Phương pháp đánh giá đáp ứng của ký sinh trùng sốt rét với thuốc (in

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu lực của thuốc arterakine (dihydroartemisinin piperaquin) trong điều trị bệnh nhân sốt rét do plasmodiumfalciparum chưa biến chứng tại tỉnh quảng nam (Trang 29)

vivo test)

1.4.1.1. Nguyên tắc

Đánh giá tác dụng của một thuốc trên người dựa trên kết quả theo dõi diễn biến thân nhiệt và mật độ KSTSR trong máu của bệnh nhân tại các thời điểm: D0 (trước khi uống thuốc theo phác đồ chuẩn/trước khi điều trị) và D1, D2, D3, D4, D7, D14, D21, D28, D35, D42 (tương ứng là ngày thứ 1, 2, 3, 4, 7, 14, 21, 28, 35, 42 sau uống thuốc liều đầu).

1.4.1.2. Chỉ tiêu đánh giá

Thời gian sạch ký sinh trùng (Parasite Clearance Time – PCT):

Là thời gian từ khi BN uống liều thuốc đầu tiên đến khi không tìm thấy KSTSR trong máu.

Thời gian cắt sốt (Fever Clearance Time – FCT):

Là thời gian từ khi BN uống liều thuốc đầu tiên đến khi nhiệt độ đo ở nách < 37,50C và duy trì ít nhất 48 giờ tiếp theo.

Đánh giá kết quả điều trị:

Kết quả điều trị được đánh giá theo hướng dẫn của WHO:

- Đánh giá đáp ứng của KSTSR với thuốc theo WHO năm 1973:

Nhạy (S): Sạch thể vô tính trong hồng cầu của KST trong vòng 7 ngày

điều trị. Theo dõi 28 ngày không thấy KST xuất hiện trở lại.

Kháng độ I (RI): Sạch thể vô tính trong hồng cầu của KST trong vòng 7 ngày

điều trị. KST xuất hiện trở lại trong vòng 28 ngày (loại trừ nhiễm mới).

19

chloroquin, số lượng KST sau 48 giờ điều trị giảm > 75% so với ngày đầu.

Kháng độ III (RIII): KST giảm ít, không giảm hoặc tăng. Đối với chloroquin,

số lượng KST sau 48 giờ điều trị giảm < 75% so với ngày đầu [19]. - Đánh giá đáp ứng điều trị theo WHO năm 2005:

Khỏi bệnh (Adequate Clinical and Parasitological Response – ACPR):

BN sạch KST, hết các triệu chứng lâm sàng sau 3 ngày điều trị và không xuất hiện lại KST trong thời gian theo dõi 42 ngày.

Thất bại điều trị sớm (Early Treatment Failure – ETF): khi BN có 1

trong các biểu hiện sau:

 Phát triển các dấu hiệu nguy hiểm hoặc SR nặng ở thời điểm D1, D2 hoặc D3; kèm theo có KSTSR.

 Mật độ KSTSR ở thời điểm D2 > ở thời điểm D0 (BN có sốt hoặc không có sốt).

 Còn KST ở thời điểm D3 và có sốt (nhiệt độ đo ở nách ≥ 37,50C).

 Mật độ KST ở thời điểm D3 ≥ 25% mật độ KST ở thời điểm D0.

Thất bại điều trị lâm sàng muộn (Late Clinical Failure – LCF) khi:

 BN xuất hiện KST vào bất kỳ ngày nào sau thời điểm D3, có sốt trở lại, và trước đó không có biểu hiện nào của thất bại điều trị sớm.

 Phát triển các dấu hiệu nguy hiểm hoặc SR nặng vào bất cứ ngày nào sau thời điểm D3 với sự hiện diện của KST, và trước đó không có bất kỳ biểu hiện nào của thất bại điều trị sớm.

Thất bại ký sinh trùng muộn (Late Parasitological Failure – LPF) khi có

sự hiện diện của KST vào bất kỳ ngày nào kể từ thời điểm D7 trở đi và nhiệt độ đo ở nách < 37,50C, trước đó không có bất kỳ tiêu chí nào của thất bại điều trị sớm hoặc thất bại điều trị lâm sàng muộn [13].

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu lực của thuốc arterakine (dihydroartemisinin piperaquin) trong điều trị bệnh nhân sốt rét do plasmodiumfalciparum chưa biến chứng tại tỉnh quảng nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)