(in vitro test)
Phương pháp đánh giá tính nhạy cảm của KSTSR sử dụng kỹ thuật: in vitro
macro test (Rieckmann Macro test 1968), in vitro micro test (Rieckmann Micro
20
1.4.2.1. Kỹ thuật in vitro macro test
Nguyên tắc: Đánh giá tính nhạy cảm của P.falciparum đối với chloroquin
dựa trên kết quả theo dõi sự ức chế thể tư dưỡng của P.falciparum (có trong máu lấy từ tĩnh mạch BN) phát triển thành thể phân liệt trong môi trường nuôi cấy có glucose của giếng chứng (không có thuốc) so với các giếng gắn thuốc chloroquin có nồng độ từ thấp đến cao (0,25 – 3 nmol/ml).
Chỉ tiêu đánh giá:
- KSTSR nhạy cảm với thuốc (S): khi P.falciparum bị ức chế hoàn toàn ở nồng độ chloroquin 0,75 nmol/ml.
- KSTSR kháng thuốc (R): khi P.falciparum vẫn phát triển thành thể phân liệt ở nồng độ chloroquin 1,5 nmol/ml trở lên. Nếu KST phát triển ở nồng độ 3 nmol/ml thì liên quan với kháng độ II và độ III trên lâm sàng.
Ưu nhược điểm
- Ưu điểm: Cho những thông tin trực tiếp về sự nhạy cảm của P.falciparum
với chloroquin vì không bị ảnh hưởng bởi yếu tố miễn dịch của BN. Phát hiện tình trạng P.falciparum kháng chloroquin.
- Nhược điểm: Chỉ áp dụng được với thuốc chloroquin. Đòi hỏi trang thiết bị phức tạp. Cán bộ công tác phải thành thạo về kỹ năng [20].
1.4.2.2. Kỹ thuật in vitro micro test
Nguyên tắc: Đánh giá tính nhạy cảm của P.falciparum đối với thuốc SR
dựa trên kết quả nuôi cấy P.falciparum (có trong máu lấy từ đầu ngón tay
BN) trong môi trường nuôi cấy RPMI 1640 của giếng chứng (không có thuốc) so với các giếng gắn thuốc có nồng độ từ thấp đến cao.
Chỉ tiêu đánh giá
- Nồng độ thuốc ức chế sự phát triển của: 50% KST (EC50), 90% KST (EC90), 99% KST (EC99).
- Với chloroquin, xác định tỷ lệ KSTSR nhạy cảm với thuốc, kháng thuốc vì có ngưỡng kháng thuốc:
21
thành thể phân liệt ở 80 nmol/L hoặc thấp hơn.
KSTSR giảm nhạy với chloroquin: khi KST vẫn phát triển ở 80 nmol/L nhưng bị ức chế phát triển thành thể phân liệt ở 160 nmol/L.
KSTSR kháng chloroquin: khi KST vẫn phát triển thành thể phân liệt ở nồng độ từ 160 nmol/L trở lên.
Ưu nhược điểm
- Ưu điểm: Cho kết quả sau 2 ngày trên các chủng P.falciparum lấy tại thực địa. Có thể tiến hành với nhiều loại thuốc cùng một lúc nên có thể thấy được sự kháng chéo và mối liên quan giữa các thuốc giúp cho việc phối hợp thuốc được tốt hơn. Cho những thông tin trực tiếp về sự nhạy cảm của KSTSR với thuốc vì không bị ảnh hưởng bởi yếu tố miễn dịch của BN. - Nhược điểm: Đòi hỏi trang thiết bị phức tạp. Cán bộ công tác phải thành
thạo về kỹ năng [13].
1.4.2.3. Kỹ thuật thử thuốc 48 giờ trong phòng thí nghiệm
Nguyên tắc: Đánh giá tính nhạy cảm của P.falciparum đối với thuốc SR dựa
trên kết quả nuôi cấy chủng P.falciparum (chủng chuẩn nhạy cảm (T96) và kháng chloroquin (K1) được nuôi cấy liên tục trong phòng thí nghiệm) trong môi trường nuôi cấy RPMI 1640 của giếng chứng (không có thuốc) so với các giếng gắn thuốc có nồng độ từ thấp đến cao.
Chỉ tiêu đánh giá: Nồng độ thuốc có hiệu lực ức chế sự phát triển 50%
KST (EC50).
Ưu nhược điểm
- Ưu điểm: Rất hữu ích khi sử dụng để thử thuốc mới. Chủ động đánh giá sự đáp ứng của KST với chloroquin so sánh với các thuốc SR đang sử dụng. Có thể tiến hành đồng thời trên nhiều loại thuốc khác nhau.
- Nhược điểm: Trong 48 giờ thể phân liệt vỡ ra xâm nhập vào hồng cầu mới, vì vậy phải đếm số lượng KST trên 10.000 hồng cầu nên thời gian trả kết quả lâu hơn [13].
22