đặt gần mình nhất.

- SẮP XẾP là bố trí theo các quy định phù hợp để dễ nhận thấy, dễ lấy, dễ thao tác nhất.

- SẠCH SẼ là làm sạch nơi làm việc ngay lập tức khi nó bị bẩn không để tồn lại sau nhằm tạo không gian môi trường làm việc tốt nhất.

- SĂN SÓC là luôn chăm sóc các phương tiện làm việc và cả con người để mọi thứ đều ở trạng thái tốt nhất.

- SẴN SÀNG là đảm bảo phương tiện và con người luôn luôn sẵn sàng hoàn thành tốt công việc, đảm bảo sẵn sàng thực hiện 5S mọi lúc, mọi nơi. Việc áp dụng hoạt động 5S ở trường đã đem lại hiệu quả công việc cao, môi trường cảnh quan và tác phong làm việc được thay đổi theo hướng quy chuẩn tốt. Về điện năng, hoạt động 5S được áp dụng vào công tác quản lý sử dụng thiết bị điện một cách tiết kiệm và an toàn. Tổ chức 5S của nhà trường đã tiến hành dán các sơ đồ thiết bị điện bố trí trong phòng, dán nhãn các thiết bị để khi thao tác, người sử dụng sẽ nhìn vào đó biết ngay vị trí thiết bị mình cần sử dụng ở đâu, chẳng hạn như vị trí quạt và đèn nhằm có thể bật tắt một cách chính xác khi cần, tránh thao tác sai lặp lại gây tổn hao điện năng và hỏng hóc thiết bị. Đưa ra quy định về chỗ để thiết bị cụ thể, đồng thời ở mỗi cửa ra đều có dán thông báo: “Tắt nguồn điện và điều hòa trước khi khóa cửa”. Đây là những biện pháp góp phần tiết kiệm điện năng rất đáng kể.

Thi tìm hiểu tiết kiệm năng lượng:

Cùng với hoạt động 5S để nâng cao sự hiểu biết về sử dụng điện tiết kiệm, trường đã tham gia cuộc thi “Tìm hiểu tiết kiệm năng lượng” của Bộ Công Thương

phát động tháng 10/2013. Qua hoạt động này cán bộ và sinh viên đã có những hiểu biết sâu hơn về tiết kiệm điện năng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kiểm toán năng lượng và đề xuất giải pháp tiết kiệm điện năng ở trường đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)