Một số nghiên cứu và sử dụng phân bón lá ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất một số giống lúa thuần chất lượng và ảnh hưởng của phân bón lá đối với giống lúa HT1 vụ xuân năm 2013, tại lạng giang bắc giang (Trang 28)

Bón phân qua lá là một tiến bộ kỹ thuật được dùng nhiều trong thời gian gần đây. Tuy vậy, bón phân qua lá không thể hoàn toàn thay thế được 100% bón phân qua đất. Các loại phân bón qua lá là những hợp chất dinh dưỡng, có thể là các nguyên tốđa lượng, trung lượng hoặc vi lượng, được hoà tan trong nước và phun lên cây để cây hấp thu. Bón phân qua lá, phân phát huy được hiệu lực nhanh và tỉ lệ cây sử dụng chất dinh dưỡng thường đạt ở

mức cao, cây sử dụng đến 95% chất dinh dưỡng bón qua lá, trong khi bón qua

đất cây chỉ sử dụng 45-50% (Nguyễn Văn Uyển, 1995).

Các công trình nghiên cứu khoa học cũng như thực tế sản xuất cho thấy là bón phân qua lá có tác dụng rõ rệt trong việc làm tăng năng suất và phẩm chất nông sản, tăng giá trị thương phẩm của nông sản hàng hoá.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 loại do Việt Nam sản xuất như: Đầu trâu 502, Đầu trâu 902. Thiên Nông HVP301 N, Comix, HB101, Biofact, BK104, CSF 002, Humid,... các loại nhập ngoại: Sweet, Atonix, lục thủy phần, Vạn Niên Hồng, Open all,... (Tăng Thị Hạnh và cộng sự 2013)

Phân bón lá phức hữu cơ pomior đã được thử nghiệm trên diện rộng, từ

năm 1995 ở các vùng: Yên Hưng (Quảng Ninh), Phù Yên (Sơn La), Yên Dũng, Hiệp Hòa (Bắc Giang), Tiên Sơn (Bắc Ninh), Ngọc Lặc (Thanh Hóa), Mỹ Hào (Hưng Yên), Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm (Hà Nội), Nghệ An, Nha Trang, Huế,... Trên tất cả các loại cây trồng: Lúa, màu, cây ăn quả, hoa cây cảnh. Ở các địa phương trên đều có nhận xét tốt: Năng suất tăng nhanh, cây sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, tiết kiệm phân bón và nhân lực, phẩm chất rau, hoa, quảđạt chất lượng cao (Hoàng Ngọc Thuận và cs, 1996).

Phân vi sinh qua lá Biogro là chế phẩm được chiết rút từ vi sinh vật nên có nguồn gốc hữu cơ. Cũng do được chiết rút từ vi sinh vật, nên tác dụng của nó có thểđược đẩy nhanh hơn (5- 7 ngày) so với vi sinh vật bón qua rễ. Phân vi sinh Bogro bón qua lá, giúp cây trồng phát triển nhanh hơn, năng suất cao hơn, rút ngắn thời gian thu hoạch (Chu Thị Thơn và cs, 2006).

Bùi Hồng Vân (1996) đã sử dụng chế phẩm qua lá ở trong nước đó là phân Sài Gòn Safe (HQ và VA) được chiết xuất từ các hỗn hợp hữu cơ vi lượng và khuyến nông 301 trên vụ lạc xuân giống trạm tuyên tại hợp tác xã Sa La thị xã Hà Đông thấy phân qua lá đã có tác dụng rõ rệt: cây phát triển nhanh, thân cây to, lá dầy, màu xanh sáng, ít sâu bệnh hơn so với không phun. Số quả chắc trên cây chênh lệch không đáng kể nhưng số quả hai hạt trên cây tăng rõ. Phân qua lá trong nước cho sản xuất bội thu từ 15,8%- 18,9%.

Những kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả sử dụng phân bón lá trên các loại cây trồng khá tốt. Theo Vũ Cao Thái (1996) sản lượng tăng trung bình từ 10- 20% đối với cây lấy lá và cây lấy quả, 5-10% với lúa. Điều này khá rõ vì lá cơ quan tổng hợp trực tiếp chất hữu cơ và cung cấp chất dinh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 dưỡng cho cây thông qua các quá trình sinh lý, sinh hóa và quang hợp. Khi bón phân qua lá, tốc độ hấp thu dinh dưỡng nhanh và hiệu quả sử dụng cao, khắc phục được những hạn chế khi bón phân vào đất chỉđạt 40-45% trong khi

đó với phương thức bón phân qua lá có thể nâng hiệu quả sử dụng của cây tới 90-95%. Đây là cơ sở hợp lý đểđưa nhưn nguyên tố vi lượng vào những dạng phân bón lá để tăng hiệu quả và tiết kiệm. Mặt khác, bón phân qua lá là giúp cây trồng trong những điều kiện hạn hán hoặc ngập lụt.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất một số giống lúa thuần chất lượng và ảnh hưởng của phân bón lá đối với giống lúa HT1 vụ xuân năm 2013, tại lạng giang bắc giang (Trang 28)