Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, phía Tây giáp các vùng có
P.falciparum đa kháng thuốc như Campuchia, Thái Lan. Vì vậy tình hình dịch tễ
SR ở nước ta rất phức tạp, nhiều vùng SR ở Việt Nam, các thuốc điều trị SR đều đã bị P.falciparum kháng nên giảm hiệu lực điều trị.
Chloroquin
Chỉ một năm sau khi có thông báo đầu tiên P.falciparum kháng thuốc ở biên giới Colombia và Venezuela, năm 1961 đã phát hiện P.falciparum kháng
chloroquin ở Nha Trang với mức độ kháng rất cao (chủ yếu RII, RIII). Sau đó xuất hiện P.falciparum kháng chloroquin ở An Khê, Tây Nguyên (1964), Tây
Ninh (1964), Đồng Hới (1967), công trường 7 Quảng Bình (1967), Bình Định (1968), Pleiku (1968), Nghệ An (1968), Quảng Trị (1973), Phan Thiết (1974), Quy Nhơn (1975), Sông Bé (1975) [18], [39].
Từ năm 1975 – 1995 đã xác định P.falciparum kháng chloroquin ở hầu hết vùng SR ở các tỉnh miền Nam và lan rộng ra nhiều tỉnh miền Bắc, tỷ lệ kháng cao ở các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên: 30 – 55% (1976 – 1984), 55 – 90% (1985 – 1995) (Triệu Nguyên Trung, 1996) [39].
16
Giai đoạn 1996 – 2000 nhận thấy P.falciparum có xu hướng nhạy cảm trở lại với chloroquin: tỷ lệ kháng độ II (RII) ở Quảng Trị năm 1999 là 7,1% và ở Quảng Trực, tỉnh Đăk Lăk là 48% [30].
Tuy nhiên năm 2003 – 2007, tỷ lệ P.falciparum kháng chloroquin trên in vitro ở tỉnh Quảng Trị, Đăk Nông, Ninh Thuận và Bình Phước tăng từ 28,6%
đến 44,1% và giá trị EC50 tăng từ 37 đến 51 nmol/L [31].
Quinin
Từ những năm 1965 – 1971, đã có một vài thông báo về sự giảm nhạy cảm của quinin với P.falciparum, nhưng tới năm 1985 – 1990, hiện tượng P.falciparum kháng quinin mới được khẳng định (Triệu Nguyên Trung, 1991;
Nguyễn Văn Kim, 1990; Nguyễn Duy Sỹ, 1990) với tỷ lệ RI = 26%, RII = 15,6%, RIII = 16% (Nguyễn Văn Kim, 1990) [28]. Tỷ lệ P.falciparum kháng
quinin trên in vitro trước năm 1990 là 2,2%, giai đoạn 1990 – 2000 là 1 – 3%, có nơi cao tới 27,7% như ở Phú Riềng, Bình Phước. Trong khi đó kháng trên in vivo giai đoạn 1990 – 2000 là 4,2% [9].
Sulfadoxin – pyrimethamin (fansidar)
Một vài năm đầu sử dụng fansidar có kết quả tốt nhưng tỷ lệ kháng fansidar của P.falciparum cũng tăng dần trên các vùng SR lưu hành có sử dụng fansidar, mức độ cũng tương đương như kháng chloroquin. Tỷ lệ kháng fansidar tại bệnh viện Đăk Lăk, Tây Nguyên là 3,4% (1976), tại bệnh viện Quy Nhơn là 12,5% (1977), tại huyện Vân Canh, Nghĩa Bình là 8,0% (1983) và 34% (1985), tại Bình Định là 35% (1985), Khánh Hòa là 68% (1986) và 83% (1989), Phú Yên là 79% (1989), Thuận Hải là 50% (1990), Thừa thiên Huế là 90,6% (1990) [18].
Theo Lê Đình Công, tỷ lệ kháng với fansidar giảm từ 73,6% giai đoạn 1986 – 1990 xuống 37,3% từ 1991 – 1995 và xuống 24,4% giai đoạn 1996 – 2000 [9].
Amodiaquin
Amodiaquin nhanh chóng bị kháng sau khi đưa vào sử dụng. Tại miền Trung – Tây Nguyên, tỷ lệ kháng trên in vivo là 40% và kháng trên in vitro là 38%
17 Mefloquin
Tỷ lệ kháng mefloquin trước năm 1990 là 2,8% (in vivo), giai đoạn 1990 – 1995, tỷ lệ kháng RI tăng lên: 3,2% ở các tỉnh miền Bắc và 11% ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ [24].
Artemisinin và dẫn xuất
Điều đáng lo ngại là đã phát hiện P.falciparum kháng artesunat tại Bù Đăng tỉnh Bình Phước. Hiệu lực điều trị của artesunat (tổng liều 16 mg/kg trong 7 ngày) với P.falciparum sau theo dõi 28 ngày cho kết quả tỷ lệ BN khỏi bệnh: ở Phước Chiến – Ninh Thuận năm 2006 – 2007 là 95,2%; ở Phước Thắng – Ninh Thuận năm 2008 là 97,2% và xã Thanh – Quảng Trị năm 2009 là 96,8%; ở xã Đăk Nhau – Bù Đăng – Bình Phước năm 2009 là 85,4% và có 14,6% BN bị thất bại điều trị muộn; các trường hợp thất bại điều trị muộn sau khi phân tích PCR cho kết quả là tái phát [14].
Dihydroartemisinin – piperaquin
Tạ Thị Tĩnh và cộng sự đánh giá hiệu lực điều trị của dihydroartemisinin – piperaquin ở xã Đăk Nhau huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước năm 2009 với cỡ mẫu 46 đã ghi nhận 1 BN bị thất bại điều trị sớm, tỷ lệ BN khỏi bệnh là 97,8% và có 15,3 % bệnh nhân có KTSSR dương tính ở thời điểm D3 [33]; tỷ lệ này tăng lên gấp đôi vào năm 2012 – 2013 là 30,6 % [10].
Ở Phú Thiện – Ia Iake – Gia Lai năm 2010 cũng đã phát hiện 2 bệnh nhân bị thất bại điều trị sớm và 3 bệnh nhân bị thất bại điều trị muộn, hiệu lực điều trị của phác đồ dihydroartemisinin – piperaquin còn 94,8% [35].
Nghiên cứu năm 2012 – 2013: ở Quảng Trị báo cáo 1 bệnh nhân bị tái phát, tỷ lệ BN khỏi bệnh khi điều trị bằng dihydroartemisinin – piperaquin còn 98,4% và ở Ninh Thuận có 94,7% BN khỏi bệnh với 1 BN bị tái phát [21], [32].
Như vậy, phác đồ điều trị SR ưu tiên ở nước ta là dihydroartemisinin – piperaquin (biệt dược Arterakine, CV artecan) cũng đã có dấu hiệu giảm hiệu
quả. Do đó, cần phải giám sát hiệu lực điều trị của phác đồ dihydroartemisinin – piperaquin một cách thường xuyên và liên tục.
18