Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ các quốc gia

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc vào việt nam (Trang 38)

- Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng:

4.Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ các quốc gia

Hiện nay đó có 81 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký trên 83 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, các nước Châu Á chiếm 69%, trong đó khối ASEAN chiếm 19% tổng vốn đăng ký. Các nước châu Âu chiếm 24%, trong đó EU chiếm 10%. Các nước Châu Mỹ chiếm 5%, riêng Hoa Kỳ chiếm 3,6%. Tuy nhiên, nếu tính cả số vốn đầu tư từ các chi nhánh tại nước thứ 3 của các nhà đầu tư Hoa Kỳ thì vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ đạt con số trên 3 tỷ USD, đứng vị trí thứ 5 trong tổng số 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, ví dụ Tập đoàn Intel không đầu tư thẳng từ Mỹ vào Việt Nam mà thông qua chi nhánh tại Hồng Kụng. Hai nước châu Úc (New Zealand vàAustralia) chỉ chiếm 1% tổng vốn đăng ký (xem biểu 4).

Hiện đó cú 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vốn đăng ký cam kết trên 1 tỷ USD tại Việt Nam(xem Phụ lục). Đứng đầu là Hàn Quốc vốn đăng ký 13,5 tỷ USD,

thứ 2 là Singapore 10,7 tỷ USD, thứ 3 là Đài loan 10,5 tỷ USD (đồng thời cũng đứng thứ 3 trong giải ngân vốn đạt 3,07 tỷ USD), thứ 4 là Nhật Bản 9,03 tỷ USD. Nhưng nếu tính về vốn thực hiện thì Nhật Bản đứng đầu với vốn giải ngân đạt gần 5 tỷ USD, tiếp theo là Singapore đứng thứ 2 đạt 3,8 tỷ USD. Hàn Quốc đứng thứ 4 với vốn giải ngân đạt 2,7 tỷ USD.

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam trong giai đoạn 2001-2009 vốn đăng ký chỉ đạt 3,1 tỷ USD, và giải ngân thấp hơn rất nhiều so với vốn đăng ký là 1,5 tỷ USD. Điều này cho thấy thực trạng đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam và việc giải ngân so với vốn đăng ký còn gặp rất nhiều hạn chế.

II.THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA TRUNGQUỐC VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2009 QUỐC VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2009

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc vào việt nam (Trang 38)