- Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng:
3.2. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo địa phương
ĐTNN đã trải rộng khắp cả nước, không còn địa phương “trắng” ĐTNN nhưng tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, làm cho cỏc vựng này thực sự là vùng kinh tế động lực, lôi kéo phát triển kinh tế-xã hội chung và các vùng phụ cận
Vùng trọng điểm phía Bắc có 2.220 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư trên 24 tỷ USD, chiếm 26% về số dự án, 27% tổng vốn đăng ký cả nước và 24% tổng vốn thực hiện của cả nước; trong đó Hà Nội đứng đầu (987 dự án với tổng vốn đăng ký 12,4 tỷ USD) chiếm 51% vốn đăng ký và 50% vốn thực hiện cả vùng. Tiếp theo thứ tự là Hải Phòng (268 dự án với tổng vốn đăng ký 2,6 tỷ USD), Vĩnh Phúc (140 dự
án với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD), Hải Dương (271 dự án với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD), Hà Tõy(cũ) (74 dự án với tổng vốn đăng ký 1,5 tỷ USD), Bắc Ninh (106 dự án với tổng vốn đăng ký 0,93 tỷ USD) và Quảng Ninh (94 dự án với tổng vốn đăng ký 0,77 tỷ USD). Vùng trọng điểm phía Nam thu hút 5.293 dự án với tổng vốn đầu tư 44,87 tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn đăng ký, trong đó, tp Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước (2.398 dự án với tổng vốn đăng ký 16,5 tỷ USD) chiếm 36,9% tổng vốn đăng ký của Vùng. Tiếp theo thứ tự là Đồng Nai (918 dự án với tổng vốn đăng ký 11,6 tỷ USD) chiếm 25,9% vốn đăng ký của Vựng, Bỡnh Dương (1.570 dự án với tổng vốn đăng ký 8,4 tỷ USD) chiếm 18,8% vốn đăng ký của Vùng; Bà Rịa- Vũng Tàu (159 dự án với tổng vốn đăng ký 6,1 tỷ USD) chiếm 13,6% vốn đăng ký của Vùng; Long An (188 dự án với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD) chiếm 4,1% vốn đăng ký của Vùng. Điều này, minh chứng cho việc triển khai thực hiện Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ và Chỉ thị 19/2001/CT-TTg ngày28/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả ĐTNN .
Chính vì vậy, ngoài một số địa phương vốn có ưu thế trong thu hút vốn ĐTNN (Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh) một số địa phương khác (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Phỳ Yờn, Hưng Yờn)do yếu tố tích cực của chính quyền địa phương nên việc thu hút vốn ĐTNN đã chuyển biến mạnh, tác động tới cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Năm 2009công nghiệp có vốn ĐTNN chiếm 86% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, 81% của tỉnh Vĩnh Phúc, 70% của tỉnh Đồng Nai, 65% của tỉnh Bình Dương, 46% của Thành phố Hải Phòng, 35% của Thành phố Hà Nội và 27% của thành phố Hồ Chí Minh. Đối với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang chuyển dần sang trở thành trung tâm dịch vụ cao cấp của cả vùng (bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng..) cũng như hướng thu hút vốn ĐTNN vào các ngành công nghệ cao thông qua một số khu công nghệ cao (Quang Trung, Hòa Lạc)
Vùng trọng điểm miền Trung thu hút được 491 dự án với tổng vốn đăng ký 8,6 tỷ USD qua 20 năm thực hiện Luật Đầu tư, chiếm 6% tổng vốn đăng ký của cả
nước, trong đó: Phỳ Yờn (39 dự án với tổng vốn đăng ký 1,9 tỷ USD) hiện đứng đầu các tỉnh miền Trung với dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Vũng Rụ cú vốn đăng ký 1,7 tỷ USD. Tiếp theo là Đà Nẵng (113 dự án với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD), Quảng Nam (15 dự án với tổng vốn đăng ký 1,1 tỷ USD) đã có nhiều tiến bộ trong thu hút vốn ĐTNN, nhất là đầu tư vào xây dựng các khu du lịch, trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi đạt tiêu chuẩn quốc tế, bước đầu đã góp phần giảm tình trạng “chỏy” buồng, phòng cho khách du lịch, nhưng nhìn chung vẫn còn dưới mức nhu cầu và tiềm năng của vựng. Tõy Nguyờn cũng ở trạng thái thu hút vốn ĐTNN còn khiêm tốn như vùng Đông Bắc và Tây Bắc, trong đó, tuy Lâm Đồng (93 dự án với tổng vốn đăng ký 318,4 triệu USD) đứng đầu các tỉnh khu vực Tõy Nguyờn nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 1% về số dự án. Đồng bằng sông Cửu Long thu hút vốn ĐTNN còn thấp so với cỏc vựng khỏc, chiếm 3,6% về số dự án và 4,4% về vốn đăng ký và 3,2% vốn thực hiện của cả nước.
Tuy Nhà nước đó cú chính sách ưu đãi đặc biệt cho những vùng có điều kiện địa lý-kinh tế khó khăn nhưng việc thu hút ĐTNN phục vụ phát triển kinh tế tại các địa bàn này còn rất thấp.