GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN FDI TỪ TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc vào việt nam (Trang 54)

VÀO VIỆT NAM

1. Nâng cao nhận thức về vốn FDI từ Trung Quốc

Trước hết và quan trọng nhất vẫn là vấn đề phải có nhận thức. Cần phải có nhận thức đúng và nhất quán đối với FDI, phải xem FDI là một bộ phận chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta, sẽ sai lầm nếu cho rằng, thu hút nguồn vốn FDI chỉ là cần thiết trong giai đoạn hiện nay, khi Nhà nước ta còn thiếu vốn, sau này sẽ không cần thiết nữa. Đồng thời coi các doanh nghiệp có vốn ĐTNN là một bộ phận của kinh tế quốc dân, nó là một bộ phận của cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam … như đã được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước. Nhận thức đúng vấn đề này có tác dụng đặc biệt quan trọng trong việc định hướng chiến lược đối với các chính sách kinh tế xã hội nhằm thu hút nguồn vốn FDI. Cho nên khi nhận thức cần tính đến những vấn đề sau:

Cơ hội

- Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Điều này rất có ích cho phía Việt Nam khi chúng ta đang trong quá trình toàn cầu hóa, cần đến sự quản lý cao, sử dụng lâu năm mà không gặp phải nhiều rủi ro.

- Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thêm kinh nghiệm trên thị trường, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của cả nền kinh tế, tạo động lực cho các ngành nghề khác phát triển

- Công nhân được làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc. Điều này giúp ích rất nhiều cho bộ phận lao động của ta: có việc làm, được làm việc trong môi trường quốc tế, thúc đẩy việc đào tạo nhân lực. Nhân lực càng có trình độ và kinh nghiệm sẽ là vũ khí rất quan trọng của quốc gia.

Thách thức

- Cạnh tranh với thị trường trong nước, nguy cơ mất thị trường tiêu thụ của Việt Nam. Khi chúng ta chấp nhận cho các nhà đầu tư Trung Quốc tham gia vào thị trường trong nước, chúng ta sẽ phải giải quyết đồng thời hai việc đó là cạnh tranh và phát triển. Các doanh nghiệp trong nước sẽ phải tự hoàn thiện hệ thống kinh doanh của mình cho phù hợp với thị hiếu thị trường nếu như không muốn tự tách ra khỏi sự toàn cầu hóa, hay phải phá sản xảy ra.

- Sự thiếu hụt lao động có tay nghề, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư Trung Quốc, đòi hỏi hệ thống đào tạo nguồn nhân lực phải thu hút và đào tạo lao động phát triển hơn nữa.

- Ngày càng nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đến Việt Nam, điều này sẽ khiến tài nguyên cạn kiệt, môi trường bị hủy hoại.

- Cuối cùng đó là yếu tố chính trị.Nếu cứ để mặc tất cả những dự án của Trung Quốc được thực hiện, điều này sẽ rất nguy hiểm vì nó còn liên quan đến yếu tố an ninh quốc phòng, trật tự xã hội.Do đó cần có những chính sách riêng đối với các nhà đầu tư Trung Quốc

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc vào việt nam (Trang 54)