Tình hình quản lý sử dụng điện năng của Trường trong thời gian vừa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kiểm toán năng lượng và đề xuất giải pháp tiết kiệm điện năng ở trường đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 45)

7. Nội dung của luận văn

2.2. Tình hình quản lý sử dụng điện năng của Trường trong thời gian vừa

2.2.1. Hiện trạng hệ thống điện và thiết bị tiêu thụ điện

Đặc điểm lịch sử xây dựng cơ sở hạ tầng của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trải qua nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn theo phương thức bổ sung hạng mục theo nhu cầu đào tạo và theo sự cho phép đầu tư của Cơ quan chủ quản là Bộ Công Thương, vì vậy hệ thống điện năng cho từng hạng mục cũng được phát triển manh mún dần dần từ hệ thống nguồn chung. Mặt khác do mỗi công trình đều đảm nhiệm vai trò đa chức năng nên hệ thống phân phối, thiết bị sử dụng điện dùng chung chưa có tính chuyên biệt, chưa có tính đồng bộ cao. Theo đó hệ thống thiết bị quản lý và đo đếm cũng là dùng chung, điều này phần nào ảnh hưởng đến các giải pháp kiểm toán và tiết kiệm điện năng cho riêng từng mảng bộ phận.

Về hiện trạng, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đang sử dụng 3 trạm biến áp phân phối riêng cho 3 cơ sở riêng là Trạm biến áp khu A, Trạm biến áp khu B, Trạm biến áp cơ sở Hà Nam. Trạm biến áp khu A có 2 máy làm việc song song, công suất 750kVA và 1600kVA, mức tải trung bình 72% (trong năm); cấp điện áp 22/0.4kV. Trạm biến áp khu B có công suất 630kVA, cấp điện áp 35/0.4 kV có mức tải trung bình 68%.

Tại khu A, hệ thống điện từ nguồn cấp chính qua các biến áp và phân phối tới các hạng mục chức năng nhỏ hơn. Tuy ở mỗi hạng mục đều có sự tổng hợp của các thành phần tiêu thụ như chiếu sáng, máy móc... nhưng có những tiêu thụ nổi trội mang đặc trưng riêng của hạng mục, đó là cơ sở giúp chúng ta xác định được sự tiêu thụ chính.

ALL 1000A

A3- A4- A5-

T1 750kVA- kW kVar A AT1-1000A TC1 A1 1 A8 A9 A1 MP A2- A7 CSB V HT1 Đi

A7- A8- A9-

T2 1600kVA-22/0,4kV kVar AT2-1000A TC2 KTX Mới Nh à A6- KTX Mới KTX Mới 1( 3* 240 +1*1 20 0) 30 2(3* 240 +1*1 5 1( 3* 150 +1*9 5) 25 0m 1(3* 240 +1*1 20 0) 3(4*240) 3(4*240 1( 3* 240 +1*1 5 1( 3* 240 +1*1 5 1( 3* 240 +1*1 5 1( 3* 70 +1 *35 ) 22 0m A A V A A A V kW HT A2 A7 1( 3* 150 +1*9 5) 16 7m A1- A1 0 A10- 1( 3* 240 +1*1 20 0) Hình 2.2. Sơđồ phân phối điện khu A

2.2.2. Thực trạng công tác cung cấp, quản lý và sử dụng điện

Mô hình trạm biến áp hai máy 750kVA và 1600kVA làm việc song song được cấp nguồn từ lưới điện của thành phố Hà Nội, khi sự cố xảy ra ở một máy có thể chuyển tiếp sang máy kia bằng hệ thống Aptomat chịu dòng lớn 1000A, hệ thống máy phát chạy dầu dự phòng luôn đảm bảo cho khu vực nhà trường có nguồn điện ổn định, không bị gián đoạn thời gian dài. Tất cả các thiết bị tại các tòa nhà, phòng ban chức năng, KTX, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm được cấp nguồn 24/24 tùy theo nhu cầu sử dụng.

Hệ thống điện năng nói riêng và toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất nói chung của nhà trường được đặt dưới sự quản lý của Phòng Quản trị.

Hình 2.3. Mô hình Phòng Quản Trị - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

a. Chc năng

Là phòng chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng và tổ chức thực hiện về công tác Quản trị, các hoạt động dịch vụ và quản lý toàn bộ hệ thống Điện – Nước được nhà trường giao.

b. Nhim v

- Quản lý đất đai, lập kế hoạch xây dựng theo quy hoạch, cải tạo, sửa chữa các công trình hiện có, tổ chức giám sát chặt chẽ việc thi công các công trình để đảm bảo đúng kỹ thuật, chất lượng và tiến độ.

- Quản lý, bố trí sử dụng các công trình nhà ở, nhà làm việc, lớp học, hội trường, sân bãi, công trình công cộng một cách hợp lý, có hiệu quả.

Trưởng phòng Phó trưởng phòng Tổ quản lý công Tổ quản lý cây Tổ quản lý đất Tổ quản lý thiết Tổ quản lý điện Tổ quản lý dịch

- Quản lý, trang bị tài sản và văn phòng phẩm, kể cả tài sản khu Ký túc xá theo kế hoạch Giám hiệu duyệt.

- Tổ chức chăm sóc cây xanh bóng mát, vườn hoa, cây cảnh.

- Quản lý toàn bộ hệ thống Điện – Nước trong toàn trường, cung cấp điện - nước phục vụ sinh hoạt, phục vụ xưởng thực tập, các khu làm việc, khu giảng đường, khu công cộng…

- Tổ chức hoạt động dịch vụ được nhà trường giao.

c. Mc tiêu hin ti đã đạt được ca công tác qun lý cung cp và s dng đin năng

- Duy trì cấp điện lưới 24/24 cho toàn hệ thống, trường hợp mất điện cục bộ sẽ đảm bảo cấp điện được cho tòa nhà chính ở khu A bằng máy phát sau thời gian 5 phút. Trong thời gian cắt điện dài ngày của Điện lực Quận Bắc Từ Liêm đã thực hiện cấp điện máy phát theo chỉ đạo công việc từ Lãnh đạo nhà trường.

- Áp dụng triệt để hoạt động kiểm tra, kịp thời tắt điện toàn bộ những nơi không sử dụng.

- 100% trang thiết bị cung cấp và tiêu thụ điện được bảo trì theo kế hoạch, mức độ sẵn sàng các trang thiết bị đạt 95%.

- 100% thiết bị, dụng cụ đo điện được hiệu chuẩn và hiệu chỉnh theo các thiết bị đã được nối chuẩn quốc gia.

2.2.3. Chi phí sử dụng điện năng tại Nhà trường

Theo chỉ thị của Bộ Công Thương hàng tháng cấp cho nhà trường khoản kinh phí 1 tỷ đồng để chi trả toàn bộ các chi phí sử dụng điện. Đây là một khoản kinh phí không nhỏ. Thống kê cho thấy với nguồn kinh phí này có thể đảm bảo đủ số lượng chi trả cho chi phí điện toàn trường. Tuy có 1 đến 2 tháng con số vượt quá nhưng số lượng chênh không lớn. Khảo sát thông tin cũng cho thấy tuy đã có những đề tài cấp trường được thực hiện để đánh giá hiện trạng và đưa giải pháp kỹ thuật nhằm tiết kiệm điện năng cho nhà trường, tuy nhiên các nghiên cứu vẫn còn nằm trên giấy tờ do lãnh đạo chưa thực sự quan tâm nhiều đến vấn đề tiết kiệm điện năng. Tác giả thiết nghĩ nếu như việc kiểm toán được đưa vào áp dụng theo định kỳ, giải pháp tổng hợp gồm kinh tế, kỹ thuật và quản lý được thực hiện, khả năng tiết

kiệm 30% ÷35% sẽ giữ lại một khoản rất lớn từ chỉ tiêu tiền điện hàng tháng cho trường. Số tiền này quay vòng đầu tư cho cơ sở vật chất và thiết bị sẽ rất tốt cho công tác giảng dạy và học tập, nâng cao vị thế của trường.

2.3. Thực trạng công tác kiểm toán và sử dụng năng lượng điện

2.3.1. Mô hình tổ chức và quy trình kiểm toán quản lý sử dụng năng lượng điện điện

Bước đầu khảo sát tình hình cho thấy: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đang trong quá trình phát triển và hội nhập. Quy mô đào tạo ngày càng được mở rộng, đồng nghĩa với việc các cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu giảng dạy, thực hành và nghiên cứu ngày càng được xây mới nhiều hơn. Mặt khác trường là một trung tâm đào tạo và thực hành chuyên về công nghiệp nên quan hệ hợp tác cùng mở xưởng thực hành với các doanh nghiệp được đẩy mạnh trong thời gian gần đây. Trong các xưởng này, hàng loạt máy móc lớn có mức tiêu hao năng lượng khủng được lắp đặt. Như vậy khi so sánh chi phí điện năng của trường sẽ thuộc loại siêu lớn so với các trường đại học khác và chi phí này còn gia tăng trong tương lai. Dù nhận thức được thực trạng này nhưng vì nhiều lý do, phải ưu tiên cho sự mở rộng và phát triển quy mô nhà trường nên khâu kiểm toán năng lượng, tiết kiệm điện năng chưa được quan tâm đặc biệt dù tiềm năng tiết kiệm là vô cùng lớn. Quy trình sử dụng điện vẫn theo nhu cầu bình thường: phòng Quản trị làm nhiệm vụ thống kê hàng tháng, chưa có một mô hình tổ chức riêng biệt nào được thành lập để kiểm toán năng lượng định kỳ và thực hiện các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm.

Bên Khoa Điện của Trường ĐHCNHN cũng đã thực hiện một đề tài khoa học “Đánh giá tiềm năng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, đề xuất giải pháp giảm chi phí điện năng”, nghiên cứu khoa học này được thực hiện năm 2007 và bổ sung mới năm 2012. Tuy nhiên đề tài nghiên cứu khoa học này chỉ đi sâu phân tích đánh giá mặt kỹ thuật của trang bị tiêu thụ, đưa ra giải pháp tự chế tạo những thiết bị giúp tiết kiệm điện năng mà không đi sâu vào phương diện kinh tế và quản lý cho dù hai phương diện này được xác định sẽ đem lại lợi ích và tính khả thi nhất cho dự án tiết kiệm năng lượng. Từ thực tế đó tác giả muốn thực hiện đề tài với Quy trình kiểm

toán tổng hợp và đưa ra những giải pháp mang tính tổng hợp hơn bao gồm cả những giải pháp kinh tế thực hiện cùng với giải pháp kỹ thuật và quản lý để phương án đề ra có tính khả thi nhất đem lại hiệu quả nhất, sau là kiểm nghiệm tính khả thi đó. Cùng với sự giúp đỡ của đồng nghiệp cơ quan tác giả đã xây dựng được quy trình kiểm toán tổng hợp gồm:

2.3.2. Thực trạng hoạt động kiểm toán quản lý sử dụng năng lượng điện

Nhận thức được vấn đề tiết kiệm điện có tầm quan trọng lớn, mặt khác là một trường đào tạo nhân lực kỹ thuật, cho các tổ chức, doanh nghiệp và cho xã hội nên việc bổ sung đào tạo kiến thức về tiết kiệm năng lượng cho sinh viên là cần thiết. Khi ra làm việc sinh viên sẽ không còn bỡ ngỡ trước mô hình tiết kiệm năng lượng đang được đẩy mạnh áp dụng mở rộng thời gian gần đây của các tổ chức và doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế khó khăn cần tiết kiệm để ổn định sản xuất,

Thu thập thông tin và xây dựng kế hoạch

Xin phép lãnh đạo cho kiểm toán

Tổng hợp số liệu từ Phòng quản trị, báo cáo khoa học, đo đạc số liệu thực tế

Phân tích và tổng hợp báo cáo

Đề xuất phương án

Chứng minh tính khả thi trên lý thuyết

Báo cáo lãnh đạo

tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên như đã đề cập ở phần trên do quá trình lớn mạnh và phát triển rộ của nhà trường trong thời gian gần đây, mục tiêu ưu tiên là xây dựng và mở rộng do đó vấn đề tiết kiệm năng lượng chưa thực sự được quan tâm trong nhà trường. Các hoạt động kiểm toán và tiết kiệm năng lượng chỉ dừng lại ở đề tài nghiên cứu, như các đề tài nghiên cứu của sinh viên, đề tài nghiên cứu cấp trường.

a. Các đề tài nghiên cu ca sinh viên

Hàng năm dưới sự hướng dẫn của các thày cô, sinh viên ngành Điện thực hiện các đề tài tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến tiết kiệm điện năng. Các đề tài tập trung vào việc đánh giá nguyên nhân gây tổn hao điện của một khu vực nhất định trong trường, hoặc đánh giá chi tiết về các thiết bị. Dựa vào số liệu tiêu hao cụ thể hàng tháng mà đưa ra nguyên nhân và giải pháp theo thực tế sử dụng và nguyên lý hoạt động của thiết bị. Đề tài chỉ dừng lại ở mức quy mô nhỏ, nhằm hướng sinh viên đến so sánh thực tế với những lý thuyết được học. Do đó không đưa ra được giải pháp tổng thể để có thể thuyết phục ban lãnh đạo trường áp dụng.

b. Đề tài nghiên cu khoa hc cp trường

Năm 2007, nhóm các thầy cô của Khoa Điện bắt tay vào thực hiện đề tài nghiên cứu cấp trường về “Đánh giá tiềm năng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, đề xuất các giải pháp giảm chi phí điện năng. Đề tài này tập trung vào việc thống kê hiện trạng thiết bị tiêu thụ điện của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tại khu A, thống kê công suất của các nhóm thiết bị, đo độ rọi sáng của hệ thống bóng đèn trong phòng học. Đề xuất giải pháp tiết kiệm điện năng trong đó có giải pháp thay thế các bóng đèn tuýp T10 bằng bóng đèn T8. Tuy nhiên đề tài nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở giai đoạn nghiên cứu lý thuyết. Năm 2012 với sự thay đổi mới của công nghệ cũng như hiện trạng của trường nên đề tài một lần nữa được khởi động lại bằng việc đánh giá mới và thí điểm thay thế tại một phòng học với bóng đèn T10 bằng T8 để thực nghiệm đo độ rọi sáng tiêu chuẩn.

c. Hot động 5S và hưởng ng cuc thi tìm hiu tiết kim năng lượng ca B

Hoạt động 5S:

Được sự hỗ trợ của tổ chức JICA – Nhật Bản, nhà trường đã triển khai áp dụng mô hình hoạt động 5S từ tháng 12/2010 nhằm nâng cao chất lượng quản lý và đào tạo. 5S thực chất là công cụ quản lý tiên tiến của Nhật Bản, được viết tắt từ 5 chữ cái đầu, dịch ra Tiếng Việt là:

- SÀNG LỌC là lọc theo mức độ ưu tiên từ cao đến thấp, những thứ quý giá, những thứ hay sử dụng sẽ được đặt gần mình nhất.

- SẮP XẾP là bố trí theo các quy định phù hợp để dễ nhận thấy, dễ lấy, dễ thao tác nhất.

- SẠCH SẼ là làm sạch nơi làm việc ngay lập tức khi nó bị bẩn không để tồn lại sau nhằm tạo không gian môi trường làm việc tốt nhất.

- SĂN SÓC là luôn chăm sóc các phương tiện làm việc và cả con người để mọi thứ đều ở trạng thái tốt nhất.

- SẴN SÀNG là đảm bảo phương tiện và con người luôn luôn sẵn sàng hoàn thành tốt công việc, đảm bảo sẵn sàng thực hiện 5S mọi lúc, mọi nơi. Việc áp dụng hoạt động 5S ở trường đã đem lại hiệu quả công việc cao, môi trường cảnh quan và tác phong làm việc được thay đổi theo hướng quy chuẩn tốt. Về điện năng, hoạt động 5S được áp dụng vào công tác quản lý sử dụng thiết bị điện một cách tiết kiệm và an toàn. Tổ chức 5S của nhà trường đã tiến hành dán các sơ đồ thiết bị điện bố trí trong phòng, dán nhãn các thiết bị để khi thao tác, người sử dụng sẽ nhìn vào đó biết ngay vị trí thiết bị mình cần sử dụng ở đâu, chẳng hạn như vị trí quạt và đèn nhằm có thể bật tắt một cách chính xác khi cần, tránh thao tác sai lặp lại gây tổn hao điện năng và hỏng hóc thiết bị. Đưa ra quy định về chỗ để thiết bị cụ thể, đồng thời ở mỗi cửa ra đều có dán thông báo: “Tắt nguồn điện và điều hòa trước khi khóa cửa”. Đây là những biện pháp góp phần tiết kiệm điện năng rất đáng kể.

Thi tìm hiểu tiết kiệm năng lượng:

Cùng với hoạt động 5S để nâng cao sự hiểu biết về sử dụng điện tiết kiệm, trường đã tham gia cuộc thi “Tìm hiểu tiết kiệm năng lượng” của Bộ Công Thương

phát động tháng 10/2013. Qua hoạt động này cán bộ và sinh viên đã có những hiểu biết sâu hơn về tiết kiệm điện năng.

2.3.3. Những kết quả khảo sát và đánh giá thực tế

Do điều kiện về không gian, cở sở Hà Nam và khu B ở cách xa nên việc khảo sát và xử lý thông tin gặp nhiều khó khăn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu khảo sát chi tiết và đưa ra giải pháp thực nghiệm tại khu A, từ đó làm cơ sở áp dụng cho các khu còn lại. Cơ sở Hà Nam và khu B sử dụng số liệu tổng hợp để đánh giá. Thời gian khảo sát được thực hiện trong năm 2013. Trong đó số liệu chi tiết về thiết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kiểm toán năng lượng và đề xuất giải pháp tiết kiệm điện năng ở trường đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)