7. Bố cục nội dung của luận văn
3.2.6. Đổi mới và hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với các tổ chức kinh tế
xã hội trong ngành nông nghiệp
Cụ thể hoá những nội dung cơ bản của Luật hợp tác xã sửa đổi thông qua vào tháng 11 năm 2003 tạo khung pháp lý phù hợp hơn cho các hợp tác xã tiếp tục phát triển trong điều kiện mới nhằm phát triển mạnh hơn nữa kinh tế tập thể trong những năm tới.
Để đưa các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh thoát ra khỏi yếu kém, nhiều chuyên gia ngành nông nghiệp cho rằng, trước hết cần rà soát, phân loại, xử lý các tồn đọng của các hợp tác xã nông nghiệp cũ, để tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ các hợp tác xã nông nghiệp chuyển đổi có hiệu quả. Đối với các hợp tác xã yếu kém không có khả năng hoạt động nên giải thể. Bên cạnh các giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền Luật hợp tác xã, xây dựng các mối liên hệ "4 nhà" (Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân), đồng thời tiến hành tổng kết đánh giá các mô hình hợp tác xã nông nghiệp làm ăn khá rồi nhân ra diện rộng. Các hợp tác xã cũng cần sớm chấn chỉnh, đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý và phương thức hoạt động. Đồng thời đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ hợp tác xã và xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh theo hướng đa dạng hóa ngành nghề gắn với lợi ích của xã viên.
Tỉnh cần sớm có chính sách hỗ trợ như tạo điều kiện về mặt bằng làm trụ sở, xây dựng cửa hàng, kho bãi giúp các hợp tác xã nông nghiệp có mặt bằng làm việc và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Bởi hiện nay còn tới 40% hợp tác xã nông nghiệp không có trụ sở làm việc, phải làm nhờ uỷ ban nhân dân xã hoặc trú tạm trong các công trình công cộng rất
khó hoạt động. Trong quá trình phân bổ vốn đầu tư, Tỉnh nên dành một nguồn kinh phí từ ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua các hợp tác xã nông nghiệp và ưu tiên đầu tư cho những vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh lớn. Chính quyền cơ sở cũng cần hỗ trợ, giúp đỡ theo hướng lấy hợp tác xã nông nghiệp làm cầu nối giữa Nhà nước với nông hộ trong việc thực hiện các dự án, làm đại lý cung ứng vật tư, giống, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân. Nếu giải quyết tốt những vấn đề trên, số hợp tác xã nông nghiệp yếu kém sẽ bứt phá đi lên, sản xuất, kinh doanh hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn ngày càng phát triển.
Tăng cường củng cố các hợp tác xã, quan tâm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hợp tác xã. Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất để các hợp tác xã hoạt động hiệu quả.
Củng cố các khu sản xuất làng nghề tập trung, tăng cường hỗ trợ, tư vấn về khoa học công nghệ để có thể tạo ra sản phẩm có chất lượng, có thương hiệu uy tín, có điều kiện phát triển bền vững không gây ô nhiễm môi trường.
Kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp hiện có, xây dựng phương án củng cố, sắp xếp lại và giải thể các cơ sở làm ăn kém hiệu quả.
Nhà nước cần bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với Hội Nông dân cả về tổ chức, cán bộ, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn trong mối quan hệ với các ngành các cấp trong hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ cán bộ công chức có năng lực, phẩm chất và tâm huyết với nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Nâng cao vai trò của Hội nông dân trong phát triển bền vững vấn đề “tam nông”. Yêu cầu đó không xuất phát từ ý muốn chủ quan của Hội Nông
dân mà là đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển nông nghiệp hàng hoá theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước do Đảng ta lãnh đạo.
Để thực hiện vai trò quan trọng đó, giải pháp cơ bản của Hội Nông dân Tỉnh trong giai đoạn hiện nay là quán triệt sâu sắc vai trò trung tâm, nòng cốt của Hội trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn theo quan điểm của Tỉnh ủy. Từ đó Hội Nông dân Tỉnh cần xây dựng phương án tổ chức, hoàn thiện bộ máy, đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành các hoạt động của hệ thống tổ chức Hội các cấp theo hướng: nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ Hội để đáp ứng được yêu cầu giản quyết vấn đề “tam nông” thực sự có hiệu quả. Hội Nông dân các cấp trong Tỉnh cũng phải là nòng cốt trong vấn đề “tam nông”, có vai trò chủ yếu trong tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ hội viên, hộ nông dân toàn Tỉnh phát triển sản xuất nông sản hàng hoá gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại, xóa đói giảm nghèo, xây dựng, nhân rộng các mô hình nông dân sản xuất giỏi làm giàu cho gia đình và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.