Quy trình kỹ thuật áp dụng chung cho 2 thí nghiệm:

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất một số giống lúa thuần chất lượng và ảnh hưởng của phân bón lá đối với giống lúa HT1 vụ xuân năm 2013, tại lạng giang bắc giang (Trang 39)

3. Phân bón lá KyooDa

2.4.3.Quy trình kỹ thuật áp dụng chung cho 2 thí nghiệm:

* Quy trình gieo cấy (đang được áp dụng rộng rãi tại Lạng Giang - Bắc Giang)

- Thời gian gieo mạ: 10/2/2013 - Thời gian cấy: 3/3/2013

- Mật độ cấy: Cấy 45 khóm/m2; cấy 2 dảnh/khóm

* Phân bón (chọn nền phân bón thích hợp nhất tại Bắc Giang) Lượng phân bón cho 1ha

- Phân chuồng: 8 tấn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

Cách bón:

- Bón lót toàn bộ phân chuồng + 10 kg NPK Việt Nhật. Yêu cầu bón trước khi bừa lần cuối. - Bón thúc đẻ nhánh: 6kg NPK Việt Nhật 16 : 12 : 8 : 13S khi lúa bén rễ hồi xanh kết hợp làm cỏ sục bùn, tỉa dặm. - Bón đón đòng( trước trỗ 20 – 25 ngày): Bón 4kg NPK Việt Nhật 16 : 12 : 8 : 13S còn lại. * Phòng trừ sâu bệnh và chăm sóc các ô thí nghiệm

Chế độ tưới nước: Sau cấy mực nước 3- 4 cm, thời kì lúc đẻ nhánh 3 - 5 cm, cuối thời kỳđẻ nhánh rút nước lộ ruộng sao cho nứt chân chim, chuẩn bị trỗ cho nước vào 5-7cm, trước thu hoạch 10 ngày rút ruộng khô.

Chăm sóc và thu hoạch

- Làm cỏ, sục bùn: Làm cỏ một lần kết hợp bón thúc khi lúa bén rễ hồi xanh.

- Phòng trừ sâu bệnh: Phòng trừ kịp thời, phun thuốc phòng trừ sâu đục thân 2 chấm, cuốn lá nhỏ, trừ rầy theo hường dẫn của nghành BVTV.

- Thu hoạch: Gặt kịp thời khi trên diện tích thí nghiệm các dòng, giống có 85% số hạt trên bông đã chín.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất một số giống lúa thuần chất lượng và ảnh hưởng của phân bón lá đối với giống lúa HT1 vụ xuân năm 2013, tại lạng giang bắc giang (Trang 39)