IV. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN FDI TỪ TRUNG QUỐC 1 Nhân tố chính trị
2. Nhân tố kinh tế
Điều đầu tiên phải nhắc đến khi đề cập đến vấn đề này đó là sự ổn định môi trường vĩ mô. Sự ổn định của môi trường vĩ mô là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư. Đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc, điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Để thu hút được vốn FDI từ Trung Quốc, nền kinh tế nội địa phải là nơi an toàn cho sự vận động của tiền vốn đầu tư, sau đó là nơi có năng lực sinh lợi cao hơn những nơi khác. Sự an toàn của dòng vốn đòi hỏi môi trường vĩ mô ổn định, không gặp phải những rủi ro do các yếu tố chính trị xã hội gây ra.
Một nền kinh tế ổn định vững chắc nhưng không phải và không thể là sự ổn định bất động, tức là sự ổn định hàm chứa trong đó khả năng trì trệ kéo dài và dẫn tới khủng hoảng. Một sự ổn định được coi là vững chắc nhưng bất động chỉ có thể là sự ổn định ngắn hạn.
Tạo ra và duy trì triển vọng tăng trưởng nhanh, lâu bền là một cộng việc đòi hỏi có sự nỗ lực rất lớn của chính phủ trong việc điều hành kinh tế vĩ mô. Việc tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cũng yêu cầu phải giải quyết vẫn đề chống lam phát và ổn định tiền tệ.
Đối với nhân tố kinh tế, bất cứ quốc gia nào dù giàu hay nghèo, phát triển hoặc đang phát triển đều cần nguồn vốn nước ngoài để phát triển kinh tế trong nước tùy theo các mức độ khác nhau, nhất là với các nhà đầu tư Trung Quốc khi mới đây Trung Quốc đã vươn lên trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Do đó tiềm năng của các doanh nghiệp Trung Quốc là rất lớn.Tuy nhiên cũng phải có sự cảnh giác đối với các quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc Những nước có nền kinh tế năng động, tốc độ tăng trưởng cao, cán cân thương mại và thanh toán ổn định, chỉ số lạm phát thấp, cơ cấu kinh tế phù hợp thì khả năng thu hút vốn đầu tư sẽ cao.Trung Quốc hiện đã vượt qua Nhật Bản, vươn lên trở thành nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ.Cỏc công ty lớn của Trung Quốc luôn tìm đến những nền kinh tế đáp ứng đủ những điều trên, tạo điều kiện thuận lợi cho họ định cư lâu dài.
Một trong những trở ngại lớn đối với quá trình đầu tư kinh doanh đó là sự nghèo nàn lạc hậu của hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng. Tình trạng này ngày cành trở nên gay gắt khi nền kinh tế đang bước vào một thời kì phát triển mới với những kết quả tích cực trong việc gia tăng sản xuất trong nước và mở rộng quan hệ kinh tế ra nước ngoài.
Kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, trong đó đáng kể là ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển đồng vốn. Đây là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư Trung Quốc trước khi ra quyết định đầu tư. Hệ
thống cơ sở hạ tầng bao gồm cả mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc và các cơ sở dich vụ tài chính ngân hàng. Trình độ của các nhân tố này cũng phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia, nó tạo ra bộ mặt của đất nước và môi trường cho hoạt động đầu tư
Ngoài ra, đối với các nhà đầu tư Trung Quốc thì một quốc gia có lợi thế về vị trí địa lý, thuận lợi cho lưu thông thương mại, sẽ tạo ra được sự hấp dẫn lớn hơn. Nó sẽ làm giảm chi phí vận chuyển cũng như khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, rộng hơn. Còn tài nguyên thiên nhiên, đối với những nước đang phát triển thì đây là một trong những lợi thế so sánh của họ. Bởi nó cũn chứa đựng nhiều tiềm năng do việc khan hiếm vốn và công nghệ nên việc khai thác và sử dụng còn hạn chế, đặc biệt là những tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt, đó là những nguồn sinh lời hấp dẫn thu hút nhiều mối qua tâm của các tập đoàn đầu tư lớn trên thế giới.