Thời gian sạch ký sinh trùng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu lực của thuốc arterakine (dihydroartemisinin piperaquin) trong điều trị bệnh nhân sốt rét do plasmodiumfalciparum chưa biến chứng tại tỉnh quảng nam (Trang 55)

Ưu điểm của artemisinin và các dẫn xuất so với các thuốc điều trị SR khác là tác dụng giảm KST nhanh nên một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu lực điều trị của phác đồ dihydroartemisinin – piperaquin là thời gian sạch KST.

Kết quả về thời gian sạch KST của BN trong nghiên cứu xác định thông qua việc theo dõi sự có mặt của KSTSR trong máu theo thời gian biểu và được trình bày trong bảng 3.7.

Bảng 3.7. Thời gian sạch KST của các bệnh nhân trong nghiên cứu (n = 88)

Thời gian sạch KST trong máu BN Tổng

số 12 giờ 24 giờ 36 giờ 48 giờ 60 giờ 72 giờ 84 giờ 96 giờ 108 giờ 120 giờ Số lượng BN 1 15 9 7 17 15 8 10 5 1 88 Tỷ lệ (%) 1,1 17 10,3 8 19,3 17 9,1 11,4 5,7 1,1 100

Thời gian sạch ký sinh trùng trung bình: 61,64 ± 26,66 (giờ)

Nhận xét: Số liệu trong bảng 3.7 cho thấy thời gian sạch KST trung bình của

các BN trong nghiên cứu là 61,64 ± 26,66 giờ (2,57 ± 1,1 ngày). Trong đó, với giá trị thời gian sạch KST ngắn nhất (12 giờ) và thời gian sạch KST dài nhất (120 giờ) đều có số lượng BN bằng nhau, là 1 BN. Với giá trị thời gian sạch KST là 60 giờ có số lượng BN nhiều nhất là 17 BN, chiếm 19,3%.

3.2.3. Tỷ lệ bệnh nhân có KSTSR dương tính ở các thời điểm khác nhau

Kết quả về tỷ lệ BN có KSTSR dương tính ở các thời điểm khác nhau được trình bày trong bảng 3.8. Trong đó, tỷ lệ BN có KSTSR dương tính ở thời điểm D3 là quan trọng nhất vì nếu tỷ lệ BN có KSTSR dương tính ở thời điểm D3 khi điều trị bằng phác đồ chứa artemisinin hoặc dẫn xuất ≥ 10% thì địa điểm nghiên cứu thuộc vùng nghi ngờ kháng artemisinin theo định nghĩa của WHO [56].

45

Bảng 3.8. Tỷ lệ BN có KSTSR dương tính ở các thời điểm khác nhau (n = 88)

Bệnh nhân có KSTSR dương tính ở thời điểm

D1 D2 D3 D4 D5

Số lượng BN 72 56 24 6 0

Tỷ lệ (%) 81,82 63,64 27,27 6,82 0

Nhận xét: Qua bảng 3.8 ta thấy tỷ lệ BN có KSTSR dương tính ở thời điểm D3

rất cao, là 27,27% vì vậy điểm nghiên cứu của chúng tôi được xếp vào vùng nghi ngờ kháng artemisinin. Sau 4 ngày điều trị (thời điểm D4) vẫn còn 6,82% BN trong nghiên cứu còn KST trong máu và phải sau 5 ngày điều trị (thời điểm D5) thì tất cả BN mới sạch KST trong máu.

3.2.4. So sánh đặc điểm của nhóm bệnh nhân có KSTSR dương tính và âm tính ở thời điểm D3

Để xác định mối liên quan giữa: tuổi, thân nhiệt và mật độ KST trong máu của BN ở thời điểm trước khi uống thuốc (D0) với tình trạng kéo dài thời gian sạch KST (BN có KSTSR dương tính ở thời điểm D3), chúng tôi so sánh đặc điểm của nhóm BN có KSTSR dương tính ở thời điểm D3 (nhóm 1) với nhóm BN có KSTSR âm tính ở thời điểm D3 (nhóm 2) và kết quả trình bày ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. So sánh đặc điểm của nhóm BN có KSTSR dương tính và âm tính ở thời điểm D3

Nhóm 1 (n = 24)

Nhóm 2

(n = 64) p

Thân nhiệt ở thời điểm D0 (0C) (TB ± SD) 39 ± 1,06 38 ± 0,78 < 0,05

Mật độ KST ở thời điểm D0 (thể vô tính /1µl máu) Trung vị 30.070 6.649 < 0,05 Min – Max 3.014 – 96.363 509 – 84.396

Tuổi (năm) Trung vị 12 12,50 > 0,05

46

Nhận xét: Số liệu ở bảng 3.9 cho thấy có mối liên quan giữa thân nhiệt và

mật độ KST trong máu của BN ở thời điểm trước khi uống thuốc (D0) với tình trạng kéo dài thời gian sạch KST vì sự khác biệt giữa nhóm BN có KSTSR dương tính ở thời điểm D3 với nhóm BN có KSTSR âm tính ở thời điểm D3 là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Trong đó, ở nhóm BN có KSTSR dương tính ở thời điểm D3 cả 2 giá trị này đều cao hơn ở nhóm BN có KSTSR âm tính ở thời điểm D3. Không tìm thấy sự khác biệt về tuổi giữa 2 nhóm (p > 0,05).

3.2.5. Tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ hemoglobin giảm dưới mức bình thường trong quá trình điều trị trong quá trình điều trị

Chúng tôi đo nồng độ hemoglobin của BN theo thời gian biểu để xác định tỷ lệ BN có nồng độ hemoglobin giảm dưới mức bình thường, kết quả thu được trình bày trong bảng 3.10 và minh họa bằng hình 3.1.

Bảng 3.10. Tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ hemoglobin giảm dưới mức bình thường trong quá trình điều trị (n = 88)

Giới tính Bệnh nhân có nồng độ hemoglobin giảm dưới mức bình thường

D0 D7 D14 D21 D28 D35 D42 Nam Số lượng 21 23 30 21 27 12 12 Tỷ lệ (%) 23,87 26,14 34,09 23,86 30,68 13,64 13,64 Nữ Số lượng 24 18 24 10 20 10 19 Tỷ lệ (%) 27,27 20,45 27,27 11,36 27,73 11,36 21,59 Tổng Số lượng 45 41 54 31 47 22 31 Tỷ lệ (%) 51,14 46,59 61,36 35,22 53,41 25,00 35,23

Sự khác biệt giữa tỷ lệ BN có nồng độ hemoglobin giảm dưới mức bình thường ở thời điểm D42 so với D0: p < 0,05

47 0 10 20 30 40 50 60 70 D0 D7 D14 D21 D28 D35 D42

Hình 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ hemoglobin giảm dưới mức bình thường trong quá trình điều trị

Nhận xét: Qua bảng 3.10 và hình 3.1 ta thấy trong số 88 BN theo dõi đủ 42

ngày, có 51,14% BN có nồng độ hemoglobin giảm dưới mức bình thường ở thời điểm D0. Tỷ lệ này tăng cao nhất ở thời điểm D14 là 61,36%. Nhưng đến thời điểm D42, tỷ lệ BN có nồng độ hemoglobin giảm dưới mức bình thường giảm xuống 35,23%, thấp hơn so với ở thời điểm D0 (sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05).

3.2.6. Kết quả điều trị trên lâm sàng

Tổng số 88 BN SR do P.falciparum chưa biến chứng ở Quảng Nam được

theo dõi đủ 42 ngày khi điều trị bằng Arterakine (dihydroartemisinin – piperaquin) với kết quả điều trị trên lâm sàng được trình bày trong bảng 3.11.

Bảng 3.11. Kết quả điều trị trên lâm sàng của Arterakine (n = 88)

Kết quả Số lượng BN Tỷ lệ (%)

BN khỏi bệnh 86 97,73

BN thất bại điều trị sớm 0 0

BN thất bại điều trị lâm sàng muộn 2 2,27

BN thất bại điều trị KST muộn 0 0

Tổng 88 100

Thời điểm Tỷ lệ (%)

48

Nhận xét: Có 86 BN khỏi bệnh sau thời gian theo dõi 42 ngày, chiếm

97,73%. Không có BN nào bị thất bại điều trị sớm và thất bại điều trị KST muộn nhưng có 2 BN bị thất bại điều trị lâm sàng muộn, chiếm 2,27%.

3.2.7. Phân biệt tái phát hay nhiễm mới KSTSR ở bệnh nhân bị thất bại điều trị

Trong 2 BN bị thất bại điều trị lâm sàng muộn có 1 BN xuất hiện lại KSTSR ở thời điểm D35 với mật độ KST là 4.017 thể vô tính /1µl máu và 1 BN xuất hiện lại KSTSR ở thời điểm D42 với mật độ KST là 1.136 thể vô tính /1µl máu.

So sánh kiểu gen của P.falciparum trên 2 BN bị thất bại điều trị lâm sàng

muộn ở thời điểm xuất hiện lại KTSSR trong máu và thời điểm D0 bằng kỹ thuật Nested PCR và Multiplex PCR thu được kết quả trình bày trong bảng 3.12 và minh họa ở hình 3.2, hình 3.3 và hình 3.4:

Bảng 3.12. Kết quả phân biệt bệnh nhân tái phát hay nhiễm mới KSTSR

Bệnh nhân So sánh kiểu gen ở thời điểm Kết quả Kết luận

Bệnh nhân 1 D35 và D0 Giống nhau Tái phát

Bệnh nhân 2 D42 và D0 Giống nhau Tái phát

Nhận xét: Cả 2 BN bị thất bại điều trị lâm sàng muộn đều có kiểu gen của

P.falciparum ở thời điểm xuất hiện lại KSTSR và thời điểm D0 giống nhau nên 2

BN này đều là tái phát KSTSR mà BN nhiễm trước khi điều trị. Như vậy, tỷ lệ BN ở Quảng Nam khỏi bệnh sau thời gian theo dõi 42 ngày (sau khi phân tích PCR) (ACPR sau PCR) với phác đồ dihydroartemisinin – piperaquin là 97,73% và tỷ lệ BN bị tái phát là 2,27%.

49

Hình 3.2. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR chứa mồi cho kiểu gen K1, MAD20, RO33 trên locus MSP1 của mẫu nghiên cứu ở thời điểm xuất hiện lại KSTSR và

thời điểm D0

Chú thích

L: Thang chuẩn 50 base pairs

1,2: chứng dương và chứng âm cho kiểu gen K1

3,4: mẫu nghiên cứu ở thời điểm xuất hiện lại KSTSR và thời điểm D0 cho kiểu

gen K1

5,6: chứng dương và chứng âm cho kiểu gen MAD20

7,8: mẫu nghiên cứu ở thời điểm xuất hiện lại KSTSR và thời điểm D0 cho kiểu

gen MAD20

9,10: chứng dương và chứng âm cho kiểu gen RO33

11,12: mẫu nghiên cứu ở thời điểm xuất hiện lại KSTSR và thời điểm D0 cho

kiểu gen RO33

Nhận xét: Từ hình 3.2 ta thấy chủng P.falciparum mà BN nhiễm ở thời điểm

50

Hình 3.3. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR chứa mồi cho kiểu gen FC, IC trên locus MSP2 của mẫu nghiên cứu ở thời điểm xuất hiện lại KSTSR và thời điểm

D0

Chú thích:

L: Thang chuẩn 50 base pairs

1,2: chứng dương và chứng âm cho kiểu gen FC

3,4: mẫu nghiên cứu ở thời điểm xuất hiện lại KSTSR và thời điểm D0 cho kiểu

gen FC

5,6: chứng dương và chứng âm cho kiểu gen IC

7,8: mẫu nghiên cứu ở thời điểm xuất hiện lại KSTSR và thời điểm D0 cho kiểu

gen IC

Nhận xét: Từ hình 3.3 ta thấy chủng P.falciparum mà BN nhiễm ở thời điểm

51

Chú thích:

L: Thang chuẩn 50 base pairs 1,2: chứng dương và chứng âm cho kiểu gen GLURP

3,4: mẫu nghiên cứu ở thời điểm xuất hiện lại KSTSR và thời

điểm D0 cho kiểu gen GLURP

Hình 3.4. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR chứa mồi cho kiểu gen GLURP của mẫu nghiên cứu ở thời điểm xuất hiện lại KSTSR và thời điểm D0

Nhận xét: Từ hình 3.4 ta thấy chủng P.falciparum mà BN nhiễm ở thời điểm

xuất hiện lại KSTSR và thời điểm D0 có kiểu gen GLURP giống nhau. Như vậy bệnh nhân này bị tái phát.

3.2.8. Đặc điểm của 2 bệnh nhân bị tái phát sau thời gian theo dõi 42 ngày

Một số đặc điểm của 2 bệnh nhân bị tái phát sau thời gian theo dõi 42 ngày được trình bày trong bảng 3.13.

Bảng 3.13. Đặc điểm của 2 bệnh nhân bị tái phát sau thời gian theo dõi 42 ngày

Bệnh nhân 1 Bệnh nhân 2

Tuổi (năm) 2 30

Thân nhiệt ở thời điểm D0 (0C) 38,70 38,30 Mật độ KST ở thời điểm D0 (thể vô tính /1µl

máu)

55.270 4.763

Thời gian cắt sốt (giờ) 12 12

52

Nhận xét: Hai BN bị tái phát sau 42 ngày theo dõi đều có thân nhiệt ở thời

điểm D0 cao hơn nhiệt độ trung bình ở thời điểm D0 của các BN trong mẫu nghiên cứu nhưng thời gian cắt sốt chỉ có 12 giờ, thấp hơn thời gian cắt sốt trung bình của các BN. Mật độ KST trong máu ở thời điểm D0 của bệnh nhân 1 cao gấp 11,6 lần so với bệnh nhân 2 nhưng thời gian sạch KST của bệnh nhân 1 lại thấp hơn bệnh nhân 2.

3.3. TÍNH NHẠY CẢM CỦA P.FALCIPARUM VỚI PIPERAQUIN VÀ

DIHYDROARTEMISININ

3.3.1. Tính nhạy cảm của P.falciparum với piperaquin

3.3.1.1. Tỷ lệ mẫu nuôi cấy sạch ký sinh trùng ở các nồng độ piperaquin khác nhau

Tổng số 54 mẫu P.falciparum phân lập từ BN trong nghiên cứu nuôi cấy

thành công ở 7 dãy nồng độ thuốc piperaquin tăng dần (12,5 – 800 nmol/L) với tỷ lệ mẫu nuôi cấy sạch KST ở các nồng độ piperaquin khác nhau được trình bày trong bảng 3.14.

Bảng 3.14. Tỷ lệ mẫu nuôi cấy sạch KST ở các nồng độ piperaquin khác nhau

Giếng Nồng độ thuốc (nmol/L) Số mẫu sạch KST Tỷ lệ (%)

A 0 0 0 B 12,5 0 0 C 25 0 0 D 50 3 5,56 E 100 9 16,67 F 200 21 38,89 G 400 29 53,70 H 800 51 94,44

Nhận xét: Giếng A là giếng chứng không gắn thuốc, P.falciparum phát triển

bình thường. Từ giếng D với nồng độ thuốc 50 nmol/L bắt đầu xuất hiện 3 mẫu nuôi cấy sạch KST, chiếm 5,56%. Số lượng mẫu nuôi cấy sạch KST tăng dần khi nồng độ thuốc tăng dần. Nhưng đến giếng H có nồng độ piperaquin cao nhất (800 nmol/L) cũng chỉ có 94,44% mẫu sạch KST.

53

3.3.1.2. Các giá trị EC khác nhau của piperaquin

Số liệu sau khi nhập vào phần mềm probit thu được kết quả về giá trị EC1, EC16, EC50, EC84, EC90, EC95 và EC99 của piperaquin (tương ứng là nồng độ piperaquin ức chế sự phát triển 1%, 16%, 50%, 84%, 90%, 95% và 99% KSTSR) và được trình bày trong bảng 3.15.

Bảng 3.15. Giá trị EC khác nhau của thuốc piperaquin

EC Giá trị trung

bình (nmol/L)

Khoảng tin cậy 95%

Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất

EC1 2,91 1,05 8,03 EC16 25,94 19,06 35,29 EC50 132,99 97,73 180,98 EC84 681,92 501,11 927,97 EC90 1093,14 589,18 2028,19 EC95 1986,16 941,37 4190,52 EC99 6087,29 2202,89 16821,13

Nhận xét: Từ bảng 3.15 ta thấy nồng độ piperaquin ức chế sự phát triển 50% P.falciparum là 132,99 nmol/L, nồng độ piperaquin ức chế sự phát triển 90% P.falciparum là 1093,14 nmol/L và nồng độ piperaquin ức chế sự phát triển 99%

P.falciparum là 6087,29 nmol/L. Giá trị EC99 của piperaquin cao gấp 3,1 lần giá

trị EC95.

3.3.2. Tính nhạy cảm của P.falciparum với dihydroartemisinin

3.3.2.1. Tỷ lệ mẫu nuôi cấy sạch ký sinh trùng ở các nồng độ dihydroartemisinin khác nhau

Tổng số 55 mẫu P.falciparum phân lập từ BN trong nghiên cứu nuôi cấy

thành công ở 7 dãy nồng độ thuốc dihydroartemisinin tăng dần (0,25 – 16 nmol/L) với tỷ lệ mẫu nuôi cấy sạch KST ở các nồng độ dihydroartemisinin khác nhau được trình bày trong bảng 3.16

54

Bảng 3.16. Tỷ lệ mẫu nuôi cấy sạch ký sinh trùng ở các nồng độ dihydroartemisinin khác nhau

Giếng Nồng độ thuốc (nmol/L) Số mẫu sạch KST Tỷ lệ (%)

A 0 0 0 B 0,25 0 0 C 0,5 1 1,82 D 1 4 7,27 E 2 14 25,45 F 4 26 47,27 G 8 37 67,27 H 16 45 81,82

Nhận xét: Giếng chứng A không gắn thuốc, P.falciparum vẫn có khả năng

phát triển bình thường. Từ giếng C với nồng độ thuốc 0,5 nmol/L bắt đầu xuất hiện 1 mẫu nuôi cấy sạch KST, chiếm 1,82%. Khi nồng độ thuốc tăng dần thì số lượng mẫu nuôi cấy sạch KST cũng tăng dần. Tuy nhiên ở giếng H có nồng độ thuốc cao nhất (16 nmol/L) cũng chỉ có 81,82% mẫu sạch KST.

3.3.2.2. Các giá trị EC khác nhau của dihydroartemisinin

Số liệu sau khi nhập vào phần mềm probit thu được kết quả về giá trị EC1, EC16, EC50, EC84, EC90, EC95 và EC99 của dihydroartemisinin (tương ứng là nồng độ thuốc ức chế sự phát triển 1%, 16%, 50%, 84%, 90%, 95% và 99% KSTSR) và được trình bày trong bảng 3.17.

55

Bảng 3.17. Giá trị EC khác nhau của thuốc dihydroartemisinin

EC Giá trị trung

bình (nmol/L)

Khoảng tin cậy 95%

Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất

EC1 0,06 0,03 0,12 EC16 0,37 0,29 0,47 EC50 1,37 1,07 1,76 EC84 5,13 4,01 6,56 EC90 7,5 4,91 11,46 EC95 12,14 7,35 20,06 EC99 29,94 15,32 58,52

Nhận xét: Số liệu từ bảng 3.17 cho thấy nồng độ dihydroartemisinin ức chế

sự phát triển 50% P.falciparum là 1,37 nmol/L, nồng độ dihydroartemisinin ức

chế sự phát triển 90% P.falciparum là 7,5 nmol/L và nồng độ dihydroartemisinin ức chế sự phát triển 99% P.falciparum là 29,94 nmol/L. Giá trị EC99 của dihydroartemisinin cao gấp 2,5 lần giá trị EC95 của dihydroartemisinin.

56

Chương 4. BÀN LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN TRONG MẪU NGHIÊN CỨU Chúng tôi thu thập được tổng số 95 BN SR nhiễm P.falciarum chưa biến Chúng tôi thu thập được tổng số 95 BN SR nhiễm P.falciarum chưa biến

chứng tại xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam vào nghiên cứu, với tỷ lệ nam, nữ là: 54,74% nam và 45,26% nữ. BN trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu ở nhóm tuổi từ 15 tuổi trở lên với 43,16%.

Tại thời điểm trước khi uống thuốc (D0): tỷ lệ BN bị có nồng độ hemoglobin giảm dưới mức bình thường cao với 49,47% BN trong mẫu nghiên cứu, thân nhiệt trung bình của các BN là 38,25 ± 0,960C. So sánh với đặc điểm về mức độ sốt của BN trong mẫu nghiên cứu của tác giả Bùi Quang Phúc và cộng sự tại các điểm nghiên cứu Bình Phước, Đăk Nông, Gia Lai và Quảng Trị năm 2012 – 2013 nhận thấy: tỷ lệ BN không bị sốt nhưng có tiền sử sốt trong 24 giờ trước đó

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu lực của thuốc arterakine (dihydroartemisinin piperaquin) trong điều trị bệnh nhân sốt rét do plasmodiumfalciparum chưa biến chứng tại tỉnh quảng nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)