7. Bố cục nội dung của luận văn
1.3.1. Kinh nghiệm của các tỉnh Thái Bình, Bình Phước
1.3.1.1.Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình
Thái Bình là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Thái Bình cũng là nơi hội tụ của cư dân nhiều nơi về lập nghiệp, tạo nên một vùng nông thôn rộng lớn, trù phú với nền văn minh lúa nước sông Hồng. Nông dân Thái Bình đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý trong phát triển nông thôn, thâm canh nông nghiệp, làm nên vựa lúa của đồng bằng sông Hồng.
Nhiều năm qua, mặc dù phải tập trung cao độ cho phát triển công nghiệp, dịch vụ nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp dịch vụ, Thái Bình xác định việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá là một trong những trọng tâm tạo bước đột phá tăng trương kinh tế của tỉnh.
Thực hiện nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2006 - 2010, Thái Bình đã tập trung chỉ đạo tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, xây dựng cánh đồng giá trị sản xuất từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên, phát triển nghề, làng nghề, qui hoạch, xây dựng các khu, cụm công nghiệp; đồng thời xây dựng qui hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung bao gồm vùng lúa hàng hoá chất lượng cao, cây màu, cây vụ đông, phát triển chăn nuôi, nuôi thuỷ sản, cơ giới hoá nông nghiệp…. Triển khai thực hiện các chủ trương đó, Thái Bình đã cụ thể hoá thành các đề án, chương trình, kế hoạch dài hạn và hằng năm, ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích như hỗ trợ nông dân mua máy sản xuất nông nghiệp, khắc phục thiệt hại do thiên tại, dịch bệnh gia súc, gia cầm
để ổn định, phát triển sản xuất, hỗ trợ giống cây, giống con, miễn giảm thuỷ lợi phí, đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu chăn nuôi và vùng thuỷ sản tập trung. Đồng thời phổ biến, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật cho nông dân; đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình thuỷ lợi. Về phát triển nông thôn, Thái Bình tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển nâng cao hiệu quả sản xuất của nghề và làng nghề, giải quyết ô nhiễm môi trường, qui hoạch, xây dựng các cụm công nghiệp ở các huyện, điểm công nghiệp làng nghề; khuyến khích các dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp để góp phần phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Sau một thời gian thực hiện, Thái Bình đã thu được kết quả, thành tựu khá toàn diện:
Giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản tăng trưởng khá, bình quân 3 năm (2006 - 2008) tăng 4,63%. Nhiều năm liền, năng suất lúa đạt 120tạ/ha trở lên, năm 2008 đạt trên 131 tạ/ha; giữ vững sản lượng thóc trên 1 triệu tấn/năm, giá trị sản xuất đạt 51 triệu đồng/ha. Toàn tỉnh đã chuyển đổi 8.104ha (chiếm 10% đất nông nghiệp) từ cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng cây con có hiệu quả kinh tế cao, đầu tư 16 vùng nuôi thuỷ sản, 7 khu chăn nuôi tập trung, xây dựng được vùng lúa chất lượng cao, vùng rau, màu đạt hiệu qủa cao hơn trồng lúa.
Giá trị chăn nuôi tăng bình quân 9,1%/năm, trong đó thuỷ sản tăng 11,8%, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 36% (năm 2008), tăng 3,8% so với năm 2005, chuyển chăn nuôi phân tán, tận dụng, nhỏ lẻ sang chăn nuôi trong vùng qui hoạch tập trung, bán công nghiệp và công nghiệp, hiện nay Thái Bình có 2.348 trang trại, 13.326 gia trại chăn nuôi, 421 trang trại thuỷ sản…
Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng vạn lao động nông thôn, các huyện đã qui hoạch, xây dựng 15 cụm công
nghiệp với diện tích 540 ha thu hút 134 dự án đầu tư, 16 điểm công nghiệp làng nghề. Đến năm 2008, Thái Bình có 210 làng nghề thu hút gần 170 ngàn lao động, giá trị sản xuất của nghề, làng nghề chiếm 35% giá trị sản xuất công nghiệp. Nhờ chính sách khuyến khích và sự quan tâm của các cấp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, cơ cấu lao động trong nông thôn chuyển dịch tích cực, tăng lao động trong ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, giảm lao động trong ngành nông lâm thuỷ sản và giảm hẳn số người không có việc làm.
Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được tăng cường. Với sự đầu tư của Nhà nước, sự đóng góp của người dân, Thái Bình đã xây dựng, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật các vùng nuôi thuỷ sản, khu chăn nuôi tập trung, phần lớn diện tích canh tác được phục vụ tưới tiêu thuỷ lợi, điện đường trường trạm được nâng cấp và kiên cố hoá kể cả hệ thống giao thông nội đồng, phần lớn các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, trạm y tế đạt tiêu chuẩn quốc gia, gần 70% số hộ dân Thái Bình ở khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch, đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân được quan tâm, chăm sóc, nâng cao, bộ mặt nông thôn Thái Bình từng bước được cải thiện rõ rệt.
Một số hạn chế, yếu kém của Thái Bình khi giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời gian qua:
Việc triển khai thực hiện qui hoạch phát triển nông nghiệp đạt kết quả thấp do ngân sách đầu tư hạn hẹp, nhiều cơ sở còn lúng túng trong việc xây dựng qui hoạch và tổ chức sản xuất hàng hoá nông nghiệp tập trung.
Sản xuất nông nghiệp phát triển chưa vững chắc, qui mô còn nhỏ, phân tán, chưa tạo được khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn có chất lượng để phcụ vụ chế biến. Hiệu quả sản xuất, sức cạnh tranh của sản phẩm thấp, việc chế biến, tìm thị trường tiêu thụ nông sản, sản phẩm hàng hoá làng nghề gặp khó khăn.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu công nghệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Một số nghề, làng nghề sản xuất thiếu ổn định, tình trạng ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề bức xúc.
Thái Bình đang hết sức chú trọng quán triệt, triển khai, thực hiện nghị quyết trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với các nhiệm vụ và giải pháp sau:
Một là, chuyển mạnh nông nghiệp, thuỷ sản sang sản xuất hàng hoá tập
trung với qui mô lớn, nâng cao giá trị, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Hai là, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông
thôn, củng cố hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.
Ba là, đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật công
nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học vào sản xuất.
Bốn là, tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.
Năm là, tập trung xây dựng mô hình điểm về nông thôn mới và xây dựng
qui hoạch nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Phước
Bình Phước là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng tiềm năng phát triển kinh tế Đông Nam Bộ, nhưng xuất phát điểm của Bình Phước lại thấp hơn so với các tỉnh khác trong khu vực. Hơn nữa, trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, nông nghiệp vẫn chiếm số lượng lớn, trong khi công nghiệp và dịch vụ lại phát triển chưa cao.
Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua được xác định là đúng hướng, nhưng tỷ trọng nông, lâm nghiệp bình quân mỗi năm mới giảm 1,58%, trong khi tỷ trọng lĩnh vực công nghiệp - xây dựng bình quân mỗi năm chỉ tăng được 1,33%. Đến cuối năm 2007, ngành nông, lâm nghiệp
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII đánh giá, trong cơ cấu ngành nông nghiệp tuy có chuyển dịch nhưng không đáng kể, chăn nuôi hầu như không có chuyển biến. Sản xuất nông nghiệp dù đạt nhiều đột phá và thành tựu, nhưng về tổng thể, vẫn là sản xuất quy mô nhỏ và manh mún, chậm ứng dụng công nghệ, nếu có cũng còn rất khiêm tốn, dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế chưa cao. Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong lĩnh vực nông nghiệp, bình quân giai đoạn 2006 - 2008, mỗi năm tăng 10,77%, nhưng cơ cấu chủ yếu vẫn là trồng trọt 93%, chăn nuôi 6,85%, dịch vụ nông nghiệp chỉ mới đạt 0,15%. Thu nhập của người dân vùng nông thôn còn thấp, vốn tích lũy để tái đầu tư không nhiều, vấn đề tái đầu tư chủ yếu tập trung ở khu vực kinh tế trang trại, nhờ có thu nhập cao từ hiệu quả ứng dụng khoa học - công nghệ tương đối tốt.
Việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân ở Bình Phước còn một số mặt hạn chế. Đó là, trong những năm gần đây, cùng với quá trình đô thị hóa nông thôn, việc quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng tác động và ảnh hưởng đến nông nghiệp. Cùng với nhu cầu tất yếu cần đẩy mạnh công nghiệp - dịch vụ và phát triển thị trấn, thị tứ từ vùng nông thôn trước đây, người dân chưa chuẩn bị tốt tâm lý, tư thế để sống chung với tốc độ đô thị hóa. Tình trạng thất nghiệp trong nông thôn tăng lên. Lao động ở nông thôn đang theo hướng dịch chuyển ra khỏi sản xuất nông nghiệp, người dân tìm những công việc không chính thức, không ổn định, lao động thủ công là chủ yếu. Một trong những nguyên nhân là do trình độ dân trí còn thấp và công tác đào tạo nghề của tỉnh còn nhiều bất cập, người dân thiếu tích cực, chưa chủ động trong việc học nghề. Ước đến hết năm 2008 số lao động được đào tào mới đạt 25%.
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, thị trường hóa và toàn cầu hóa đồng thời diễn ra cùng lúc, đã tác động mạnh mẽ đến khu vực nông thôn.
Trong khi đó, lao động có tay nghề ở khu vực nông nghiệp của Bình Phước vừa thiếu, vừa yếu; sản phẩm nông nghiệp trong tỉnh chưa tạo lợi thế cạnh tranh, chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường; mối liên kết phối hợp giữa “4 nhà” (Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) chưa thật sự phát huy đúng tầm. Sản xuất nông nghiệp của người dân còn mang tính tự phát cao, cây trồng nào mất giá thì phá bỏ để trồng loại cây có giá, tình trạng này liên tiếp diễn ra; người dân và kể cả doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn nặng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Giải pháp trọng tâm trong thời gian tới của Tỉnh:
Quán triệt tinh thần Nghị quyết trung ương 7 - khoá X của Đảng và xác định nông dân là “nhân vật chính” trong bức tranh kinh tế - xã hội nông thôn và nông nghiệp của tỉnh, Bình Phước với mục tiêu hướng về nông dân, vì nông dân phục vụ, đặt chiến lược tăng trưởng bền vững gắn với các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm công bằng xã hội, nhất là công tác giảm đói nghèo ở khu vực nông thôn được đặt lên ưu tiên hàng đầu.
Xuất phát từ ý nghĩa và mục tiêu trên, qua phân tích, đánh giá thực tiễn, vấn đề đặt ra đối với Bình Phước là tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh một số giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn trong những năm tiếp theo, cụ thể:
Một là, giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn ở Bình Phước phải phù
hợp với điều kiện địa lý tự nhiên và thế mạnh của tỉnh, trước hết là đất đai, lao động; nâng cao ý thức tự lực tự cường, chuẩn bị tốt tâm thế cho nhân dân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa vùng nông thôn và thị tứ, xây dựng nông thôn hòa thuận, ổn định, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú.
Hai là, hoàn thành cơ bản việc rà soát, bổ sung quy hoạch đất đai, quy
đất rừng nghèo kiệt thành vùng trồng cây công nghiệp, bảo đảm độ che phủ rừng, tạo công ăn, việc làm cho người dân lao động, nhất là đồng bào dân tộc.
Ba là, quy hoạch xây dựng nông thôn gắn với quy hoạch phát triển đô
thị; thực hiện chuyển dịch cơ cấu và công nghiệp hóa nông, lâm nghiệp; chú trọng phát huy quỹ đất sản xuất hiện có, nâng cao hiệu quả canh tác, hiệu quả kinh tế trên một héc-ta diện tích sản xuất. Đi liền với vấn đề chuyển dịch cơ cấu theo tỷ trọng công - nông - dịch vụ sẽ chú trọng nghiên cứu chuyển giao, áp dụng khoa học - công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp.
Bốn là, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn của
tỉnh, tạo bước đột phá trong việc xây dựng nông thôn mới. Trước hết, coi phát triển giao thông nông thôn là điều kiện tiên quyết để thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy tiêu thụ nông sản của nhân dân; quan tâm xây dựng hệ thống thủy lợi vừa và nhỏ bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Năm là, phát triển chăn nuôi đại gia súc, đa dạng ngành nghề nông, lâm
nghiệp gắn với công nghiệp chế biến các loại nông sản có lợi thế của tỉnh để xuất khẩu. Tập trung phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn, đẩy mạnh cơ khí hóa nông nghiệp cùng với quá trình tích tụ ruộng đất, tránh để sản xuất manh mún như hiện nay. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình kinh tế trang trại, chú trọng đào tạo nghề cho nông dân thông qua nhiều hình thức như: chương trình khuyến nông ….
Sáu là, phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển văn hóa - xã
hội, giải quyết đồng bộ các vấn đề của nông thôn như: các thiết chế văn hóa, chăm sóc sức khỏe nhân dân, đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao vai trò, vị trí của người phụ nữ nông thôn, quan tâm đến vấn đề bảo hiểm nông nghiệp đối với cây trồng, vật nuôi, …
Bảy là, quán triệt vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn tỉnh, phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị đối với vấn đề này, trong đó, cần khẳng định vai trò của Hội Nông dân gắn bó mật thiết với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.