Đánh giá kết quả và hiệu quả FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc vào việt nam (Trang 48)

- Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng:

2.Đánh giá kết quả và hiệu quả FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam

Khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư Trung Quốc có những điều kiện thuận lợi mà không phải bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào cũng có. Đó là sự gần gũi về địa lý, sự tương đồng về kinh tế, chính trị, văn hóa, sự ủng hộ tích cực của phía Việt Nam. Về chính trị, đến nay hai nước đã xây dựng quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện, lãnh đạo cấp cao thường xuyên thăm viếng lẫn nhau, Chính phủ hai nước hết sức coi trọng phát triển quan hệ kinh tế thương mại song phương và có những biện pháp thúc đẩy tích cực như xây dựng Khu mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN, hợp tác kinh tế hai hành lang, một vành đai, hợp tác tiểu vùng sông Mê Kụng

Đầu tư trực tiếp (FDI) của Trung Quốc vào Việt Nam cho đến nay đứng thứ 15 trong số các nước và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Quy mô tuyệt đối không nhỏ và tốc độ tăng nhanh trong những năm gần đây là hai đặc trưng quan trọng của dòng đầu tư này. Tuy trong quan hệ so sánh với một số chỉ số như kim ngạch ngoại thương giữa hai nước, sự gần kề về địa lý, hay so với khối lượng tổng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc thì những con số nêu trên có vẻ còn “hơi khiêm tốn”. Để đánh giá đúng vị thế “hơi khiêm tốn” của dòng vốn này, nên lưu ý đến cơ cấu đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam xét theo trình độ công nghệ, đến hiệu ứng

“kộp” do tác động cộng hưởng của đầu tư với các tác động khác - ví dụ như tác động của ngoại thương, với xu hướng tăng mạnh nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam...

Trong tầm nhìn rộng hơn, hãy liên hệ xu hướng di chuyển đầu tư và công nghệ đó với nỗ lực xây dựng “hai hành lang, một vành đai” phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc, hay xa hơn, chiến lược “một trục, hai cỏnh” mà Trung Quốc muốn thiết lập với ASEAN. Hiện nay, xu hướng tăng giá đồng nhân dân tệ càng thúc đẩy quá trình này.

Tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục ổn định và phát triển đã làm cho thế và lực của ta mạnh lên, cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường. Sự phát triển của nền kinh tế trong môi trường chính trị – xã hội cơ bản ổn định, môi trường hợp tác, liên kết quốc tế có nhiều thuận lợi cùng với những tiềm năng lớn về tài nguyên, lao động của đất nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ các nguồn ngoại lực, trong đó có đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

Môi trường kinh doanh nói chung và môi trường đầu tư nói riêng không ngừng được cải thiện, công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm và dần đi vào nề nếp, đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ngày một trưởng thành.

Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế đang gia tăng mạnh cùng sự phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đã thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế trí thức, tạo nên sự dịch chuyển mạnh cơ cấu kinh tế quốc tế giữa Trung Quốc và Việt Nam và gia tăng cỏc dũng chuyển tiền trên thế giới.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc vào việt nam (Trang 48)