dụng phác đồ kháng sinh đầu với mục đích điều trị, 109 bệnh nhân so với 86 bệnh nhân. Như vậy, hơn 1 nửa số bệnh nhân sử dụng phác đồ kháng sinh đầu tiên với mục đích dự phòng ngoại khoa.
3.2.2.2. Đặc điểm của các phác đồ kháng sinh đầu tiên dùng với mục đích dự phòng ngoại khoa phòng ngoại khoa
Phân bố các loại thủ thuật và phẫu thuật trong mẫu nghiên cứu
Trong số 109 bệnh án mà bệnh nhân sử dụng phác kháng sinh đầu tiên với mục đích dự phòng ngoại khoa, bệnh nhân có thể được thực hiện phẫu thuật hoặc thực hiện thủ thuật. Trong đó 27 bệnh nhân được tiến hành thủ thuật, chiếm tỷ lệ 24,77%, và 82 bệnh nhân được trải qua phẫu thuật, chiếm tỷ lệ 75,23%.
Nhóm nghiên cứu tiếp tục tiến hành phân loại các loại thủ thuật và phẫu thuật theo “Danh mục phân loại phẫu thuật, thủ thuật” do Bộ Y tế ban hành năm 1998. Kết quả cho thấy:
Với các bệnh nhân được thực hiện thủ thuật thì phần lớn bệnh nhân (chiếm 88,89%) trải qua các thủ thuật liên quan đến sản phụ khoa như nạo thai, đẻ chỉ huy, đẻ khó, cắt khâu tầng sinh môn…
44
Với các bệnh nhân thực hiện phẫu thuật, chúng tôi thu được phân loại các phẫu thuật như bảng 3.4.
Bảng 3.4: Phân bố các loại phẫu thuật
Loại phẫu thuật Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Chấn thương chỉnh hình 12 14,63
Sản phụ khoa 39 47,56
Mắt 2 2,44
Tai mũi họng 2 2,44
Tiết niệu – sinh dục 8 9,76
Tiêu hoá – bụng 14 17,07
Ung bướu 5 6,10
Tổng 82 100
Nhận xét:
Cũng tương tự như phần thủ thuật, các phẫu thuật sản phụ khoa chiếm tỷ lệ lớn nhất (47,56%) trong tổng số 82 phẫu thuật đang xét tới. Tiếp theo là phẫu thuật tiêu hoá – bụng với tỷ lệ 17,07% và phẫu thuật chấn thương chỉnh hình với tỷ lệ 14,63%.
Các ca mổ mắt và tai mũi họng chiếm tỷ lệ thấp nhất với tỷ lệ 2,44% cho mỗi loại.
Phân bố các kháng sinh trong phác đồ đầu tiên cho dự phòng ngoại khoa
Phân bố các kháng sinh trong phác đồ đầu tiên với mục đích dự phòng ngoại khoa được trình bày trong bảng 3.5.
45
Bảng 3.5: Phân bố các kháng sinh trong phác đồ đầu tiên cho dự phòng ngoại khoa
STT Tên kháng sinh Số bệnh nhân sử dụng Tỷ lệ %
1 Cefotaxim 27 24,77 2 Amoxicillin 26 23,85 3 Ciprofloxacin 8 7,34 4 Cefaclor 2 1,83 5 Gentamycin 1 0,92 6 Cefotaxim + Gentamicin 22 20,18 7 Cefotaxim + Metronidazol 18 16,52 8 Gentamicin + Cefoperazon 2 1,83 9 Ciprofloxacin + Metronidazol 1 0,92 10 Ceftazidim + Gentamicin 1 0,92 11 Amoxicillin + Cefotaxim 1 0,92 Tổng 109 100 Nhận xét:
Số liệu cho thấy có 11 phác đồ kháng sinh, bao gồm cả phác đồ đơn độc và phác đồ phối hợp, sử dụng trên 109 bệnh nhân được thực hiện các thủ thuật hoặc phẫu thuật.
Xét về phác đồ kháng sinh đơn độc, có 5 kháng sinh được sử dụng, trong đó, cefotaxim là kháng sinh có tỷ lệ sử dụng nhiều nhất với 27 bệnh nhân được sử dụng, chiếm 24,77%. Trong đó, 21 bệnh nhân sử dụng cefotaxim để dự phòng phẫu thuật (chiếm 19,27%). Tiếp theo là amoxicillin với 23,85% (tương đương với 26 bệnh nhân được kê đơn). Khi xem xét kỹ hơn, chúng tôi thấy rằng, amoxicillin chỉ được sử dụng cho các bệnh nhân dự phòng thủ thuật, chủ yếu liên quan đến sản phụ khoa. 3 kháng sinh còn lại bao gồm ciprofloxacin, cefaclor, gentamicin có tổng tỷ lệ sử dụng là chỉ chiếm 10,09%.
Về phác đồ kháng sinh phối hợp, phổ biến nhất là phác đồ kết hợp cefotaxim và getamincin với 22 bệnh nhân được chỉ định, chiếm tỷ lệ 20,18%, với mục đích dự
46
phòng phẫu thuật. Đứng thứ hai là phác đồ kết hợp cefotaxim và metronidazol, được chỉ đinh trên 18 bệnh nhân, chiếm 16,52%. Trong đó 15 bệnh nhân (chiếm 13,76%) sử dụng phác đồ cefotaxim + metronidazol với mục đích dự phòng phẫu thuật.
Mối liên quan giữa phác đồ kháng sinh đầu tiên với thời điểm tiến hành phẫu thuật
Trong số 216 bệnh nhân thuộc mẫu nghiên cứu, có 96 bệnh nhân trải qua phẫu thuật ở các vị trí khác nhau trong đó 82 bệnh nhân sử dụng kháng sinh đầu tiên với mục đích dự phòng cho phẫu thuật. Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát thời điểm sử dụng kháng sinh với mục đích dự phòng cho phẫu thuật ở 82 bệnh nhân này. Kết quả thu được như bảng 3.6.
Bảng 3.6: Đặc điểm bệnh án sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật
Đặc điểm Số bệnh nhân (%)
Thời gian sử dụng kháng sinh trung bình trong phẫu thuật (ngày)a 6,37 ± 2,29
Sử dụng KS trước phẫu thuật 0 (0,00)
Sử dụng KS sau phẫu thuật 54 (65,85)
Sử dụng KS trước và sau phẫu thuật cùng một phác đồ 23 (28,05)
Sử dụng KS trước và sau phẫu thuật với hai phác đồ khác nhau 5 (6,10)
Tổng 82 (100)
a: Trung bình ± Độ lệch chuẩn
Nhận xét:
Trong số 82 bệnh nhân được phẫu thuật thuộc mẫu nghiên cứu, không có bệnh nhân nào chỉ sử dụng kháng sinh trước khi phẫu thuật để dự phòng nhiễm khuẩn. Đa số các bệnh nhân (chiếm 65,85%) được sử dụng kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn sau khi ca phẫu thuật kết thúc. Có 28 bệnh nhân được sử dụng kháng sinh cả trước và sau khi phẫu thuật, trong đó có 23 bệnh nhân (chiếm 28,05%) sử dụng cùng một loại kháng sinh trước và sau phẫu thuật. Còn lại 9 bệnh nhân (chiếm 6,10%) trước và sau phẫu thuật sử dụng hai loại kháng sinh khác nhau.
47