Đặc điểm phân bố kháng sinh trong mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá việc sử dụng kháng sinh tại bệnh viện việt nam, thụy điển uông bí (Trang 50)

Dựa trên thông tin thu thập được từ 216 bệnh án đưa vào nghiên cứu, thống kê được danh mục kháng sinh bao gồm 21 kháng sinh (xét theo hoạt chất) chia thành 10 nhóm dựa trên hệ thống phân loại ATC đến mức 4 (Phụ lục 5). Trên tổng số 216 bệnh án thuộc mẫu nghiên cứu, chúng tôi thống kê được 358 lượt sử dụng kháng sinh trong toàn quá trình điều trị của các bệnh nhân. Phân bố các nhóm kháng sinh của 358 lượt sử dụng này được thể hiện trong bảng 3.2.

Bảng 3.2: Phân bố sử dụng các nhóm kháng sinh theo phân loại ATC

STT ATC Tên nhóm Số lƣợt sử dụng (%, n = 358) DDD/100 ngày nằm viện 1 J01CA Penicillin phổ rộng 46 (12,85) 30,78 2 J01CR Penicillin kết hợp với chất ức chế beta-lactamase 4 (1,12) 3 J01DC C2G 11 (3,07) 48,08 4 J01DD C3G 155 (43,30) 49,00

5 J01EE Phối hợp sulfonamid và

trimethoprim 1 (0,28) 6 J01FA Macrolid 8 (2,23) 7 J01GB Aminoglycosid 65 (18,16) 29,70 8 J01MA Fluoroquinolon 25 (6,98) 65,93 9 J01BA Amphenicol 1 (0,28) 10 J01XD Dẫn chất imidazol 42 (11,73) 34,37 Tổng 358 257,86 Nhận xét: Xét theo số lượt sử dụng:

Nhóm kháng sinh có tỷ lệ sử dụng nhiều nhất là cephalosporin thế hệ 3 (C3G) với tỷ lệ 43,30%; tiếp theo là nhóm aminoglycosid với 18,16%, penicillin phổ rộng với 12,85%, dẫn chất imidazol với 11,73%, fluoroquinolon với 6,98%. Các nhóm

39

kháng sinh có tần suất sử dụng thấp nhất là amphenicol (đại điện là chloramphenicol) với 1 lượt sử dụng chiếm 0,28%, streptomycin và co-trimoxazol đều là 1 lượt sử dụng – 0,28%. Đáng chú ý, không có kháng sinh nào thuộc nhóm carbapenem xuất hiện trong mẫu nghiên cứu.

Tiếp tục tiến hành phân tích dưới nhóm, nhóm nghiên cứu thống kê được tần suất kê đơn của 5 hoạt chất có tần suất sử dụng nhiều nhất như hình 3.1.

Hình 3.1: Tần suất sử dụng của các kháng sinh

Nhìn vào hình trên có thể thấy, 5 kháng sinh được kê đơn nhiều nhất thuộc 5 nhóm kháng sinh có tần suất sử dụng nhiều nhất tại bệnh viện (theo thống kê ở trên). Cefotaxim là hoạt chất có tỷ lệ sử dụng lớn nhất với 129 lượt kê đơn chiếm hơn 1/3 tổng số lượt sử dụng kháng sinh. Gentamicin là kháng sinh được kê đơn nhiều thứ 2 trong danh sách, tuy nhiên tỷ lệ sử dụng kháng sinh này (17,04%) chỉ bằng gần một nửa so với kháng sinh được kê đơn nhiều nhất là cefotaxim (36,03%). Tiếp theo là amoxicillin với tỷ lệ 12,29%, metronidazol với 11,45% và sau cùng trong danh sách này là ciprofloxaxin, kháng sinh duy nhất thuộc nhóm fluoroquinolon được kê đơn cho các bệnh nhân thuộc mẫu nghiên cứu, với tỷ lệ 6,98%.

Xét theo DDD/100 ngày nằm viện:

Khi tính DDD/100 ngày nằm viện cho các kháng sinh/nhóm kháng sinh, chúng tôi chỉ tính được DDD/100 ngày nằm viện của các kháng sinh/ nhóm kháng sinh có số lượt sử dụng > 10. Các kháng sinh/nhóm kháng sinh ≤ 10 lượt sử dụng thì giá trị DDD/100 ngày nằm viện được tính dựa trên công thức này là không chính xác.

40

Từ số liệu về sử dụng kháng sinh, chúng tôi tính được tỷ lệ sử dụng kháng sinh trung bình của mẫu nghiên cứu là 257,86 DDD/100 ngày nằm viện.

Xét theo nhóm kháng sinh, tỷ lệ sử dụng kháng sinh cao nhất là nhóm fluoroquinolon (65,93 DDD/100 ngày nằm viện) với đại diện là ciprofloxacin, tiếp theo là nhóm C3G (49 DDD/100 ngày nằm viện), với các đại diện là cefotaxim, cefoperazon, ceftriaxon, ceftazidim, cefixim. Tiếp theo là nhóm imidazol với (đại điện là tinidazol và metronidazol) giá trị DDD/100 ngày nằm viện là 34,37.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc sử dụng kháng sinh tại bệnh viện việt nam, thụy điển uông bí (Trang 50)