Thực trạng tình hình nông dân Hà Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Vấn đề tam nông ở tỉnh Hà Nam hiện nay (Trang 39)

7. Bố cục nội dung của luận văn

2.1.2. Thực trạng tình hình nông dân Hà Nam hiện nay

Trong “tam nông”, nông dân được coi là vấn đề hạt nhân, là vấn đề chính trị lớn nhất hiện nay. Nông dân luôn luôn là lực lượng chính trị quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến những diễn biến của trào lưu lịch sử, đến sự hưng vong của toàn dân tộc.

Tại Hà Nam, bộ mặt nông thôn, đời sống nông dân, kể cả miền núi, vùng dân tộc thiểu số, từng bước được cải thiện, các chương trình giúp đỡ nông dân của các cấp chính quyền và nhà nước dần dạt được hiệu quả rõ rệt.

Đầu năm 2012, các cấp hội nông dân ở Tỉnh đã tổ chức cho hộ hội viên nông dân đăng ký hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp; tổng số có 133.000 hộ

đăng ký, đạt 110% kế hoạch. Cuối năm tổ chức bình xét có 122.000 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, đạt 102% kế hoạch.

Nông dân trong Tỉnh tích cực thi đua lao động sản xuất, kinh doanh, nhằm tăng thu nhập cho gia đình, cải thiện đời sống. Các điển hình phát triển kinh tế - xã hội của nông dân trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh tổng hợp tiếp tục được duy trì và nhân rộng. Mỗi cơ sở của hội nông dân trong Tỉnh đã xây dựng được một mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình kinh tế hộ, chi hội. Cụ thể: 25 mô hình phát triển đa canh; 8 mô hình nuôi con đặc sản; 36 mô hình cây trồng; 30 mô hình chăn nuôi; 15 mô hình phát triển ngành nghề; Riêng vụ đông mỗi cơ sở xây dựng mô hình ở chi hội trồng cây vụ đông; Cấp tỉnh xây dựng mô hình gieo lúa tại xã Nhân Chính – huyện Lý Nhân, các mô hình đều đem lại năng suất, hiệu quả và được nông dân đồng tình nhân rộng.

Về tình hình phong trào nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới trong Tỉnh: đây được coi là phong trào chủ yếu của Hội nông dân Hà Nam giai đoạn 2009 – 2013. Các cấp hội chủ động đăng ký với ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới với 264 việc, cụ thể: dồn đổi ruộng đất ở 25 chi hội; chỉnh trang nhà ở khu dân cư 19 chi, xây dựng hạ tầng: đường, nhà văn hóa…, 148 hộ làm đệm lót sinh học; chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật…; giúp hộ nông dân thoát nghèo… Kết quả: đã vận động nông dân đóng góp trên 183,6 tỷ đồng, hiến 3304m2 đất ở, 56.817m2 đất vườn, trên 2000 cây ăn quả; 133,2m2 nhà ở và trên 9000m2 các công trình khác… để làm hạ tầng nông thôn: 776,6 km đường giao thông nông thôn, 9,93 km kiên cố hóa kênh mương và 17,47 km đường trục chính nội đồng và nhiều công trình công cộng như: nhà văn hóa thôn (90 nhà), nhà văn hóa xã, trạm y tế xã, trường học các cấp.

Trong công tác dồn điền đổi thửa: nông dân trong Tỉnh tích cực tham gia xây dựng Đề án dồn đổi ruộng đất gắn với quy hoạch lại đồng ruộng. Toàn Tỉnh đã có 42 xã đã xây dựng đề án, trong đó có 19 xã đã phê duyệt đề án; các xã còn lại đang triển khai xây dựng đề án.

Từ phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu điển hình trong phát triển kinh tế, hiến đất, công trình, tích cực đi đầu trong đóng góp ngày công, tiền và dồn điền đổi thửa, trong áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như: sử dụng đệm lót sinh học, trồng nấm, cây hàng hóa xuất khẩu… được các cấp ủy đảng, chính quyền và hội tuyên dương.

2.1.3. Hiện trạng nông thôn Hà Nam

Trong “tam nông”, nông thôn là vấn đề xã hội lớn nhất. Nó là biểu hiện tổng hợp sự phát triển của vấn đề nông nghiệp và nông dân. Sau gần 17 năm tái lập, vấn đề xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam đã đạt được những bước phát triển quan trọng. Cơ sở kinh tế ở nông thôn là nông nghiệp đã chuyển dần sang sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là bước chuyển cơ bản làm thay đổi cấu trúc kinh tế - văn hóa – xã hội ở nông thôn Hà Nam, tạo động lực xây dựng nông thôn mới. Kinh tế ở nông thôn đã góp phần vào giải quyết vững chắc vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm trên phạm vị toàn Tỉnh; bước đầu hình thành các vùng chuyên môn hóa sản xuất tập trung, kết hợp nông nghiệp với công nghiệp.

Lĩnh vực xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn – tiền đề để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa luôn được Tỉnh ủy và các Sở, Ban ngành quan tâm. Vì vậy, trong những năm qua, bộ mặt nông thôn Hà Nam đã có nhiều thay đổi: 100% số xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã, hơn 98% số hộ đã sử dụng điện lưới quốc gia, 77% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh, 100% xã có trạm y tế, trường tiểu học, 95% số xã có trường mẫu giáo…

Đường giao thông nông thôn được xây dựng và nâng cấp cả về số lượng và chất lượng. Sự phát triển mạnh mẽ giao thông nông thôn với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã góp phần thu hút đầu tư về khu vực nông thôn, tạo công ăn, việc làm, xóa đói, giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn Hà Nam.

Trong xu thế phát triển hiện nay, Hà Nam chủ trương sẽ xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, giai cấp nông dân giàu có, hạnh phúc, một nông thôn mới văn minh hiện đại. Xây dựng nông thôn mới là vì con người, vì lợi ích con người và sự phát triển con người, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.

2.2. Kết quả việc giải quyết vấn đề “tam nông” ở Hà Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Thực hiện Nghị quyết số 26 – NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Tỉnh ủy Hà Nam đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị xã hội từ tỉnh đến cơ sở tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc và đã đạt được một số kết quả bước đầu, góp phần tích cực cải thiện đời sống nhân dân ở nông thôn, giữ vững an ninh chính trị và trật tự toàn xã hội ở địa phương.

2.2.1. Tình hình chung về “tam nông”

Trong giai đoạn 5 năm (2008 – 2012), tình hình nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên địa bàn tỉnh đã có nhiều khởi sắc. Sản xuất nông nghiệp ổn định ở mức cao, góp phần tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục giữ vai trò mặt trận hàng đầu. Năng suất lúc bình quân đạt gần 12 tấn/ha/năm. Hiện nay, bình quân lương thực đầu người của tỉnh là 540 kg/người/năm, cao hơn bình quân chung của cả nước là 60 kg. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với tiêu thụ sản

phẩm. Tỷ trọng công nghiệp tăng dần từ 44% (năm 2008) lên 51,3% (năm 2012); nông nghiệp giảm từ 25,6% xuống còn 18,4% (năm 2012), nhưng tổng sản lượng lương thực cả năm tăng từ 455 ngàn tấn (năm 2008) lên 467,4 ngàn tấn (năm 2012). Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ngày càng được đầu tư nâng cấp, trong đó có nhiều công trình thủy lợi đầu mối quan trọng như: Công trình thủy lợi Tắc Giang – Âu thuyền Phủ Lý, trạm bơm Yên Lệnh (huyện Duy Tiên), trạm bơm Như Trác (huyện Lý Nhân)…

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về việc làm, thu nhập và đời sống, nhưng con người Hà Nam nói chung và nông dân Hà Nam nói riêng vẫn phát huy truyền thống cần cù, chịu khó, lao động sáng tạo, có tinh thần khắc phục khó khăn, có ý chí vươn lên trong cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đặc biệt là các vùng nông thôn; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự toàn xã hội.

2.2.2. Những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực cụ thể

2.2.2.1. Đối với phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

Về trồng trọt: ngành nông nghiệp – phát triển nông thôn chủ động phối

hợp với các ngành, đoàn thể vận động nông dân tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa cơ giới hóa vào các khâu gieo cấy và thu hoạch để giảm chi phí, tăng thu nhập cho người nông dân. Tỉnh đã triển khai việc hỗ trợ kinh phí thực hiện các Đề án phát triển cây trồng hàng hóa giai đoạn 2008 – 2012 đạt gần 7 tỷ đồng; đồng thời đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống, cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích, đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào gieo trồng. Đảm bảo diện tích trồng lúa đạt 35.000 ha/vụ/năm, sản lượng lương thực đạt 450 ngàn – 470 ngàn tấn/năm.

Về lâm nghiệp: công tác quy hoạch lại diện tích rừng, đất lâm nghiệp đên địa bàn toàn tỉnh được tổ chức chặt chẽ. Phân định ranh giới giữa rừng phòng hộ bảo vệ môi trường với khu vực quy hoạch khai thác khoáng sản. Phát triển kinh tế đồi rừng theo hướng trồng cây lấy gỗ, cây ăn quả. Hàng năm, toàn tỉnh trồng mới được 350 ngàn – 400 ngàn cây phân tán các loại, góp phần tích cực vào việc cải tạo môi trường sống, bảo vệ đồng ruộng và tăng thu nhập cho nông dân.

Về chăn nuôi thú y và nuôi trồng thủy sản: công tác quản lý dịch bệnh,

kiểm tra, kiểm soát các hoạt động chăn nuôi, tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm được tổ chức triển khai làm tốt. Vì vậy, những năm qua trên địa bàn toàn tỉnh, ngành chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định, tỷ trọng giá trị chăn nuôi thủy sản trong nông nghiệp đạt trên 40%. Tốc độ tăng trưởng nông, lâm nghiệp, thủy sản bình quân đạt 4%/năm (đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVII đề ra). Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển chăn nuôi thủy sản giai đoạn 2008 – 2012 của tỉnh, với tổng kinh phí hỗ trợ các khu chăn nuôi tập trung là 4,5 tỷ đồng.

2.2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển ngành nghề, mở rộng dịch vụ ở nông thôn

Các làng nghề hiện có đều được mở rộng quy mô; khôi phục các làng nghề yếu kém, phát triển các ngành nghề mới; quy hoạch sử dụng đất ở các xã, thị trấn để tạo mặt bằng khuyến khích phát triển các loại hình hợp tác xã. Hiện nay toàn tỉnh đã hỗ trợ thành lập 14 hợp tác xã chuyên ngành, hợp tác xã dịch vụ tổng hợp, ít thành viên; hỗ trợ doanh nghiệp nông thôn, nhất là các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến nông, lâm thủy sản, sử dụng nguyên liệu thu hút lao động tại chỗ; hỗ trợ các doanh nghiệp dịch vụ vật tư, quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Trong toàn tỉnh hiện có 163 làng nghề và làng truyền thống được công nhận. Từ đó, góp phần tích cực vào

việc giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn. Số người trong độ tuổi lao động tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp là 100.150 người (gần 25% tổng số người trong độ tuổi lao động). Số hộ tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp là 36.500 hộ (18,43% tổng số hộ. Năm 2012, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt 1804,1 tỷ đồng, tăn 17,8% so với năm 2011.

Đi đôi với công tác phát triển ngành nghề, dịch vụ, việc tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn cho mọi người dân sản xuất ngành nghề và công tác bảo vệ môi trường cũng được quan tâm đúng mức. Khuyến khích việc áp dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, áp dụng cơ giới hóa vào khâu thu hoạch để nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí và tổn thất sau thu hoạch, tăng thu nhập cho nông dân.

Công tác khuyến nông đã được các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở quan tâm kiện toàn, củng cố nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Đến nay, các huyện đều có trạm khuyến nông; các xã, thị trấn đều có cán bộ khuyến nông cơ sở. Công tác khuyến nông đã góp phần chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới ứng dụng vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao; xây dựng nhiều mô hình điểm nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học vào sản xuất; như sản xuất lúa chất lượng, rau an toàn, cải tạo đàn lợn, phát triển quy mô đàn bò sữa, mở rộng khu nuôi trồng thủy sản theo hướng đa canh, thâm canh cao.

2.2.2.3. Xây dựng hạ tầng nông thôn

Hàng năm, tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai kế hoạch làm thủy lợi, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, kênh mương tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp đủ nước cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Đến nay, cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Các cấp ngành chỉ đạo làm tốt công tác xử lý, tu bổ đê điều; phòng, chống lụt, bão; triển khai phương án phân lũ, phương án cứu hộ, cứu nạn. Khuyến khích các

doanh nghiệp đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác các công trình nước sạch tập trung ở nông thôn. Thời gian qua, toàn tỉnh có 12 công trình cung cấp nước sạch tập trung được cải tạo và xây dựng mới, góp phần tích cực vào việc nâng cao tỷ lệ hộ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh từ 78% (năm 2011) lên 81% (năm 2012).

2.2.2.4. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân; đảm bảo an ninh nông thôn

Từ cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 15 – QĐ/UB về cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động; xóa đói, giảm nghèo; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, dân số, giảm tỷ lệ sinh, nhất là vùng nông thôn. Bình quân hàng năm (2010 – 2012) có trên 15.600 lượt người được đào tạo nghề; giải quyết việc làm mới cho 16.876 lao động, trong đó xuất khẩu lao động là 1.400 người. Từ đó, góp phần tích cực vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo hiện nay còn 8,83%.

Công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân đã được các cấp, các ngành duy trì nền nếp, không để phát sinh “điểm nóng”. Từ năm 2010 – 2012, toàn tỉnh đã tiếp 10.122 lượt người, tập trung giải quyết có hiệu quả 523/594 vụ việc (88,04%). Qua đó, góp phần tích cực vào việc ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, nhất là an ninh nông thôn.

2.2.2.5. Xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Nghị quyết số 26 – NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ về xây dựng nông thôn mới, tỉnh đã xây dựng kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn. Giai đoạn 2009 – 2011, lựa chọn 05 xã làm điểm trước để rút kinh

nghiệm. Sau đó, tiếp tục lựa chọn 23 xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015. Đến nay, các địa phương đã tiếp nhận 152.286,4 tấn xi măng hỗ trợ của tỉnh, đã sử dụng 145.455,7 tấn và đã triển khai làm được 855,7 km đường giao thông nông thôn; 27,52 km đường nội đồng, kiên cố hóa 12,85 km kênh mương. Đặc biệt, một số công trình được các địa phương quan tâm triển khai đã hoàn thành nhiều hạng mục công trình như nhà văn hóa thôn (118 nhà), nhà văn hóa xã (9 nhà), trạm y tế xã (13 trạm), trụ sở UBND xã (10 trụ sở), trường học các cấp (755 phòng), 3 chợ nông thôn và đang triển khai

Một phần của tài liệu Vấn đề tam nông ở tỉnh Hà Nam hiện nay (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)