- Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng:
1. Thực trạng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam giai đoạn 2001-2009 1 Thực trạng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam qua các khu
1.2 Thực trạng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam theo cơ cấu ngành giai đoạn 2001-
Đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam trong 10 năm qua đó cú sự chuyển hướng từ lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và hàng tiêu dùng là chủ yếu sang công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong 17 ngành Trung Quốc có đầu tư ở Việt Nam hiện nay, công nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu, tập trung 501/657 dự án, chiếm 76%, tiếp sau đó đến xây dựng chiếm 5,3%, nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 3,8%. Ngoài ra, đầu tư của Trung Quốc còn phân bố rải rác ở một số lĩnh vực khác như kinh doanh bất động sản, dịch vụ lưu trú và ăn uống, khai khoáng, thông tin và truyền thông, điện, khí nước, điều hũa… Cho đến nay, đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam mới tập trung ở những ngành nghề thông thường, chưa có dự án nào đầu tư ở lĩnh vực công nghệ cao với vốn đầu tư lớn. Tuy nhiên, sự thay đổi trong lĩnh vực đầu tư như trên đã kéo theo thay đổi trong quy mô đầu tư, hình thức đầu tư
Bảng 5: Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam phân theo ngành giai đoạn 2001-2009 TT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 CN chế biến,chế tạo 547 2,195,465,732 1,086,800,120 2 KD bat động sản 11 382,807,380 107,233,000 3 Xây dựng 46 237,049,771 96,057,877 4 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 24 72,264,461 33,610,710 5 Dịch vụ, lưu trú và ăn uống 15 71,101,700 33,551,524 6 Khai khoáng 6 41,259,467 21,259,467 7 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 30 29,913,473 20,731,825 8 SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa 1 28,437,000 9,371,000 9 Thông tin và truyền thông 7 28,305,600 8,055,600 10 HĐ chuyên môn, KHCN 24 23,914,560 15,804,560 11 Nghệ thuật và giải trí 6 19,771,536 18,959,204 12 Tài chính,n.hàng,bảo hiểm 2 15,300,000 15,300,000 13 Vận tải kho bui 11 15,234,000 11,407,400 14 Dịch vụ khác 4 8,222,505 3,160,505 15 Y tế và trợ giúp XH 6 3,571,400 3,571,400 16 Hành chính và dvụ hỗ trợ 2 1,650,000 900,000 17 Cấp nước;xử lý chất thải 1 600,000 600,000
Tổng cộng 743 3,174,868,585 1,486,374,192
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài-Bộ kế hoạch và đầu tư
đây, một hợp đồng khai thác dầu và khí đốt Nam Bộ đã được ký kết. Thêm nữa, Trung Quốc cũng đang tích cực tham gia khuôn khổ hợp tác “10+1” tạo điều kiện xâm nhập và khai thác thị trường các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản sẽ là ưu tiên hút đầu tư từ Trung Quốc, vì gần đây nước này đã đạt được nhiều tiến bộ kỹ thuật.
Một loạt các dự án đầu tư lớn Trung Quốc đã và đang được triển khai ở Việt Nam như: Dự án lớn nhất là nhà máy sản xuất phụi thộp của Công ty TNHH Fuco đặt tại khu công nghiệp Phú Mỹ II (Bà Rịa - Vũng Tàu) với vốn đăng ký 180 triệu đô la Mỹ. Một vài dự án khỏc cú vốn đăng ký trên 100 triệu đô la thuộc về các lĩnh vực kinh doanh khách sạn, khu công nghiệp, khu chế xuất tại Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Lào Cai. Tuy nhiên, nhìn tổng thể so sánh lợi thế một số chỉ tiêu như mối quan hệ hiểu biết sâu sắc, sự gần gũi về địa lý giữa nhà nước, kim ngạch thương mại hai chiều, khối lượng tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài thì Trung Quốc chưa phải nhà đầu tư lớn tại Việt Nam.
Sự gia tăng vốn của nhà đầu tư Trung Quốc vào ngành dệt may Việt Nam : Năm 2006, Texhong, một trong những tập đoàn sản xuất dệt may lớn của Trung Quốc, đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sợi tại Khu Công nghiệp Nhơn Trạch (Đồng Nai) với vốn đầu tư 200 triệu USD, sử dụng thường xuyên 2.000 lao động địa phương.
Sang năm 2009, ông Hong Tianzhu, Chủ tịch Texhong, đã 2 lần đến Việt Nam để tìm hiểu cơ hội đầu tư 2 nhà máy sợi tổng vốn đầu tư 400 triệu USD tại Quảng Ninh và Quảng Nam.
Không chỉ Texhong, theo một đại diện Trung tâm Xúc tiến và Đầu tư TP.HCM, trong 2 năm trở lại đõy cũn cú hơn 10 đoàn doanh nghiệp Trung Quốc, Hồng Kụng và Đài Loan đã đến TP.HCM tìm hiểu cơ hội đầu tư vào ngành dệt may (theo đường chính thức lẫn không chính thức).
Một trong những nguyên nhân khiến dệt may Việt Nam thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chính là chi phí sản xuất tại Trung Quốc đang ngày càng tăng cao. Mặc dù nguồn cung lao động không còn dồi dào và giá nhân công
đang tăng dần, nhưng so với các quốc gia châu Á khác, nhất là Trung Quốc, Việt Nam vẫn hấp dẫn về đầu tư dệt may nhờ giá lao động, giỏ thuờ đất vẫn rẻ hơn. Có thể lấy kết quả thống kê của Công ty Tài chính JP Morgan (Mỹ) về mức thu nhập bình quân tháng của công nhân một số nước châu Á năm 2009 làm ví dụ. Theo thống kê này, thu nhập của công nhân Trung Quốc là 412 USD/người/thỏng; Thái Lan, 245,5 USD; Philippines, 169,8 USD; Việt Nam, 136 USD và Indonesia là 128,9 USD.
Mặt khác, việc Chính phủ Trung Quốc đang thực hiện chính sách điều chỉnh cơ cấu sản xuất, ưu tiên phát triển các ngành công nghệ cao, tăng cường bảo vệ môi trường, cũng góp phần dẫn đến xu hướng chuyển dịch đầu tư trên.
Ta nhận thấy các nhà đầu tư Trung Quốc còn đầu tư nhỏ lẻ đối với những ngành nghề đòi hỏi nhiều vốn.Những ngành Trung Quốc tập trung đầu tư tương đối nhạy cảm như kinh doanh bất động sản, xây dựng...Do đó chính phủ cần có những chính sách can thiệp đối với những dự án này, để vừa có thể hạn chế, vừa có thể đem lại lợi nhuận kinh tế cho đất nước