Một số nghiên cứu và sử dụng phân bón lá trên thế giớ

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất một số giống lúa thuần chất lượng và ảnh hưởng của phân bón lá đối với giống lúa HT1 vụ xuân năm 2013, tại lạng giang bắc giang (Trang 26)

Theo Ikeda và cộng sự (1991), Nguyễn Văn Phú (2001), phun phối hợp Mg và N làm tăng sản lượng chất khô và đặc biệt bón phối hợp N + Mg, N + Mg + Mn, N + Mg + Zn làm tăng năng suất của lúa mỳ 30 - 30,9%.

Cũng theo tác giả Nguyễn Văn Phú (2003), bón Mg và N + Mg làm tăng hàm lượng diệp lục trong lá, tăng sản lượng chất khô của lúa mỳ, tăng năng suất của rau trong hai điều kiện đất nghèo Mg++ và giầu Mg++ và K+ , bón đạm qua lá không làm tăng năng suất nhiều với lúa mỳ và rau ăn lá nhưng nó làm tăng hàm lượng protein ở cây này, cải thiện chất lượng nông sản.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 cải đường trong điều kiện thiếu đạm đã tăng lên khi sử dụng hỗn hợp đạm nitrate phun qua lá nhưng không làm tăng năng suất trong điều kiện đủđạm.

Biểu hiện thiếu Mg là biểu hiện rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới (Liu và Hutl, 1991), đặc biệt là vùng đất cát và đất chua, đất có hàm lượng K+ dễ tiêu hao. Vì vậy, việc cung cấp Mg để ổn định và nâng cao năng suất cây trồng là rất cần thiết. Hai nguyên tố Mg++ và K+ có mối quan hệ đối kháng với nhau trong đất, nếu hàm lượng Mg++ và K+ đều cao, Mg++ có thể trở

thành nguyên tố bị thiếu đối với cây nhưng bón Mg++ vào đất có thể gây mất cân bằng ion và gây ngộ độc đối với cây, do đó việc bón Mg++ qua lá là phương pháp tốt nhất để điều chỉnh sự mất cân bằng dinh dưỡng và cải thiện sự sinh trưởng của cây (Bolton, 1992).

Theo Ciler (1991), khi sử dụng magesunphat (MgSO4. 7H2O) phun qua lá có ảnh hưởng tốt đến sự hấp thu Mg++, làm tăng hàm lượng diệp lục, năng suất chất khô của cây kiều mạch.

Theo Matula và công sự (1996), việc bón Mg++ vào đất có thể không hiệu quả vì sự hấp thu Mg++ trong đất phụ thuộc vào nhiều tỷ lệ Mg++/K+ ở

trong đất, nếu hàm lượng của hai ion này không được tối ưu hóa. Chitosan là một hợp chất hữu cơ tự nhiên giàu cacbon, nito, được phối trộn với các nguyên tố khoáng khác dạng phế phẩm dinh dưỡng qua lá.

Kết quả nghiên cứu của Hiroko (2002), khi sử dụng Chitosan cho cây lúa ở Thái Lan với nồng độ 20 ppm đã làm tăng khả năng sinh trưởng tích lũy chất khô, đặc biệt tăng số bông và tăng năng suất lúa.

Nghiên cứu của Vasconuelo (2003), cho thấy Chitosan xử lý cho cây là tăng quá trình ligin hóa thành tế bào và làm tăng sự tích lũy axit ascorbic có tác dụng điều hòa gen tự vệ của cây, do đó Chitosan làm tăng tính đề kháng của thực vật, nhất là đối với các vấn đề nấm (mốc sương, phấn trắng,... ) trên cây cà chua, dưa chuột. Theo Punnja (1994), tưới chitosan nồng độ thấp cho cây phong lan làm tăng khả năng phân hóa mầm hoa và tăng khả năng kháng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 virut gây bệnh.

Các công trình nghiên cứu khoa học cũng như thực tiễn sản xuất cho thấy phân bón qua lá có tác dụng rõ rệt trong việc àm tăng năng suất, phẩm chất nông sản, tăng giá trị của nông sản hàng hóa như người ta phun ure lên lá với nồng độ 0,5- 1,5%. Tuy nhiên, phần lớn các loại phân bón qua lá là những hỗn hợp các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng ở dạng hòa tan trong nước,

để nâng cao hiệu quả của phân bón lá, người ta thường bổ sung thêm các chất kích thích sinh trưởng, các phytohocmon, các enzym.

Những năm gần đây, chúng ta biết thêm rằng cây còn có thể nhận các chất dinh dưỡng qua lá. Từ những năm 1950, các nhà khoa học Mỹđã chứng minh được rằng cây trồng có thể tiếp nhận nhiều chất dinh dưỡng qua lá cao hơn nhiều qua khí khổng của lá. Hiệu quả sử dụng của các chất dinh dưỡng phun qua lá hơn so với bón qua đất. Sau này, các nhà khoa học Ý còn thấy rằng nhiều chất dinh dưỡng hữu cơ khác ví dụ như các axít amin cũng có thể đi vào cây qua lá và hiệu quả của nó rất bất ngờ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất một số giống lúa thuần chất lượng và ảnh hưởng của phân bón lá đối với giống lúa HT1 vụ xuân năm 2013, tại lạng giang bắc giang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)