Đánh giá tính khả thi của những giải pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kiểm toán năng lượng và đề xuất giải pháp tiết kiệm điện năng ở trường đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 98)

7. Nội dung của luận văn

3.4.Đánh giá tính khả thi của những giải pháp

Để khẳng định tính khả thi của những giải pháp đưa ra tác giả đã áp dụng phương pháp đánh giá nguồn lực 5M và SWOT để phân tích những biện pháp này trong điều kiện thực tế.

a. Ngun lc 5M (Man, Method, Material, Money, Machine)

Man (con người)

Nguồn lực con người thực hiện giải pháp: không chỉ có thành viên Ban quản lý tiết kiệm năng lượng mà toàn thể cán bộ và sinh viên đều có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia hoạt động tiết kiệm điện năng tại trường. Về mặt cơ bản, Nhà trường đào tạo tổng hợp những chuyên ngành liên quan đến kỹ thuật và kinh tế, do đó các giảng viên, cấp quản lý và cả sinh viên đều có được trang bị những kiến thức cơ bản trong quản lý và kỹ thuật để dễ dàng tiếp cận và thực hiện những biện pháp này.

Mặt khác gần đây có những hoạt động tìm hiểu về tiết kiệm điện của Bộ Công Thương được áp dụng tại nhà trường cùng với hoạt động 5S diễn ra hàng tháng là cơ sở nâng cao kiến thức cho nguồn lực con người đạt được năng lực thực hiện các biện pháp tiết kiệm một cách dễ dàng, hiệu quả.

Method (cách thức)

Những phương án được tác giả đề xuất có nhiều điểm mới, tuy nhiên cách thức thực hiện đã được đơn giản hóa. Trước tiên bằng việc thành lập Ban quản lý tiết kiệm năng lượng, với công việc được phân công cụ thể sẽ hoàn thành những điều luật, mục tiêu, hướng dẫn thực hiện quản lý và sử dụng tiết kiệm điện… sau đó tuyên truyền phương thức đến cán bộ và sinh viên trong toàn trường cùng thực hiện theo những gì đề ra.

Material (cơ sở)

Cơ sở xác định những tiêu chuẩn, điều kiện để kiểm toán và xây dựng tiêu chuẩn riêng cho nhà trường là dựa trên Quy trình kiểm toán chung, những hướng dẫn quản lý, kiểm soát năng lượng trong Luật sử dụng tiết kiệm điện năng, và tiêu chuẩn ISO 50001.

Money (nguồn vốn)

Nguồn vốn thực hiện dự án cũng không quá lớn và có thể trích từ ngân quỹ hoạt động của nhà trường mà không phải đề xuất xin Bộ Công Thương cấp kinh phí cho dự án. Thời gian thu hồi vốn nhanh, đáp ứng việc bù lại ngân quỹ hoạt động và mở rộng quỹ nhanh hơn trong thời gian sau đó.

Machine (máy móc)

Với trang thiết bị hiện có, ta hoàn toàn có thể thực hiện việc kiểm toán điện năng, thực thi các giải pháp quản lý tiết kiệm điện năng mà không phải tốn kinh phí đầu tư cho việc mua máy, trang bị nào khác.

Như vậy qua phân tích 5 nguồn lực đi đến kết luận: đủ điều kiện để thực hiện việc kiểm toán, quản lý sử dụng tiết kiệm điện năng có hiệu quả tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội không gặp một trở ngại lớn nào từ phía những nguồn lực cơ bản.

b. Phân tích SWOT

Hình 3.10. Mô hình phân tích SWOT

Điểm mạnh:

- Tiết kiệm năng lượng và các biện pháp tiết kiệm năng lượng không phải là một vấn đề mới mẻ, là một vấn đề nhà nước và toàn xã hội đang rất quan tâm thực hiện. Cá nhân và tổ chức chưa lưu tâm là chậm trong nhận thức, xa rời thực tế.

- Các biện pháp đề ra đem lại hiệu quả nhiều mặt về chất lượng cho học tập và làm việc, hiệu quả kinh tế cao khi vốn bỏ ra đầu tư không quá lớn, thời gian thu hồi vốn ngắn và có lãi nhanh.

- Biện pháp thực hiện đơn giản, có quy trình cụ thể nên khuyến khích được mọi người tham gia

Điểm yếu:

- Những đề xuất biện pháp mang tính khởi đầu, chưa được thực hiện cụ thể nên chắc chắn còn nhiều yếu điểm cần khắc phục và bổ sung thêm trong quá trình thực hiện.

Cơ hội:

- Luật tiết kiệm điện năng của chính phủ, Tiêu chuẩn ISO 50001 đã được ban hành tạo cơ sở và dọn đường đi cho những biện pháp này dễ tiếp cận và dễ thực hiện hơn.

- Tuy là lần đầu tiên kiểm toán tổng hợp nhưng các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường 2007 và 2012, các đề tài sinh viên nghiên cứu cũng đã chỉ rõ cho lãnh đạo nhà trường thấy hệ thống thiết bị sử dụng điện có nhiều yếu điểm, tiêu tốn điện năng và cần thiết phải cải tạo mới.

- Trong giới hạn tiền điện quy định cho mỗi tháng của nhà trường đã có những tháng vượt quá. Những năm tới xu thế mở rộng là rõ ràng nên chắc chắn tiêu hao điện năng sẽ vượt qua con số đó rất nhiều. Ngay lúc này nếu ta không thực hiện các biện pháp tiết kiệm thì bù lỗ chi phí điện sẽ là tất yếu.

Thách thức:

- Do còn nhiều công việc đang được nhà trường chú trọng hơn nên để thay đổi nhận thức của các cấp lãnh đạo nhà trường là một việc làm cần có kế hoạch, thời gian và sự chuẩn bị tốt.

- Sự thay đổi cơ cấu của trường khi thêm một bộ phận là Ban quản lý tiết kiệm năng lượng là vấn đề không nhỏ, cần bàn thảo và được chấp nhận trong thời gian dài

Qua những phân tích này tác giả nhận thấy rằng các yếu tố khó khăn không nhiều và đều có thể vượt qua được. Điểm mạnh và lợi thế của biện pháp được thể hiện rõ. Điều đó khẳng định rằng tính khả thi của biện pháp cao, khi thực hiện sẽ đem lại kết quả tốt.

Kết luận chương 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Áp dụng giải pháp tổng hợp gồm kinh tế, quản lý, sử dụng điện năng tại Trường ĐHCNHN là hướng đi đúng. Các giải pháp được đề xuất áp dụng là giải pháp ưu việt đang áp dụng và phát huy hiệu quả tại các tổ chức, doanh nghiệp được tác giả lựa chọn, nghiên cứu, tổng hợp, bổ sung và xây dựng lại cho phù hợp với mô hình giáo dục. Hiệu quả và tính thực thi của các giải pháp đã được chứng minh phù hợp với bối cảnh nhà trường bằng các công cụ uy tín, triển khai thí điểm một số khâu cho thấy hiệu quả toàn diện mang lại cả về mặt tài chính, mặt nhận thức và môi trường. Đó là hiệu quả không chỉ với nhà trường mà còn cho đất nước trong mục tiêu phát triển kinh tế năng lượng bền vững trong tương lai.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Xuất phát từ một thực tế đang rất thời sự hiện nay là vai trò và vị trí quan trọng của năng lượng trong phát triển kinh tế, nó không còn dừng lại ở vấn đề của một quốc gia riêng nào đó mà đã trở thành vấn đề quốc tế khi liên tiếp xảy ra các mâu thuẫn về quân sự, chính trị và lãnh thổ giữa các nước có liên quan đến năng lượng trên thế giới như vấn đề của Nga với Châu Âu, Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, hay vấn đề của Libya ở Châu Phi. Đó là vấn đề nhức nhối và để dành chủ động về mình, không phụ thuộc vào lá bài chính trị, toàn thể các quốc gia trên thế giới đều đặt vấn đề sử dụng năng lượng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả lên làm trọng tâm cả ở hiện tại và tương lai. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, Đảng và Nhà nước đã sớm kịp thời hành động, hiện đang dần hòa mình vào xu thế. Vấn đề của chúng ta là nhu cầu sử dụng năng lượng nói chung và điện năng nói riêng đang và sẽ rất lớn mà sự đáp ứng lại chưa thể theo kịp nhu cầu. Luật tiết kiệm năng lượng đã được thông qua, những mục tiêu và chương trình hành động quốc gia hướng đến sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng đã được triển khai thực hiện. Tuy nhiên do nhiều vấn đề yếu kém trong hệ thống, thông tin đến với các tổ chức hay doanh nghiệp vẫn là mới mẻ. Kiểm toán hiện trạng sử dụng năng lượng và đưa ra những giải pháp quản lý sử dụng tiết kiệm, hiệu quả là hai vấn đề chính cần áp dụng. Làm thế nào để một tổ chức hay doanh nghiệp có thể áp dụng nó, áp dụng kiểm toán như thế nào và xây dựng hệ thống quản lý sử dụng ra sao là vấn đề mà Luận văn đã hướng tới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kiểm toán năng lượng và đề xuất giải pháp tiết kiệm điện năng ở trường đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 98)