10 HT1(đ/c) 2,39c 13,57cd 18,29de 26,32b
STT Ch ỉ tiêu
Công thức Số bông/m2 (bông) Số hạt/bông (hạt) Số hạt chắc/bôn g (hạt) P1000 hạt (g) Tỷ lệ hạt lép (%) 1 Nước lã (đ/c) 205,00 165 150 24,4 90,7 2 V-104 211,67 179 164 24,3 91,4 3 Smat Farm 1 221,67 171 160 24,5 93,5 4 KyooDai 211,67 166 158 24,6 95,4 LSD0,05 25,13 14 1,2 CV% 5,9 4,7 2,4
Ghi chú: Các chữ cái giống nhau trong phạm vi cột không có sự sai khác ởđộ tin cậy P ≤ 0,05.
Từ kết quả thu được ở bảng 3.15 chúng tôi có những nhận xét sau:
- Về số bông/m2: Ở các công thức thí nghiệm đều đạt ở mức cao hơn so với công thức đối chứng (phun nước lã). Sự khác biệt gữa các công thức thí nghiệm so với công thức đối chứng ở mức có ý nghĩa thống kê, công thức 2 (phun phân bón lá V-104) và công thức 4 (phun phân bón lá KyooDai) có số
bông/m2 tương đương nhau là 211,67. Số bông/m2 đạt cao nhất ở công thức 3 (phun phân bón lá Smat Farm 1) là 221,67 bông/m2, thấp nhất là công thức
đối chứng (phun nước lã) đạt 205 bông/m2. Như vậy, phân bón lá có ảnh hưởng nhất định đến chỉ tiêu số bông/m2 của giống lúa HT1.
- Về hạt/bông: Các số liệu ở bảng 3.15 cho thấy số hạt/bông giữa các công thức không có sự sai khác đáng kể, điều này có thể giải thích rằng số
hạt/bông được quy định bởi đặc điểm của giống nên ít thay đổi. Mặc dù vậy khi sử dụng phân bón lá vào các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa thì số hạt/bông đã có sự thay đổi đáng kể, số hạt/bông của các công thức dao
động từ 165 hạt/bông đến 179 hạt/bông, trong đó cao nhất là công thức 2 (phun phân bón lá V-104) đạt 179 hạt/bông, thấp nhất là công thức 1 (phun
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 nước lã) đạt 165 hạt/bông.
- Về số hạt chắc/bông: Số hạt chắc/bông ở các công thức có sử dụng phân bón lá cao hơn công thức đối chứng (phun nước lã) và sự khác biệt giữa các công thức ở mức có ý nghĩa thống kê. Số hạt chắc/bông đạt lớn nhất ở công thức 2, tiếp đến công thức 3, công thức 4.
- Khối lượng 1000 hạt (P1000 hạt): Là yếu tố được quy định bởi đặc tính di truyền của giống nên hầu như ít thay đổi trước sự tác động của
điều kiện ngoại cảnh và kết quả thu được từ thí nghiệm này cũng nằm trong quy luật đó. P1000 hạt của các công thức tham gia thí nghiệm đều tương đương nhau và dao động từ 24,3g – 24,6g, trong đó cao nhất là công thức 4 (phun phân bón lá KyooDai đạt 24,6g, thấp nhất là công thức 2 đạt 24,3g.
- Tỷ lệ hạt chắc (%): Đây là yếu tố phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống nhưng cũng bị chi phối rất lớn bởi điều kiện thời tiết và chế độ chăm sóc. Để tăng tỷ lệ hạt chắc cần bố trí thời vụ hợp lý, bón phân đúng lúc đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây đặc biệt là giai đoạn phân hoá mầm hoa và trổ. Qua số liệu tỷ lệ hạt chắc ở bảng 3.15 chúng tôi thấy tất cả các công thức có phun phân bón lá có tỷ lệ hạt chắc cao. Tỷ lệ hạt chắc cao nhất là công thức 4 (95,4%), tỷ lệ hạt chắc thấp nhất là công thức 1 (90,7%).
Như vậy, việc sử dụng các loại phân bón lá trong thí nghiệm đã làm thay
đổi một cách đáng kể các yếu tố cấu thành năng suất so với không sử dụng phân bón lá về số bông/m2 và hạt chắc/bông, còn khối lượng P1000 hạt không có sự sai khác ở mức có y nghĩa thống kê.
3.2.6. Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất của giống lúa HT1 tại Lạng Giang – Bắc Giang, vụ xuân năm 2013