10 HT1(đ/c) 2,39c 13,57cd 18,29de 26,32b
3.2.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng tích lũy chất khô của giống lúa HT1 tại Lạng Giang – Bắc Giang, vụ xuân năm2013.
giống lúa HT1 tại Lạng Giang – Bắc Giang, vụ xuân năm2013.
Chất khô là chất hữu cơ được tạo ra từ quá trình hút dinh dưỡng và quang hợp của cây lúa. Khả năng tích luỹ chất khô của cây lúa và sự vận chuyển các chất hữu cơ từ cơ quan dinh dưỡng về cơ quan sinh sản là cơ sở
cho việc tạo ra năng suất hạt. Chính vì vậy mà khả năng tích luỹ chất khô của cây lúa càng cao thì tiềm năng cho năng suất càng lớn. Qua theo dõi khối lượng chất khô của giống lúa HT1 với việc sử dụng phân bón lá V-104, Smat Farm 1và KyooDai vụ Xuân – 2013 tại Lạng Giang – Bắc Giang chúng tôi thu được kết quảđược thể hiện ở bảng 3.13.
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng tích lũy chất khô của giống lúa HT1 Đơn vị tính: g/khóm STT Công thức Các giai đoạn Đẻ nhánh rộ Kết thúc làm đòng Kết thúc trổ Thu hoạch 1 Nước lã (đ/c) 2,69b 13,62b 18,09c 25,79 2 V-104 2,88ab 14,76ab 19,65b 26,88
3 Smat Farm 1 3,49a 15,98a 20,83a 27,81
4 KyooDai 2,97ab 14,70ab 20,14ab 25,61
LSD5% 0,73 2,07 1,46 2,68
CV% 12,1 7,0 3,7 5,1
Ghi chú: Các chữ cái giống nhau trong phạm vi cột không có sự sai khác ởđộ tin cậy P ≤ 0,05.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 Kết quả thu được ở bảng 3.13 cho thấy:
- Thời kỳ đẻ nhánh rộ: Khối lượng chất khô của công thức 3 (phun phân bón lá Smat Farm 1) là lớn nhất đạt 3,49 g/khóm, tiếp đến là công thức 4 (phun phân bón lá KyooDai) đạt 2,97 g/khóm, công thức 2 (phun phân bón lá V-104
đạt 2,88 g/khóm, sự khác nhau của các công thức này ở mức có ý nghĩa thống kê, công thức 1 (phun nước lã) và công thức 4 tương đương nhau. Như vậy, khối lượng chất khô của các công thức thí nghiệm đều cao hơn so với công thức đối chứng (phun nước lã) đạt 2,69 g/khóm.
- Thời kỳ kết thúc làm đòng: Khối lượng chất khô của các công thức thí nghiệm đều lớn hơn so với công thức đối chứng, sự khác biệt giữa các công thức ở mức có ý nghĩa thống kê, công thức có khối lượng chất khô lớn nhất là công thức 3 đạt 15,98 g/khóm, tiếp đến là công thức 2 đạt 14,76 g/khóm, công thức 4 đạt 14,69 g/khóm, công thức 1 đối chứng đạt nhỏ nhất 13,62 g/khóm.
- Thời kỳ kết thúc trổ: Khối lượng chất khô ở công thức 3 là lớn nhất đạt 20,83 g/khóm, khối lượng chất khô bé nhất ở công thức 1 đối chứng (18,09 g/khóm).
- Thời kỳ thu hoạch: Khối lượng chất khô của các công thức thí nghiệm dao động từ 25,61 g/khóm (công thức 1 đối chứng) đến 27,81 g/khóm (công thức 3), khối lượng chất khô của các công thức thí nghiệm tương đương nhau và sự sai khác không có ý nghĩa thống kê.
Như vậy, khả năng tích luỹ chất khô ở các công thức có sử dụng phân bón lá ở các thời kỳ theo dõi đều cao hơn so với công thức đối chứng không sử
dụng phân bón lá. Khối lượng chất khô đạt lớn nhất ở các thời kỳ là khi sử
dụng phân bón lá Smat Farm 1, phân bón lá đã ảnh hưởng tích cực đến sự sinh trưởng của bộ lá, duy trì bộ lá tốt nên hoạt động quang hợp tốt hơn. Đây là tiền
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65